Thời gian làm thêm của người lao động không quá 60 giờ/tháng
Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã nhận được nhiều phản ánh của các doanh nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp về thực trạng hoạt động sản xuất, đặc biệt là những khó khăn về lực lượng lao động, mong muốn được thỏa thuận làm thêm giờ để phục hồi sản xuất, làm bù cho khoảng thời gian phải ngừng việc.
Tại Điều 107 Bộ luật Lao động thì người sử dụng lao động được phép thoả thuận với người lao động làm thêm không quá 40 giờ/tháng. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN
Đại dịch COVID-19, đặc biệt là đợt dịch COVID-19 lần thứ tư ở Việt Nam diễn ra từ tháng 4/2021, đã tác động mạnh mẽ và nặng nề tới nhiều mặt của đời sống xã hội; ảnh hưởng tiêu cực đến người lao động (NLĐ) cũng như doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, cũng như các doanh nghiệp ngành du lịch, ngành dịch vụ, doanh nghiệp sản xuất trong chuỗi cung ứng nhu cầu thiết yếu.
Theo Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, trong năm 2021, đã có hàng triệu NLĐ mất việc, lao động trong các ngành kinh tế tiếp tục giảm. Lao động mất việc trong khu vực công nghiệp và xây dựng là 16,3 triệu người (chiếm 33,2%), giảm 254,2 nghìn người so với năm trước; khu vực dịch vụ là 18,6 triệu người (chiếm 37,9%), giảm 800,8 nghìn người so với năm trước; khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản là 14,2 triệu người (chiếm 28,9%), tăng 37,3 nghìn người so với năm trước.
Trong quý 4/2021, các doanh nghiệp hoạt động trở lại, tập trung đẩy mạnh hoạt động sản xuất nhằm sớm phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, tính chung cả năm 2021 thị trường lao động vẫn còn gặp nhiều khó khăn, với tỷ lệ thất nghiệp năm nay cao hơn năm trước, trong đó: Tỷ lệ thất nghiệp lao động trong độ tuổi khu vực thành thị ở mức cao là 4,42%, cao hơn 1,94% so với khu vực nông thôn; tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị là 3,33%, cao hơn 0,37% so với khu vực nông thôn.
Sau khi kết thúc giãn cách xã hội, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021, các địa phương đã trở lại trạng thái bình thường mới, thực hiện chuyển hướng chiến lược phòng, chống dịch sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19″.
Nhưng do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 xảy ra liên tục trong 2 năm qua làm hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp bị đình trệ, lao động không có việc làm và thất nghiệp tăng, sự dịch chuyển lao động lớn gây thiếu hụt lao động có trình độ kỹ thuật ở nhiều địa phương…
Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, việc hỗ trợ NLĐ và người sử dụng lao động gặp khó khăn do tác động bởi đại dịch COVID-19 là cần thiết, là giải pháp tình thế trong hoàn cảnh đặc biệt để kịp thời đáp ứng yêu cầu cấp bách hỗ trợ đời sống nhân dân, NLĐ. Hỗ trợ người sử dụng lao động ổn định, phục hồi sản xuất, kinh doanh và tạo đà phát triển trong thời gian tới; đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động và tăng sự linh hoạt việc bố trí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
Theo quy định tại Điều 107 Bộ luật Lao động thì người sử dụng lao động được phép thoả thuận với người lao động làm thêm không quá 40 giờ/tháng, đồng thời một số ngành, nghề, công việc (như dệt may, da, giày, chế biến thuỷ hải sản…) được làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ/năm.
Thực tế trên cho thấy các quy định về giới hạn làm thêm trong tháng, trong năm tại Điều 107 của Bộ luật Lao động cần phải có sự điều chỉnh trong giai đoạn ngắn để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất, NLĐ có việc làm và thêm thu nhập, ổn định lại cuộc sống.
Video đang HOT
Trong thời gian vừa qua, để kịp thời đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống dịch COVID-19, dưới sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã thực hiện nhiều giải pháp để hỗ trợ cho doanh nghiệp và NLĐ. Chính sách về làm thêm giờ cũng là một trong những giải pháp góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, NLĐ.
Chính phủ đã xây dựng Nghị quyết về thời giờ làm thêm trong 1 tháng và trong 1 năm của NLĐ và Nghị quyết này đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận, thông qua tại Nghị quyết số 17/2022/UBTVQH1 quy định: Trường hợp người sử dụng lao động có nhu cầu và được sự đồng ý của NLĐ thì được sử dụng NLĐ làm thêm giờ không quá 60 giờ/tháng và không quá 300 giờ/năm, trừ một số trường hợp.
Theo Nghị quyết số 17/2022/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trường hợp người sử dụng lao động có nhu cầu và được sự đồng ý của NLĐ thì được sử dụng NLĐ làm thêm trên 200 giờ nhưng không quá 300 giờ trong 1 năm, trừ các trường hợp NLĐ: Từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi; là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 6 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Đắk Lắk: Doanh nghiệp tìm cách tiết giảm chi phí, phục hồi sản xuất
Trong bối cảnh dịch COVID-19 kéo dài và giá cả thị trường gia tăng khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp ở Đắk Lắk gặp khó khăn nên họ tìm cách tiết giảm chi phí, phục hồi sản xuất.
