‘Thời điểm vàng’ để các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản giao lưu và kết nối
Ngày 3/12, tại thành phố Maebashi, tỉnh Gunma, đã diễn ra hội nghị xúc tiến thương mại Việt Nam và Nhật Bản, với sự tham gia của gần 60 doanh nghiệp hai nước.
Ông Ryu Yamamoto, Thị trưởng Maebashi, cho biết Việt Nam là cộng đồng người nước ngoài lớn nhất tại thành phố này. Ảnh: Đào Thanh Tùng/TTXVN
Phát biểu tại hội nghị, ông Ryu Yamamoto, Thị trưởng Maebashi, bày tỏ tin tưởng rằng sự kiện này sẽ góp phần thúc đẩy thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Nhật Bản nói chung và thành phố Maebashi nói riêng, đồng thời cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư và kinh doanh tại thành phố này.
Về phần mình, ông Tạ Đức Minh, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Nhật Bản, khẳng định Nhật Bản là một trong những đối tác kinh tế quan trọng nhất của Việt Nam. Sau hơn hai năm bị ảnh hưởng của dịch COVID-19, các hoạt động giao thương giữa hai nước đang dần hồi phục trở lại. Trong bối cảnh đó, ông Minh hy vọng rằng thông qua hội nghị này, các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản sẽ tìm kiếm được các đối tác phù hợp.
Tham tán Thương mại Việt Nam tại Nhật Bản Tạ Đức Minh phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Đào Thanh Tùng/TTXVN
Video đang HOT
Tại hội nghị, các doanh nghiệp hai nước đã trực tiếp trao đổi và tìm hiểu thông tin về đối tác nhằm tìm kiếm các cơ hội hợp tác và đầu tư.
Trao đổi với phóng viên TTXVN bên lề hội nghị, ông Ken Ishida, Giám đốc Công ty TNHH Ribeto Shoji, nhấn mạnh đây là “ thời điểm vàng” để các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản giao lưu và kết nối với nhau bởi vì, quan hệ giữa hai nước đang phát triển hết sức tốt đẹp, và các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương mà Việt Nam và Nhật Bản đều là thành viên như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đang tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho các hoạt động thương mại và đầu tư giữa hai nước. Bên cạnh đó, dịch bệnh đã tạm lắng và hai nước đã mở cửa hoàn toàn cho các hoạt động du lịch và giao thương.
Các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản trao đổi tại hội nghị. Ảnh: Đào Thanh Tùng/TTXVN
Với diện tích gần 312 km2 và dân số khoảng 340.000 người, Maebashi là thủ phủ của tỉnh Gunma, miền Trung Nhật Bản. Việt Nam là cộng đồng người nước ngoài lớn nhất tại thành phố này, với khoảng 1.200 người.
Cơ hội cho hàng hóa Việt lấy 'giấy thông hành' ra thế giới từ thị trường Nhật Bản
"Nhât Bản có quy định và tiêu chuẩn nhập khẩu rất khắt khe. Nếu đáp ứng được các tiêu chuân của Nhât Bản, hàng hóa Việt Nam không chỉ thâm nhập được vào thị trường khó tính này mà còn có thê thâm nhập vào hâu hêt các thị trường khác trên thê giới.
Một khách hàng người Nhật Bản chọn mua dừa Việt Nam ở siêu thị AEON trong Tuần hàng Việt Nam tại hệ thống siêu thị AEON trên toàn Nhật Bản, ngày 1/7/2022. Ảnh: Đào Thanh Tùng/TTXVN
Nói cách khác, nếu vào được thị trường Nhật Bản, đây chính là "tấm thẻ thông hành" cho hàng hóa Việt Nam đi các thị trường khác trên thế giới". Đây là nhận định của ông Tạ Đức Minh, Tham tán Việt Nam tại Nhật Bản, khi trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN về hoạt động ngoại giao kinh tế tại địa bàn.
