Thời gian dùng thuốc súc họng nên bao lâu?
Gần đây do lo sợ bệnh tật, đặc biệt là COVID-19, tôi lại thường xuyên dùng thuốc súc họng. Tuy nhiên, trên các lọ thuốc súc họng lại không ghi thời gian dùng trong bao lâu. Vậy xin bác sĩ cho biết thời gian dùng thế nào cho hợp lý?
Nguyễn Ngọc Anh (Hưng Yên)
Súc họng là để làm sạch khoang miệng họng (loại bỏ mảng bám, vi khuẩn…) giúp phòng ngừa bệnh, khử mùi hôi do các vi khuẩn gây ra hoặc hỗ trị điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn tại chỗ vùng mũi họng, răng miệng…
Hiện trên thị trường có rất nhiều loại thuốc súc họng khác nhau, của nhiều nơi sản xuất (trong nước và ngoài nước) với các màu sắc rất bắt mắt. Tên gọi cũng rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, thuốc súc họng thường được chia làm các loại sau: Kháng sinh (tyrothricin), sát khuẩn (givalex, betadin) và trung hoà PH (nước muối 0,9%, natribicarbonat)… Ngoài ra, tùy từng loại mà trong thành phần của thuốc súc họng còn có thêm một số chất làm dịu ho, giảm đau, giảm viêm…
Khi dịch bệnh COVID-19 xảy ra, do lo sợ nhiễm bệnh, nhiều người đã tìm đến với các loại nước súc họng với hy vọng giúp phòng ngừa bệnh. Tuy nhiên cũng không nên lạm dụng.
Đối với các thuốc súc họng được các bác sĩ kê đơn (để hỗ trợ điều trị bệnh), thời gian dùng cần theo đơn của bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng. Đối với các loại không kê đơn, trừ nước muối sinh lý, chỉ nên dùng các loại nước súc họng này dưới 10 ngày.
Bởi việc lạm dụng các thuốc súc họng cũng có thể gây bất lợi như: Dùng lâu dài có thể làm mất cân bằng sinh thái của lớp thảm vi khuẩn tại miệng, họng và gây ra một số bệnh như nấm họng, viêm loét họng, mất sức đề kháng vùng họng (tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển).
Ngoài ra, các thuốc súc họng cũng có thể gây các tác dụng không mong muốn như: Phồng rộp môi, phát ban, ngứa họng và miệng… Trong trường hợp dùng thuốc súc họng mà gặp các biểu hiện trên, cần ngừng thuốc và đi khám.
Để phòng ngừa dịch bệnh COVID-19, ngoài việc tiêm phòng, người dân cần thực hiện tốt 5K theo khuyến cáo của ngành y tế.
Trẻ phát ban sau sốt: những lưu ý quan trọng cha mẹ cần biết
Vấn đề trẻ phát ban sau sốt là một trong những biểu hiện thường gặp ở trẻ. Tuy nhiên dấu hiệu này rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý nhiễm khuẩn khác nên cần phân biệt chính xác.
Trẻ bị phát ban sau sốt khiến nhiều cha mẹ lo lắng, không biết tình trạng này có là dấu hiệu của các bệnh như tay chân miệng, bệnh ban đào hay bệnh thứ năm (ban đỏ nhiễm khuẩn),... hay không? Khi nào phát ban sau sốt là bình thường và khi nào thì cần đưa trẻ tới cơ sở y tế?
Video đang HOT
Vấn đề trẻ phát ban sau sốt là một trong những biểu hiện thường gặp ở trẻ. Tuy nhiên dấu hiệu này rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý nhiễm khuẩn khác nên cần phân biệt chính xác.
Các ba mẹ cần biết sốt không phải là bệnh. Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, sốt là dấu hiệu tốt cho thấy hệ thống miễn dịch đang phản ứng lại các yếu tố gây nhiễm trùng. Về bản chất, cơ thể sẽ tăng nhiệt độ để chống lại virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Mức độ sốt không phải lúc nào cũng tương đồng với mức độ nghiêm trọng của bệnh. Các cơn sốt sẽ thường tự hết trong vòng vài ngày. Trường hợp trẻ sốt trên 38,5 độ C, hãy liên hệ với bác sĩ nhi khoa để có phương pháp điều trị phù hợp (1) (2).
1. Nguyên nhân gây phát ban sau sốt thường gặp ở trẻ
Trẻ nhỏ, đặc biệt là những bé từ 1-> 3 tuổi, là những bé đang ở độ tuổi tập bò hoặc tập đi thường bị sốt do nhiều lý do như:
- Trẻ bị cảm do hệ miễn dịch phát triển chưa đầy đủ.
- Trẻ tiếp xúc và nhiễm virus, vi khuẩn từ những trẻ khác trong lớp, đặc biệt là ở nhà trẻ và trường mầm non.
- Trẻ nhiễm vi khuẩn, virus do trẻ thường cho đồ chơi vào miệng hoặc gặm nhấm các vật xung quanh trẻ.
Một số bé sau khi hết sốt sẽ nổi phát ban. Nguyên nhân thường từ:
- Bệnh ban đào
- Bệnh tay chân miệng
- Bệnh thứ năm (fifth disease)
1.1. Bệnh ban đào
Bệnh ban đào là bệnh phổ biến do siêu virus nhóm A gây ra. Loại virus này cũng có thể gây viêm họng liên cầu khuẩn và các bệnh nhiễm trùng về da như bệnh chốc lở. Bệnh ban đào thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi. Bệnh gây sốt từ 3 -> 5 ngày sau đó gây phát ban. Bệnh thường nhẹ và trẻ có thể tự bình phục mà không cần điều trị.