Dây chuyền sản xuất tại Công ty TNHH PM Coffee, thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Trong bối cảnh dịch COVID-19 kéo dài và giá cả thị trường biến động theo hướng gia tăng, nhất là các mặt hàng thiết yếu như xăng, dầu... đã khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn.
Điều này đòi hỏi doanh nghiệp sớm tìm kiếm giải pháp phù hợp để vừa giảm chi phí sản xuất vừa hạn chế tác động xấu do biến động thị trường.
Doanh nghiệp gặp khó
Giá xăng dầu tăng cao ảnh hưởng lớn đến tất cả các ngành, nghề kinh doanh, đặc biệt trong lĩnh vực vận tải. Ông Phạm Đông Thanh, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Vận tải Ôtô An Phước, Chủ tịch Hội Doanh nhân Trẻ tỉnh Đắk Lắk, cho biết do đặc thù kinh doanh vận tải hàng hóa và dịch vụ logistics nên biến động của thị trường xăng, dầu luôn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của công ty. Với giá xăng, dầu tăng nhanh như hiện nay, chi phí sản xuất cũng tăng lên khá cao trong khi cước dịch vụ của công ty không tăng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong giai đoạn phục hồi sản xuất.
"Trong bối cảnh dịch COVID-19 kéo dài và giá cả thị trường biến động thời gian qua, các đối tác cũng rất khó khăn trong sản xuất, kinh doanh. Do đó, trước mắt công ty vẫn gồng mình bù lỗ một số đơn hàng và chưa tăng giá cước vận chuyển để phục vụ khách hàng nhằm góp phần bình ổn thị trường chung," ông Phạm Đông Thanh cho hay.
Còn theo anh Nguyễn Đình Viên, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn PM Coffee, từ cuối năm 2021 những thay đổi trong chính sách chống dịch COVID-19 đã tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp hồi phục hoạt động sản xuất kinh doanh và phía công ty cũng nhận được nhiều đơn đặt hàng từ các đối tác. Tuy nhiên, cũng trong thời điểm này những nguyên liệu gián tiếp như xăng, dầu đều tăng giá khiến chi phí sản xuất tăng cao. Theo tính toán, hiện chi phí vận chuyển hàng hóa của công ty đã tăng lên khoảng 15% và gây ra những khó khăn nhất định cho cả khách hàng lẫn phía công ty.
Khi thị trường du lịch bắt đầu khởi sắc cũng là lúc giá cả đầu vào tăng dẫn đến các doanh nghiệp làm du lịch gặp khó trong việc vừa phải đưa ra chính sách ưu đãi, dịch vụ chất lượng để kích cầu du lịch vừa cân đối mức giá để giảm ảnh hưởng của biến động thị trường.
Ông Ninh Văn Hiền, Giám đốc nhân sự Công ty Cổ phần du lịch Đắk Lắk cho biết, công ty có 6 đơn vị kinh doanh trực thuộc hầu như phải đóng cửa từ giữa năm 2021. Giai đoạn cuối năm 2021 đến nay đơn vị bắt đầu tổ chức lại hoạt động kinh doanh ở một số đơn vị kinh doanh để phục hồi kinh tế.
Tuy nhiên, hiện nay giá cả tăng cao, người đi du lịch cũng cân nhắc chi phí khi lực chọn tour, tuyến, dịch vụ để phù hợp với nhu cầu, khả năng tài chính. Phía doanh nghiệp vừa kinh doanh dịch vụ lưu trú vừa ăn uống nên sẽ chịu ảnh hưởng một phần từ vấn đề giá cả thị trường tăng cao.
Dù vậy, công ty sẽ kiên quyết không tăng giá các dịch vụ và có những ưu đãi đối với khách hành trong giai đoạn này. Đồng thời, có những giải pháp hạn chế tác động từ việc tăng giá hàng hóa để ổn định hoạt động của công ty cũng như phục vụ khách hành tốt nhất.
Vượt khó để phục hồi
Theo Chủ tịch Hội Doanh nhân Trẻ tỉnh Đắk Lắk Phạm Đông Thanh, tùy vào đặc thù sản xuất, ngành nghề kinh doanh, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng có những giải pháp nhằm cắt giảm chi phí sản xuất và tăng khả năng thích ứng với biến động của thị trường; tạo đà phục hồi tốt sau nhiều năm chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch COVID-19.
Đối với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Vận tải Ôtô An Phước, để giảm thiểu ảnh hưởng từ việc tăng giá nguyên liệu xăng, dầu và ổn định kinh doanh trong giai đoạn phục hồi kinh tế, trước mắt công ty sẽ khai thác triệt để vận chuyển hàng hai chiều nhằm tiết kiệm chi phí nguyên liệu, nhân công.
