Thời điểm xét nghiệm máu để biết có thai hay không
Nếu que thử chỉ lên 1 vạch mà kinh nguyệt vẫn không thấy đâu thì bạn có thể tới bệnh viện chuyên khoa để xét nghiệm máu.
Nhiều người vẫn cho rằng, thời gian cho con bú thì người phụ nữ sẽ không thể mang thai, do đó, khi ‘quan hệ’ với chồng không nhất thiết phải dùng biện pháp tránh thai nào. Thực tế không phải như vậy, người phụ nữ hoàn toàn có thể có thai trong thời gian cho con bú nếu có quan hệ tình dục mà không sử dụng bất kì biện pháp tránh thai nào.
Nếu que thử chỉ lên 1 vạch mà kinh nguyệt vẫn không thấy đâu thì bạn nên đi xét nghiệm máu để biết chắc chắn là mình có thai hay không (Ảnh minh họa: Internet)
Hơn nữa, vì sau khi mang thai và sinh con, nội tiết của người phụ nữ có thể có nhiều thay đổi nên rất khó để xác định chính xác thời điểm rụng trứng nếu không nhờ các kỹ thuật y học can thiệp. Do vậy, trứng có thể rụng tại bất kì thời điểm nào trong chu kì kinh nguyệt của bạn bà cho dù bạn ‘quan hệ’ tại bất kì thời điểm nào thì đều có khả năng mang thai.
Nếu muốn sớm biết mình có mang thai hay không, bạn có thể dùng que thử thai để kiểm tra. Nếu đến ngày có chu kì mà chưa thấy kinh nguyệt thì sau 5 – 7 ngày bạn có thể mua que thử thai về để thử.
Nếu que thử chỉ lên 1 vạch mà kinh nguyệt vẫn không thấy đâu thì bạn có thể tới bệnh viện chuyên khoa hoặc khoa sản của các cơ sở y tế uy tín để xét nghiệm máu để biết chắc chắn là mình có thai hay không.
Video đang HOT
Nếu không có thai thì bác sĩ sẽ điều chỉnh lại vòng kinh cho bạn. Còn nếu kinh nguyệt trở lại đúng chu kì thì bạn yên tâm là không có thai.
Nếu chưa muốn có thai thì cả bạn và chồng cần lựa chọn cho mình một biện pháp tránh thai nào đó cho phù hợp với cả hai như bao cao su hoặc thuốc tránh thai hàng ngày.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc tránh thai thích hợp dùng cho cả phụ nữ cho con bú. Bởi vậy, bạn nên chọn biện pháp thích hợp với vợ chồng mình để giảm thiểu những tình huống lo lắng không đáng có.
Theo BS. Hoa Hồng/Afamily.vn/Ttvn
Rước họa vì tránh thai theo 2 cách này
Không thể nói được chính xác thời điểm trứng rụng thông qua nhiệt độ cơ thể, vì vậy, nếu dựa vào nhiệt độ cơ thể để tránh thai thì quá 'mạo hiểm'.
Câu hỏi:
Chào bác sĩ, em có một thắc mắc muốn được bác sĩ tư vấn như sau. Vợ chồng em không tránh thai bằng cách uống thuốc, tiêm hay dùng bao gì cả. Em căn cứ vào các đặc điểm cơ thể để xác định thời kì rụng trứng và tránh 'quan hệ' hoặc để chồng em xuất tinh ra ngoài. Vào 1 tuần giữa kì kinh nguyệt, em để ý thấy hôm nào thân nhiệt nóng lên thì xác định đó là ngày rụng trứng và áp dụng cách trên.
Em áp dụng biện pháp này được 8 tháng và rất hiệu quả. Tuy nhiên, đến tháng này em thấy chậm kinh 1 ngày. Em chưa dùng que thử thì thấy lên 1 vạch. Bác sĩ cho em hỏi, liệu em có thai hay không? Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn! (Phương Thúy)
Trả lời:
Bạn Phương Thúy thân mến!
