Thời điểm vàng của các thương vụ mua bán sáp nhập bất động sản
Lúc này, theo các chuyên gia trong ngành, đây có thể coi là thời điểm vàng dành cho các thương vụ mua bán và sáp nhập cho các dự án BĐS tại Tp.HCM nói riêng và cả nước nói chung.
Ông Raymond Clement, Giám đốc điều hành Savills Hotels châu Á – Thái Bình Dương cho biết, dưới tác động của Covid-19, các thương vụ M&A BĐS sẽ được thúc đẩy nhanh hơn khi việc đàm phán để đưa ra mức giá phù hợp dễ dàng hơn trước. Phân khúc được các nhà đầu tư quan tâm nhất trong năm nay được dự báo là văn phòng và đất dự án để thực hiện các khu phức hợp căn hộ và thương mại dịch vụ.
Đối với phân khúc khách sạn, những sản phẩm ở vị trí đắc địa vẫn được quan tâm, song giá chào bán sẽ bị sụt giảm. Với dự án đất xây dựng, nếu quy trình xin phê duyệt tổng mặt bằng và quy hoạch kiến trúc đến cấp giấy phép xây dựng không được đẩy nhanh tiến độ, thì chủ đầu tư sẽ bị đọng vốn và không thể chuyển nhượng khi giấy phép chưa hoàn tất.
Theo ghi nhận, từ đầu năm 2020 thị trường BĐS ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 thì các hoạt động M&A BĐS lại càng diễn ra mạnh mẽ hơn.
Theo đại diện một doanh nghiệp địa ốc, từ đầu năm 2020, Covid-19 khiến nhiều doanh nghiệp thực sự khó khăn, cộng với những thách thức của thị trường trong năm 2019, khiến nhiều doanh nghiệp không đủ dòng tiền xoay xở, buộc phải bán bớt tài sản để xử lý.
Theo đó, trong bối cảnh khó khăn như vậy lại hình thành nên những cơ hội mới cho thị trường, đó là cơ hội để các nhà phát triển BĐS cơ cấu lại dòng sản phẩm phù hợp, tình trạng đầu cơ tích trữ đất đai sẽ trở lại trạng thái cân bằng hơn. Nếu như năm ngoái, việc mua đất để phát triển dự án rất khó, do người có đất hét giá rất cao, nhưng bây giờ đã có nhiều người bán dự án với phù hợp hơn. Xu hướng M&A vì thế nhộn nhịp hơn.
Ông Nguyễn Khánh Duy, Giám đốc bộ phận Kinh doanh Nhà ở, Savills Việt nhận định, thời điểm khó khăn này, từ một góc nhìn khác, lại là cơ hôi rất tốt cho các doanh nghiệp hay cá nhân có khả năng tài chính tốt, có nhiều kinh nghiệm trong việc đầu tư BĐS không chỉ trong và ngoài nước. Với những chính sách và chủ trương thiết thực nhằm trải thảm đỏ cho các doanh nghiệp của Chính phủ Việt Nam, đây có thể coi là thời điểm vàng dành cho các thương vụ mua bán và sát nhập cho các dự án bất động sản tại Tp.HCM nói riêng, và cả nước nói chung.
Video đang HOT
Cùng quan điểm, TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam cho rằng, trong nửa cuối năm 2020, một số giao dịch M&A sẽ thuận buồm xuôi gió. Thị trường BĐS sẽ sớm phục hồi và phát triển lớn mạnh trong giai đoạn tiếp theo 2021 – 2022.
Thời điểm hiện nay vẫn đang có nhiều khó khăn đối với nhà đầu tư bởi triển khai các dự án bất động sản thường cần đến nguồn vốn rất lớn.
Từ năm 2019 đến nay, phía Savills đã ghi nhận một số dự án BĐS tại Hà Nội và Tp.HCM được thương lượng mua và chuyển nhượng theo hình thức M&A với tổng giá trị hơn 500 triệu USD. Dự kiến, một số giao dịch sẽ diễn ra “thuận buồm xuôi gió”.
Theo vị chuyên gia này, nhóm các nhà đầu tư ngoại tích cực nhất đến từ các quốc gia, vùng lãnh thổ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Singapore và một số nước châu Âu…
Một trong số những tên tuổi đình đám phải kể đến Công ty TNHH Nomura Real Estate (Nhật Bản) với nhiều thương vụ hợp tác có tiếng trong ngành BĐS.
Riêng tại địa bàn Tp.HCM, công ty này đã thâu tóm 24% số cổ phần trong tòa nhà văn phòng Sun Wah Tower (Nguyễn Huệ, Quận 1), mua lại tòa nhà Zen Plaza (Nguyễn Trãi, Quận 1); hợp tác với Phú Mỹ Hưng phát triển tổ hợp cao cấp Midtown… Theo kế hoạch trung và dài hạn đến năm 2028, Nomura Real Estate sẽ đầu tư khoảng 300 tỉ yên (khoảng 63.600 tỉ đồng) vào các doanh nghiệp nước ngoài; trong đó chú trọng mở rộng lĩnh vực BĐS ở Việt Nam.
Cùng với hoạt động M&A, trên thị trường bất động sản đang diễn ra xu hướng chuyển nhượng cổ phần của các doanh nghiệp lớn với những ngành nghề không tiềm năng để tập trung vào phát triển dự án BĐS.
Các chuyên gia nhận định, khó khăn chung của thị trường BDDS đang tạo tiền đề để hoạt động M&A sôi động, tuy nhiên các thương vụ vẫn phải đối mặt nhiều thách thức. Bản thân các doanh nghiệp cũng luôn bày tỏ mong muốn về sự minh bạch.