Theo ông Tạ Đức Minh, những năm qua, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản đã nỗ lực kết nối nhu cầu xuất - nhập khẩu của doanh nghiệp cả hai nước thông qua nhiều hình thức; tìm kiêm, lựa chọn các doanh nghiêp uy tín, có chât lượng, đáp ứng được yêu câu đặt ra đê giới thiêu cho đôi tác Nhật Bản. Thương vụ cũng thường xuyên làm việc và trao đổi với các đầu mối chuyên nhập khẩu nông sản, hoa quả và thực phâm Việt Nam ở Nhật Bản để cập nhật về kế hoạch nhâp khâu và tình hình thực tê thị trường, đồng thời tìm hiểu thông tin về các công nghệ hiện đại giúp xử lý, bảo quản nông sản và hoa quả tươi, góp phần nâng cao giá trị và giá bán của sản phẩm.
Trong đại dịch COVID-19, Thương vụ đã phối hợp cùng các cơ quan chức năng hai nước tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại trực tuyến, hô trợ doanh nghiêp trong nước đăng ký gian hàng tại nhiêu hôi chợ, triên lãm quôc tê, trong đó nổi bật có Triên lãm Thực phẩm và đồ uống quốc tế (Foodex Japan), từ đó kết nối thành công nhiều doanh nghiệp Việt Nam với các nhà nhập khẩu ở Nhật Bản. Thông qua sự kết nối của Thương vụ, một số sản phẩm nông sản, thực phẩm Việt Nam như nước dừa, sữa dừa mang nhãn hiệu Vietcoco hay cà phê, đâu phông của Việt Nam đã thâm nhập thành công vào chuỗi phân phối tại Nhật Bản; các sản phẩm nông thủy sản và thực phẩm của Việt Nam ngày càng xuất hiện phổ biến trên kệ hàng của các chuỗi siêu thị lớn tại Nhật Bản như AEON, Donkihote hay Itoyokado với chủng loại khá đa dạng.
Thương vụ cũng có những hoạt động quảng bá giới thiệu nông sản hoa quả Việt tại các siêu thị lớn như Tuần hàng Việt Nam tại chuỗi siêu thị AEON hay trong Lễ hội Việt Nam tại Tokyo. Đặc biệt, tại Lễ hội Việt Nam diễn ra vào tháng 6/2022, Thương vụ lần đầu tiên phối hợp với UBND tỉnh Bắc Giang cùng với Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Toàn cầu và Công ty Cổ phần Ameii Việt Nam giới thiệu quả vải thiều tươi với người tiêu dùng Nhật Bản. Với mục tiêu khuyến khích người Việt tại Nhật Bản dùng hàng Việt Nam cũng như đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cộng đồng người Việt tại thị trường này, Thương vụ đã ký Bản ghi nhớ hợp tác với Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật Bản, đồng thời phối hợp giúp kết nối đưa hàng Việt vào hệ thống các khu trung tâm thương mại của thành viên Hiệp hội chuyên về hàng thực phẩm và hàng tiêu dùng.
Đánh giá những thuân lợi trong việc đưa hàng Viêt Nam thâm nhập thị trường Nhât Bản, ông Tạ Đức Minh cho rằng Viêt Nam và Nhât Bản có cơ cấu hàng hóa xuất-nhập khẩu không cạnh tranh trực tiếp mà mang tính bổ sung cho nhau. Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao từ Nhật Bản, trong khi Nhật Bản có nhu cầu lớn đối với mặt hàng nông-lâm-thủy sản, thực phẩm chế biến, dệt may và da giày của Việt Nam.
Với dân số hơn 125 triệu người, Nhật Bản là thị trường có nhu cầu lớn đối với các sản phẩm nông thủy sản và thực phẩm nhập khẩu, như cá và sản phẩm chế biến từ cá, tôm, lươn, thịt và những sản phẩm từ thịt, đậu nành, sản phẩm từ ngũ cốc, rau quả tươi và chế biến, cà phê... Đây đều là những mặt hàng Việt Nam được đánh giá là có thế mạnh và có khả năng cung ứng tốt cho thị trường Nhật Bản.