Khi mắc bệnh, một số trẻ vẫn vận động thoải mái mà không có triệu chứng gì thêm. Bên cạnh đó, một số bé có triệu chứng như: sổ mũi, ho, chán ăn, tiêu chảy. Khi cơn sốt thuyên giảm, trong vòng 12 -> 24h trên người trẻ sẽ xuất hiện các chấm màu hồng và đỏ, nổi sần trên thân người (ở khu vực ngực, lưng, bụng và lan ra chân tay). Vết ban thường kéo dài đến 2 ngày, trong một số trường hợp tự hết sau 2-> 4 giờ. (2) (3)
Bệnh ban đào gây sốt từ 3 -> 5 ngày sau đó gây phát ban. (Ảnh: Internet)
1.2. Bệnh tay chân miệng
Tay chân miệng là bệnh do virus gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Khi bị tay chân miệng, trẻ sẽ có một số triệu chứng như: sốt, đau họng, chán ăn. Sau một vài ngày, trên cơ thể xuất hiện các vết loét quanh miệng. Bệnh gây sốt từ 3 -> 5 ngày sau đó gây phát ban. Tiếp đó sẽ xuất hiện mẩn đỏ ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Trong trường hợp nặng hơn, các vết ban sẽ lan ra tay chân, mông và bộ phận sinh dục.
Các vết loét tay chân miệng thường xuất hiện ở trong miệng, họng, lòng bàn tay và bàn chân của trẻ. (Ảnh: Internet)
Hiện tại, chưa có phương pháp điều trị cụ thể nào cho bệnh tay chân miệng. Thông thường bệnh sẽ tự hết trong vòng 1 tuần. Bố mẹ có thể dùng các loại thuốc giảm đau và thuốc xịt miệng để làm giảm đau do vết loét gây ra cho các con. Cần lưu ý, bố mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào (1) (2).
1.3. Bệnh thứ năm (fifth disease)
Bệnh thứ năm là bệnh gây phát ban sau sốt khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Bệnh thường xảy ra ở trẻ mới biết đi, bệnh do virus Parvovirus B19 gây ra. Virus này dễ dàng lây lan qua ho và hắt hơi. Các triệu chứng bệnh bao gồm: sốt, đau đầu, sổ mũi. Sau 7 -> 10 ngày, trên má bé sẽ xuất hiện các vết đỏ. Các vết đỏ cũng có thể lan ra các bộ phận khác của cơ thể như mông, cánh tay và chân.
Bệnh thứ năm là bệnh gây phát ban sau sốt khá phổ biến ở trẻ nhỏ. (Ảnh: Internet)
Đối với trẻ nhỏ, bệnh thứ năm sẽ tự phát triển và tự khỏi mà không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào tới sức khỏe.
Tuy nhiên, phụ nữ mang thai cần đề phòng căn bệnh này vì nó có khả năng truyền bệnh cho thai nhi, khiến bé mắc chứng thiếu máu. Bên cạnh đó, bệnh thứ năm còn làm suy giảm hệ miễn dịch của em bé, gây ra nhiều biến chứng cho sức khỏe (1) (2).
2. Phân biệt nốt ban đào, nốt tay chân miệng và nốt bệnh thứ năm
Nốt ban đào: Nốt màu đỏ hoặc hồng, bề mặt phẳng hoặc hơi sần sùi, chiều rộng khoảng 5 mm, không ngứa. Nốt tự bay trong khoảng 2 ngày, hoặc thì 2-4 giờ mà không cần điều trị.
Nốt tay chân miệng: Nốt tay chân miệng phát triển thành mụn nước, có hình bầu dục, không ngứa và mọc ở các vị trí điển hình như trong miệng, họng, lòng bàn tay, bàn chân. Những vết loét này gây đau đớn cho bé, khiến bé tiết nhiều nước bọt, biếng bú, quấy khóc.
Nốt của bệnh thứ năm: Các vết ban có xu hướng hình viền, có thể gây ngứa. Các vết ban không lây.
3. Chăm sóc trẻ bị phát ban sau sốt
Trong một số trường hợp phát ban sau sốt không phải do chân tay miệng, bạn có thể cho bé uống bổ sung nước, siro vitamin. Tắm rửa vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho trẻ như bình thường. Tuy nhiên bạn cần lưu ý:
- Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc
- Đọc kỹ hướng dẫn, sử dụng đúng liều lượng cho độ tuổi và cân nặng của trẻ
Hầu hết trường hợp phát ban sau sốt có thể tự khỏi. Nhưng bạn cần gọi cho bác sĩ nếu con bạn:
- Sốt trên 38,8 độ, dùng hạ sốt cũng không giảm trong vòng 24 giờ liên tục
- Đau họng
- Sốt gần 40 độ
- Phát ban sau sốt không chuyển biến tốt trong vòng 7 ngày
Hoặc nếu bạn cảm thấy có điều gì đó bất thường, hãy liên hệ ngay với bác sĩ nhi khoa để nhận được chỉ dẫn và cách điều trị phù hợp cho bé.
Dùng thuốc súc họng chứa iod như thế nào? Tôi bị đau họng, có mua thuốc súc họng chứa iod về dùng. Tuy nhiên tôi cảm thấy lúng túng khi dùng loại thuốc này, mong bác sĩ tư vấn cho tôi cách sử dụng. Xin trân trọng cảm ơn bác sĩ! Trần Thị Liễu (Bắc Giang) Thuốc súc họng có rất nhiều loại: Chống viêm, sát khuẩn, cân bằng lại pH vùng...