Thời gian ngưng đọng tại 1985 Cafe
Ấn tượng về cái tên xưa cũ khiến tôi chẳng muốn ghé bước, song những tổ chim nhiều màu sắc, những bộ bàn ghế thấp, khung cửa kính cao cao… đã mời gọi tôi vào bên trong lúc nào không hay.
Lật giở trang đầu tiên của thực đơn, những dòng ghi chú giải thích tên quán đập vào mắt khiến tôi không nén nổi tò mò. Ngoài việc 1985 là năm sinh của hai người chủ, quán còn muốn giúp thực khách hình dung được sau nạn đói 1945 và 10 năm giải phóng, ẩm thực thế nào con người và phương tiện di chuyển biến đổi ra sao trong ngần ấn năm. Những dòng chú thích này được diễn đạt bằng văn phong trẻ trung khiến mọi người bật cười vui vẻ.
Ấn tượng tiếp theo là ngoài thực đơn khá phong phú, giá các món cực rẻ, chỉ từ 12.000 – 30.000 đồng.
Không bề thế như cà phê Du Miên, Miền Đồng Thảo, Tino Garden, cũng không be bé tổ chim như Ngôi nhà số 7, hay Vừng ơi mở… song 1985 đủ rộng để mang đến cho thực khách nhiều không gian, nhiều góc ngồi phù hợp với từng tâm trạng, từng đối tượng.
Đó có thể là góc ngồi ngay dưới sân khấu với chỉ duy nhất chiếc đàn ghi ta gỗ, hay những bộ bàn ghế cao phù hợp cho những cuộc gặp mặt nghiêm túc. Còn nếu tìm nơi đảm bảo các tiêu chí mát mẻ, yên tĩnh, đầy sức sáng tạo để thả mình trong âm nhạc, trong sách báo hay công việc thì lầu hai của quán với những chiếc bàn thấp, đệm ngồi là lựa chọn không tồi.
Không những vậy, 1985 còn là sự pha trộn giữa những trường phái đối lập nhau, sự trẻ trung năng động và chút yên tĩnh, lắng đọng những mảng màu rực rỡ của tổ chim, đĩa gỗ và các mảng tường giấy báo đen trắng. Cái thú vị ấy còn đến từ chiếc tủ kính trưng bày những bộ lens tạo nên sự ghen tỵ của các tay mê chụp ảnh. Đó là bởi một trong hai chủ nhân của quán là nhiếp ảnh gia nổi tiếng Đình Dzũ.
Ngoài không gian thú vị, quán còn “chiêu đãi” khách chiếc bát con đựng đầy những hạt gạo rang và bắp nổ. Tuy không đáng giá nhưng việc vừa đọc sách hay nói chuyện với bạn bè, vừa nhấm nháp món quà vặt thơm thơm, giòn giòn vui miệng trong tiếng nhạc dịu nhẹ, thỉnh thoảng lại nhấp giọng với món nước yêu thích, cuộc sống trở nên thi vị và đáng giá hơn bao giờ hết.
* Địa chỉ: 7a/67 Thành Thái, Q.10, TP.HCM
Video đang HOT
Và “chai nước cà rốt” đi lạc giúp cuộc trò chuyện thêm xôm tụ.
HUỲNH HẰNG
Theo Infonet
Ẩm thực vỉa hè
Có lẽ không nơi đâu có được sự phục vụ thân thiện như quán vỉa hè, nơi đó người ăn không khe khắt, người bán cũng chẳng đòi hỏi quá cao. Quán ngoài đường không cần quảng cáo mà tên tuổi đã gắn liền với tên món ăn...
Từ gánh đến xe
Nói đến món ăn đường phố thì không thể nói hết một ngày một bữa, đó là một thế giới ẩm thực dân dã đặc biệt. Và không phải ngẫu nhiên mà người ta có thói quen chọn ăn quà ngoài phố, dễ thường có cầu mới có cung. Đầu tiên có thể kể về hàng gánh. Với gánh hàng kĩu kịt trên vai, người bán vừa đi vừa rao dọc các con phố, luồn lách vào tận hẻm sâu. Hàng đem bán đôi khi chỉ là dăm củ khoai mì, vài quả cóc, bịch chuối khô hay vài ốp bánh tráng muối tôm, một nồi tào phớ, một xoong cháo sườn hoặc vài niêu cơm rượu... nhưng đó là những món ăn đặc trưng của từng vùng miền. Người thường ăn quà vặt chỉ nhìn vào đôi quang gánh đầy ắp số hàng hóa kia là có thể nói lên được quê người bán ở đâu, người bán hàng ở khu phố nào, miền nào. Miền nào thức nấy, đó chính là sự hấp dẫn của các món ăn đường phố.