Bên cạnh đó, việc hai nước cùng là thành viên của nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) như Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hay Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), với nhiêu cam kêt ưu đãi cắt giảm thuê quan ở mức sâu, đã tạo ra nhiều cơ hội mở rộng hợp tác thương mại. Trong khuôn khổ CPTPP và RCEP, Nhât Bản là thị trường xuât khâu đáng kỳ vọng của Viêt Nam do những lợi thế về khoảng cách khiến chi phí logistics thấp, giao thông vận chuyển hàng hóa dễ dàng hơn so với thị trường EU hay Mỹ. Khi CPTPP và RCEP có hiệu lực, việc xuất khẩu hàng hóa sang Nhật Bản đã trở nên thuận lợi hơn do tận dụng được quy tắc xuất xứ của các FTA này. RCEP tích hợp các FTA ASEAN nên khi đi vào thực thi cho phép các doanh nghiệp áp dụng thống nhất một bộ quy tắc xuất xứ và một mẫu giấy chứng nhận xuất xứ. Đây là bước tiến rất lớn trong việc đơn giản hóa thủ tục trong xuất khẩu.
Xu thế phát triển ngành nông nghiệp hiện nay của Việt Nam là đẩy mạnh chế biến nông sản và gia tăng giá trị cho hàng nông sản thay vì xuât khâu dạng thô. Xu thế này đặc biệt phù hợp với các FTA càng ngày càng mở rộng quy mô thị trường do nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa không chỉ dựa trên nơi được trồng trọt/chăn nuôi mà cả nơi chế biến/sản xuất tiếp theo. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam muốn tận dụng được những lợi thế do CPTPP và RCEP mang lại cần lưu ý đến quy tắc xuất xứ của hàng hóa nhằm lựa chọn đối tác có lợi, như nhập nguyên liệu từ đâu sẽ có lợi thế được cộng gộp xuất xứ, từ đó tăng khả năng tận dụng xuất xứ ưu đãi để hưởng ưu đãi thuế quan.
Ông Tạ Đức Minh cho biết thị trường Nhât Bản là thị trường nôi tiêng khó tính với nhiêu tiêu chuân nhâp khâu khắt khe. Vì vây, đê đảm bảo hàng hóa, sản phâm Viêt Nam có thê thâm nhâp thành công và có chô đứng tại thị trường Nhât Bản, điêu quan trọng trước tiên là cân chú trọng xây dựng thương hiêu quôc gia cho sản phâm. Các doanh nghiêp xuât khâu của Viêt Nam và các doanh nghiêp nhâp khâu, bán hàng tại Nhât Bản, các cơ quan quản lý liên quan cân chung tay phôi hợp trong viêc xây dựng thương hiêu hàng hóa Viêt Nam là những hàng hóa có chât lượng cao, có sức cạnh tranh, phù hợp với thị hiêu, nhu câu tiêu dùng của người dân Nhât Bản.
Thời gian tới, Thương vụ sẽ tiêp tục đây mạnh phôi hợp với Hiêp hôi Doanh nghiêp Viêt Nam tại Nhât Bản và các doanh nghiêp có vốn đầu tư của Việt Nam tại nước này để hưởng ứng các cuôc vân đông "Người Viêt Nam ưu tiên dùng hàng Viêt Nam" và "Huy đông người Viêt Nam ở nước ngoài tham gia giới thiêu, tiêu thụ sản phâm và phát triên các kênh phân phôi hàng Viêt Nam ở nước ngoài, giai đoạn 2020 - 2024". Đặc biệt, Thương vụ sẽ tập trung vào những mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh và Nhật Bản có nhu cầu cao như hàng dệt may, nông lâm thủy sản, thực phẩm, hàng thủ công mỹ nghê...
Thương vụ cũng sẽ củng cô và mở rông hơn nữa thị trường cho môt sô mặt hàng đã có chô đứng nhât định tại Nhât Bản như chuôi, thanh long, cà phê, ca cao, hạt điêu, gia vị, thực phâm chê biên...., đồng thời đẩy mạnh các hoạt động xúc tiên thương mại cho các sản phâm có tiêm năng của Việt Nam như dêt may, da giày hay cơ khí chê tạo, thông qua việc tham gia các hôi chợ, triên lãm, kêt nôi giao thương đê tìm kiêm được những đôi tác phù hợp, những cơ hôi tôt đê duy trì và mở rông thị phân tại thị trường Nhât Bản.
Doanh nghiệp còn thiếu định vị thương hiệu ở các thị trường FTA Chiều 25/11, tại TP Hồ Chí Minh, Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương) phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ hội nhập quốc tế TP Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo Đánh giá tình hình tận dụng EVFTA, một số FTA khác và kiến nghị giải pháp dành cho các doanh nghiệp. Tọa đàm về giải pháp để...