Thời điểm vàng để thực hiện giấc mơ du học
Nếu có ý định đi du học khi hết chương trình phổ thông, cả phụ huynh và học sinh cần chuẩn bị cũng như bắt đầu lên kế hoạch ngay từ lớp 9.
Không ít gia đình có dự định cho con em mình đi du học nhưng lại thường đánh giá thấp khoảng thời gian chuẩn bị trước đó, vốn giúp họ có thể tránh được những sai lầm và căng thẳng so với việc “nước đến chân mới nhảy”.
Cả học sinh và phụ huynh sẽ cần rất nhiều thời gian để nghiên cứu kỹ về mục đích học tập, nghề nghiệp tương lai, ngành học cũng như trường học đáp ứng những mục tiêu đó. Tiếp đến phải gửi hồ sơ, có thể tới 10-11 tháng trước khi bắt đầu năm học. Đối với những ngôi trường có tiếng, quá trình này thậm chí còn mất nhiều thời gian và công sức hơn.
Website trường và các trung tâm du học có thể cung cấp nhiều thông tin nhưng bạn vẫn cần thực hiện cả quá trình nghiên cứu kỹ càng và đưa ra sự lựa chọn của mình, chuẩn bị hồ sơ, đáp ứng các điều kiện du học hay đăng ký thi tuyển đúng thời gian…
Nếu có ý định đi du học, cả phụ huynh và học sinh cần có sự chuẩn bị từ trước đó.
Video đang HOT
Những nhiệm vụ được phân chia theo khoảng thời gian như dưới đây sẽ giúp quá trình du học trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Lớp 9: Đây là thời gian thích hợp để bắt đầu lên kế hoạch. Lúc này, cả phụ huynh và học sinh phải xác định được mục tiêu, đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu và sở thích, lựa chọn khóa học, lập kế hoạch chương trình học phù hợp trong 3 năm phổ thông.
Lớp 10: Đây là giai đoạn đánh giá sâu hơn về quá trình nộp hồ sơ của trường đại học cũng như tìm hiểu các yêu cầu về điểm số, các bài kiểm tra, các hoạt động học tập và ngoại khóa, thư giới thiệu và các bài tiểu luận. Cũng nên xem xét tài chính của gia đình bạn để xác định khả năng chi trả cũng như các cơ hội học bổng tiềm năng.
Lớp 11: Đặt ra các mục tiêu học tập và ngoại khóa trong năm và lên một chiến lược cho các bài kiểm tra thử. Tham khảo gợi ý của một vài cố vấn để cân nhắc giữa các trường. Bắt tay vào thực hiện các bài luận và lên kế hoạch cho việc học tập trong năm lớp 12.
Lớp 12: Ấn định ngôi trường và chương trình theo học, xem xét lại thời hạn và các yêu cầu của trường, xây dựng kế hoạch, giải quyết các yêu cầu còn thiếu, hoàn thiện các bài luận và chuẩn bị phỏng vấn. Cuối cùng là nộp hồ sơ và chờ đợi kết quả.
Theo Davniet
Vì sao nhà giàu Trung Quốc chuộng du học Mỹ?
Theo một cuộc khảo sát năm 2016, 83% triệu phú Trung Quốc có kế hoạch gửi con đi học ở nước ngoài, trong đó Mỹ là sự lựa chọn hàng đầu.
Yang Jinkai (trái) và người bạn cùng phòng trong phòng trọ của họ ở Oxford, Mỹ
2 ngày trước khi rời Thẩm Dương lên máy bay sang Mỹ, Yang Jinkai (16 tuổi) cùng cha mẹ sắp xếp hành lý. Mẹ cậu vừa xếp quần áo, đồ cá nhân, mì tôm... vừa nhìn quanh căn phòng của đứa con duy nhất và tưởng tượng những ngày cô đơn sắp tới. "Tôi đã làm việc chăm chỉ cho ngày này", bà nói.
Yang chưa từng đi ra nước ngoài nhưng đã chọn Mỹ là điểm dừng chân cho cuộc sống mới của mình. Không muốn con mình phải chịu những áp lực cạnh tranh của hệ thống giáo dục Trung Quốc, cha anh đã trả gần 40.000USD để con mình được ghi danh vào một trường cấp 3 công lập ở Michigan.
Đây chỉ là bước đi cho mục tiêu cuối cùng của gia đình Yang là cơ hội học tập tại một trường đại học hàng đầu của Mỹ - Oxford - khi cậu tốt nghiệp phổ thông trong vài năm tới.
Gia đình Yang Jinkai chỉ là 1 trong số rất nhiều gia đình Trung Quốc hướng cho con cái mình theo con đường này. Ngay cả khi mối quan hệ Mỹ - Trung trở nên căng thẳng, số lượng học sinh, sinh viên Trung Quốc du học Mỹ liên tục tăng.
Hiện có khoảng 370.000 người đang theo học tại các trường phổ thông và đại học ở Mỹ, gấp hơn 6 lần so với 1 thập kỷ trước, đóng góp cho nền kinh tế Mỹ 11,4 tỷ USD trong năm 2015, theo báo cáo của Bộ Thương mại. Người ta ví von giáo dục đang là một trong những lĩnh vực "xuất khẩu" mũi nhọn của Mỹ tới Trung Quốc.
Trong khi giáo dục trong nước vẫn thiên về phương pháp học thuộc lòng thụ động, lo ngại sự sáng tạo của con em mình bị kiềm chế, giới nhà giàu Trung Quốc đang có xu hướng để con cái họ, vốn là kết quả của chính sách một con ở Trung Quốc trước đây, được hưởng nền giáo dục phương Tây tự do.
Theo một cuộc khảo sát năm 2016, 83% triệu phú Trung Quốc có kế hoạch gửi con đi học ở nước ngoài, trong đó độ tuổi trung bình đã giảm xuống còn 16 so với 18 tuổi vào năm 2014.
Năm 2005, chỉ có 641 học sinh Trung Quốc theo học tại các trường trung học Mỹ. Đến năm 2014, con số này là 40.000 - tăng 60 lần trong vòng một thập kỷ - và hiện chiếm gần một nửa trong số học sinh trung học quốc tế tại Mỹ.
"Các vị phụ huynh Trung Quốc nhận ra rằng họ phải cho con đi học sớm hơn nếu muốn chúng có suất vào một trường đại học hàng đầu của Mỹ", chuyên gia tư vấn giáo dục Nini Suet cho biết, trong đó chi phí ở các trường nội trú Mỹ dao động từ 25,000 USD đến 40,000 USD.
Theo Danviet
Vì sao giáo dục Singapore đang giảm tầm quan trọng của điểm số Xếp hạng của Singapore trong lĩnh vực dạy toán và các bộ môn khoa học luôn làm những nước phát triển khác phải ghen tị, nhưng trong thời gian gần đây, các giáo viên Singapore đang làm một điều tưởng như không thể xảy ra: giảm bớt tầm quan trọng của những bài kiểm tra. Liệu giáo dục Singapore có đang giết chết...