"...Tâm lý người ăn đôi khi cũng mâu thuẫn, người thì chọn không gian yên tĩnh kẻ lại ưa thích sự náo nhiệt ồn ào, vì vậy mà hình thành thói quen ngồi quán cóc vỉa hè. Thêm vào đó có cảm tưởng rằng hình như chỉ ngồi quán vỉa hè, người ta mới cho phép mình trút bỏ hết mọi rào cản suy nghĩ, lối sống và vai vế trong xã hội... "
Không chỉ có những gánh hàng rong mang món ăn vặt đi khắp thị thành, những chiếc xe kéo, xe đạp, xe đẩy tự chế cũng làm phận sự mang hàng ăn đi khắp nơi. Quen thuộc đến nỗi người muốn ăn chỉ cần đứng đợi ở góc phố nào đó, đúng giờ đó hàng quán lưu động kia sẽ xuất hiện. Sự chờ đợi đôi khi lại chính là hạt nêm cho món ăn thêm đậm đà và giữ lại hoài trong ký ức. Chưa chắc các món ăn mong đợi đó đã ngon nhưng độc đáo và nhớ mãi lại là sự khao khát được nếm lại hương vị của quê nhà, của một thời đã qua.
Cũng không phải tình cờ mà thực khách duy trì thói quen ăn ngoài phố. Từ gánh hàng rong cho đến những quán ăn có đẳng cấp, thôi thì đủ các món, bao giờ cũng chọn những nơi có phố xá rộng rãi, vỉa hè thông thoáng tiện lợi cho thực khách tạt ngang vào hoặc chí ít vỉa hè cũng đặt được dăm chiếc bàn lộ thiên. Cái sự mát mẻ của khí trời, thoáng đãng của không gian, náo nhiệt của phố phường là ngọn lửa tiếp thêm cho các món ăn ấy.
Âm thanh cuộc sống
Một trong những thú ăn ngoài đường phải nói đến là sự thoải mái hưởng thụ mọi âm thanh cuộc sống. Có ngồi vỉa hè ăn tô cháo lòng, ngắm dòng người qua lại mới thấy hết cái sự thong thả của ẩm thực vỉa hè. Có phải vừa che đầu vừa bưng bê đĩa gỏi cuốn chạy vào hàng hiên trú mưa mới thấy hết cái sự vất vả mà... vui của món ăn đường phố. Còn nhiều lắm những điều thú vị của ngồi ăn ngoài đường. Một khu phố ăn uống quy mô bao giờ các bàn ăn ở phía ngoài đường cũng được thực khách chọn ngồi đầu tiên. Những quán ăn nào có nhiều không gian mở nhất đều được nhớ đến như một địa điểm thư giãn đặc sắc.
Tâm lý người ăn đôi khi cũng mâu thuẫn, người thì chọn không gian yên tĩnh kẻ lại ưa thích sự náo nhiệt ồn ào, vì vậy mà hình thành thói quen ngồi quán cóc vỉa hè. Thêm vào đó có cảm tưởng rằng hình như chỉ ngồi quán vỉa hè, người ta mới cho phép mình trút bỏ hết mọi rào cản suy nghĩ, lối sống và vai vế trong xã hội. Ai cũng như ai, thân thiện và bình dị như hàng xóm láng giềng.
Thương hiệu đặc biệt
Những người thích ăn hàng ở phố có lẽ sẽ quen thuộc với những hàng quán nổi tiếng như khu ẩm thực Nguyễn Thái Bình, khu ăn ốc chợ đêm Bến Thành, khu sủi cảo Ngô Quyền,... ở Sài Gòn hay khu bún ốc Hồ Tây, khu ốc cay - nghêu sò - nem chua Giảng Võ, bánh đa trộn Bà Triệu, hàng bún Lê Ngọc Hân, chè xoài Nguyễn Trường Tộ và gần đây có thêm bún chửi Ngô Sĩ Liên... ở Hà Nội. Ngẫm nghĩ không ở đâu có được sự phục vụ bình dị như quán vỉa hè, nơi đó người ăn không khe khắt, người bán cũng chẳng đòi hỏi quá cao. Quán ngoài đường cũng chẳng cần quảng cáo mà tên tuổi đã gắn liền với tên món ăn, thực khách tuổi nào cũng đã không ít lần tự đặt tên cho hàng ăn đường phố.
Đôi khi hình dáng của người bán cũng làm nên thương hiệu, ví dụ như quán bà V. mập, quán ông T. râu, quán chú S. đầu bạc... Vỉa hè còn là nơi xuất phát những kiểu cách chạy bàn độc đáo hoặc những câu nói bất hủ kiểu "15 nghìn một bát ăn mấy bát thì tự tính ra tiền"! Người ta chọn ăn ngoài phố không chỉ vì ngon, bổ, rẻ trong thời giá đắt đỏ mà còn vì một thói quen không bỏ được của tình yêu cuộc sống: lắng nghe phố xá thị thành.
Theo Tạp chí làm đẹp
Mùa nóng giải nhiệt với hai món bún tuyệt ngon Quán nhỏ xinh, nằm trên con đường yên tĩnh có cái tên khá thơ: Hát Giang, ngay khu vực sân bay, vốn từ lâu nổi tiếng như một "Litle Hà Nội" giữa lòng Sài Gòn và "thiên đường" các món ăn xứ Bắc. Cách bài trí giản đơn với bàn ghế hoàn toàn bằng tre, tường màu kem mát mắt, trong một khu...