Trước hết, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi chia sẻ đến cho chúng tôi. Qua những chia sẻ của bạn, có thể nói ngay rằng, vợ chồng bạn đã quá chủ quan trong việc áp dụng biện pháp tránh thai. Tính ngày rụng trứng hay xuất tinh ngoài mặc dù cũng được coi là biện pháp tránh thai nhưng tỉ lệ thành công không cao, thậm chí dẫn đến phản tác dụng nên không được khuyến khích áp dụng.
Không thể nói được chính xác thời điểm trứng rụng thông qua nhiệt độ cơ thể, vì vậy, nếu dựa vào nhiệt độ cơ thể để tránh thai thì quá 'mạo hiểm' (Ảnh minh họa: Internet)
Mặc dù được gọi là xuất tinh ngoài nhưng lượng tinh trùng vẫn có thể có mặt trong tinh dịch của người đàn ông nên chúng vẫn có thể di chuyển vào trong tử cung người phụ nữ và thụ thai.
Nếu chu kì kinh nguyệt của bạn đều đặn, bạn có thể xác định được khoảng thời gian rụng trứng. Có nhiều cách để xác định ngày rụng trứng như dịch nhày âm đạo , nhiệt độ, que thử... Tuy nhiên những cách đó chỉ mang tính chất tham khảo và có thể không chính xác tùy thời điểm. Kiểm tra thân nhiệt là một trong những cách đó là một trong những cách này bởi thông thường, khi rụng trứng, thân nhiệt người phụ nữ có thể tăng 1-2 độ so với những ngày khác. Việc theo dõi nhiệt độ phải hàng ngày, cùng thời điểm, nhiều chu kỳ, hơn nữa nhiệt độ cơ thể còn phụ thuộc vào môi trường, cách đo...
Hơn nữa, trong trường hợp bạn vận động nhiều hoặc đang bị ốm, sốt thì nhiệt độ cơ thể cũng có thể tăng. Vì thế không thể nói được chính xác thời điểm trứng rụng của bạn thông qua nhiệt độ cơ thể được. Bạn áp dụng cách này để tránh thai là quá mạo hiểm và có thể dẫn đến tác dụng ngược. Nếu muốn áp dụng biện pháp này, bạn cần đồng thời theo dõi thêm cả những dấu hiệu báo hiệu rụng trứng khác như: dịch âm đạo ra nhiều, đau nhói ở bụng...
Một số phụ nữ thậm chí không có dấu hiệu khác lạ nào ở cơ thể trong những ngày này và khi muốn xác định chính xác ngày rụng trứng, họ phải dùng những biện pháp có khoa học và đáng tin cậy hơn như: dùng que thử rụng trứng hoặc siêu âm chẩn đoán qua hình ảnh.
Qua chia sẻ của bạn có thể thấy bạn vẫn có khả năng thụ thai dù đã áp dụng biện pháp tránh 'quan hệ' hoặc xuất tinh ngoài trong những ngày có thân nhiệt cao. Bạn mới chậm kinh 1 ngày thì có thể trên que thử chưa xuất hiện vạch thứ 2, vậy nên, bạn cần theo dõi thêm để biết tình trạng sức khỏe của mình. Tốt nhất, để chắc chắn việc có thai hay không bạn nên thử lại bằng que thử thai sau đó vài ngày hoặc xét nghiệm máu và theo dõi thêm. Nếu không có thai nhưng kinh nguyệt không quay trở lại sau 4-6 tuần hoặc có các biểu hiện bất thường như đau bụng, ra máu thì nên đến các chuyên khoa y tế để hỗ trợ cụ thể.
Chúc bạn vui khỏe!
BS Hoa Hồng
Theo Afamily
Biện pháp tránh thai hiệu quả đến 99% mà rất an toàn Sau khi ngưng dùng thuốc, tỷ lệ có thai trở lại của phụ nữ có quan hệ tình dục đều đặn sau 1 năm tương đương với người chưa từng sử dụng thuốc trước đó. Câu hỏi: Em mới lập gia đình, công việc chưa ổn định nên vợ chồng em quyết định kế hoạch. Em thấy chị của em tránh thai bằng...