Bên cạnh đó, tập trung vào khâu đảm bảo kỹ thuật, vận hành xe an toàn nhằm tiết giảm mức tiêu hao nguyên liệu và giảm chi phí sản xuất. Về lâu dài, nếu giá cả thị trường vẫn ở mức cao, công ty sẽ tính toán và có kế hoạch tăng giá dịch vụ hợp lý.
Cùng quan điểm trên, đại diện Công ty Trách nhiệm hữu hạn PM Coffee cho biết phương châm của công ty trước hết là duy trì sản xuất ổn định, đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng cao khi ra thị trường và trước mắt vẫn giữ nguyên giá các sản phẩm để góp phần bình ổn thị trường.
Hàng hóa của Công ty TNHH PM Coffee, thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk tăng phí vận chuyển lên khoảng 15% nhưng công ty đang giữ nguyên giá sản phẩm để bình ổn thị trường chung. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Về mặt lâu dài, nếu như giá xăng, dầu vẫn ở mức cao, công ty sẽ có những tính toán cụ thể để tăng giá sản phẩm nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong khoảng thời gian nhất định cho cả khách hàng lẫn phía công ty khôi phục hoạt động kinh doanh sau thời gian dài chịu ảnh hưởng của dịch bệnh.
"Bên cạnh đó, công ty sẽ tiếp tục đa dạng hóa các sản phẩm từ càphê như mật ong hoa càphê, rượu vang càphê, rượu càphê... để gia tăng giá trị kinh tế. Đồng thời, đẩy mạnh kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử cả thị trường trong và ngoài nước. Đây sẽ là hướng đi để mở rộng và tiếp cận nhanh các đối tượng khách hàng cả trong nước và quốc tế, nhất là vừa góp phần tối ưu hóa chi phí sản xuất vừa phù hợp với xu hướng hiện nay cũng như thích ứng với biến động thị trường trong bối cảnh chi phí sản xuất cao," anh Nguyễn Đình Viên chia sẻ.
Theo Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Đắk Lắk Võ Văn Tâm, sau thời gian dài bị "đóng băng" do dịch COVID-19, hiện các doanh nghiệp du lịch tỉnh Đắk Lắk đang nỗ lực làm mới các sản phẩm du lịch để phục hồi trong thời gian tới. Tuy nhiên, biến động từ thị trường vật giá đã ảnh hưởng không nhỏ đến các đơn vị làm du lịch trong giai đoạn này. Để thích ứng với tình hình mới và tạo đà cho việc phục hồi du lịch, đòi hỏi các doanh nghiệp cần giảm chi phí đầu vào nhưng vẫn giữ và nâng cao chất lượng phục vụ.
Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Đắk Lắk cho rằng để hạn chế tác động của vấn đề giá cả gia tăng đến ngành du lịch, các đơn vị kinh doanh ở tỉnh cần tận dụng lợi thế về đất đai, khí hậu để chủ động trồng trọt, chăn nuôi, thậm chí xây dựng thành một sản phẩm du lịch trải nghiệm để tự tạo nguồn nguyên liệu phục vụ dịch vụ ăn uống.
Đồng thời, tính toán việc tăng giá các dịch vụ đảm bảo phù hợp với biến động thị trường đi kèm với nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ du lịch, từ đó tạo bước đà mạnh chuẩn bị cho giai đoạn phục hồi và phát triển du lịch trong thời gian tới.
Nhằm thực hiện mục tiêu phục hồi kinh tế-xã hội năm 2022-2023, vừa qua Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành Chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội năm 2022-2023, trong đó hướng đến mục tiêu phục hồi nhanh các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh, thúc đẩy các động lực tăng trưởng; ưu tiên một số ngành hàng lĩnh vực quan trọng, đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội đã đề ra.
Chương trình phục hồi kinh tế-xã hội với các chính sách miễn giảm thuế, phí, lệ phí và gia hạn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp tạo điều kiện để doanh nghiệp phục hồi sản xuất trong giai đoạn này. Cùng đó, triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách tín dụng ưu đãi đối với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, hỗ trợ doanh nghiệp về cơ cấu lại thời gian trả nợ và miễn, giảm lãi, phí theo quy định.
Mặt khác, tăng cường nắm bắt thông tin khó khăn về tài chính của doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ, hỗ trợ nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp phục hồi kinh tế; tích cực tìm kiếm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường trong và ngoài nước để thúc đẩy sản xuất, tăng trưởng xuất khẩu, phấn đấu trong 2 năm 2022-2023, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1.200 triệu USD/năm...
Người lao động được nghỉ 3 ngày dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và 4 ngày dịp 30/4 - 1/5 Căn cứ theo Luật Lao động mới, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ ngày 3 ngày dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và 4 ngày dịp 30/4 và 1/5. Người dân Hà Nội treo cờ vào dịp vào các ngày lễ. Theo Cục An toàn lao động (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), với ngày...