Tại báo cáo mới đây của JLL Việt Nam, đại diện đơn vị nghiên cứu này cho biết, Việt Nam là một thị trường mới nổi, nên việc thực hiện giao dịch BĐS vẫn còn nhiều thách thức.
Theo đó, để thúc đẩy hoạt động M&A, cần phải cải thiện mức độ minh bạch, cũng như đẩy nhanh quá trình phê duyệt pháp lý nhằm thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Khi quy định pháp lý hoàn chỉnh, thông thoáng, rõ ràng, thị trường sẽ hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư nước ngoài.
Thời điểm vàng để mua nhà, thôi "đợi đáy giá bèo"
Dịch bệnh chỉ là cú sốc ngắn hạn, nếu không tranh thủ đầu tư BĐS từ bây giờ, giá cả sẽ nhanh chóng bật tăng trở lại mạnh hơn theo quy luật lò xo.
Giá BĐS hiện đã là "đáy" của mùa dịch
Vừa bán một căn nhà trên phố Hồ Tùng Mậu (Hà Nội), gia đình anh Lê Công Đức quyết định phân nhỏ số tiền này ra, một phần để mua 2 căn chung cư trong một dự án lớn trên phố Hàm Nghi (quận Nam Từ Liêm), phần còn lại gửi tiết kiệm.
"Ban đầu, gia đình chỉ có ý định mua 1 căn vì lo mùa dịch, muốn có chút tiền phòng thân. Thế nhưng xem xét mãi, tôi nhận ra giá đang rất tốt, nên mua 2 căn, 1 cho vợ chồng và 2 đứa nhỏ, 1 cho thuê. Với dự án có uy tín, sau này nếu cần tiền, tôi hoàn toàn có thể bán ra với giá chênh lớn", anh Đức nói.
Không phải ai cũng có quyết định nhanh chóng như anh Đức. Trần Hữu Tùng, một tư vấn bất động sản (BĐS) lâu năm ở Hà Nội, tiết lộ, đang có không ít người đắn đo xuống tiền vì đợi giá giảm thêm để ôm quỹ nhà lớn. Tuy nhiên, với kinh nghiệm của mình, theo anh, khi giá đã xuống đáy như hiện tại, muốn mức thấp nữa chẳng khác nào "mò trăng đáy giếng".
Nếu không tranh thủ đầu tư BĐS từ bây giờ, giá cả sẽ nhanh chóng bật tăng trở lại mạnh hơn.
Vì thế, theo ông Lực, đây chỉ là cú sốc ngắn hạn và thị trường sẽ bật trở lại rất nhanh.Dưới góc độ kinh tế, chuyên gia trong lĩnh vực tài chính Cấn Văn Lực phân tích, việc chờ đợi BĐS xuống đáy thấp như giai đoạn 2008- 2009 và 2011- 2013 là không thể. Lý do là bản chất khủng hoảng hoàn toàn khác biệt. Nếu các giai đoạn trước, cầu yếu, cung thừa lại lạm dụng đòn bẩy tài chính dẫn đến thị trường đổ vỡ từ bên trong thì nay vấn đề chỉ là gián đoạn cung - cầu vì Covid 19.
"Với sự quyết liệt của Chính phủ, tôi tin rằng, tình hình dịch bệnh sẽ cơ bản được kiểm soát trong quý 2. Hoạt động kinh tế xã hội sẽ tăng bật trở lại và phân khúc BĐS nhà ở, mặt bằng cho thuê sẽ phục hồi sớm nhất", ông Lực nhận xét.
Đầu tư ngay kẻo lỡ
Các chuyên gia kinh tế phân tích, BĐS khó tạo thêm đáy bởi bản chất thị trường đang lành mạnh, thậm chí thừa cầu - thiếu cung và đặc biệt là không thiếu tiền.
Nguồn cung hiện tại đã bị thắt chặt do những vướng mắc về chính sách trong suốt năm 2019 đến nay. Báo cáo quý 1 của Jones Lang LaSalle (JLL) Việt Nam phần nào cho thấy điều này khi lượng căn hộ mở bán chính thức tại Hà Nội chỉ đạt 4.600 căn, giảm 65% so với quý IV/2019. Tại TP. HCM, con số này thậm chí chỉ là 2.256 căn, mức thấp nhất từ năm 2014.
Trong khi đó, nhu cầu mua nhà ở, hay đầu tư lại đang tăng chóng mặt. Thậm chí, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam còn tiết lộ, rất nhiều "tay to" đang có 30-50 tỷ đồng, thậm chí là vài trăm tỷ đồng gửi ngân hàng với lãi suất ngắn hạn và đã sẵn sàng bung vào BĐS. Lực cầu mạnh với những nhà đầu tư có thực lực sẽ khiến các dự án vốn đã ít hàng sẽ càng hết nhanh khi thị trường hoạt động trở lại.
Ở một góc độ khác, ông Cấn Văn Lực dự báo sẽ có dòng vốn đầu tư mạnh với xu hướng dịch chuyển từ nhiều thị trường nước ngoài về Việt Nam bởi sự điều phối quá ấn tượng của Chính phủ sau dịch Covid 19. Lượng tiền trong nước vốn đã có sẵn, nay lại thêm vốn ngoại sẽ khiến cho thị trường BĐS sớm sôi động hơn hẳn thời gian trước.
Ngoài ra, BĐS cũng đã được Chính phủ đưa vào gói hỗ trợ Doanh nghiệp, các ngân hàng cũng đang có kế hoạch để cơ cấu lại kỳ hạn nợ cho khách và giảm lãi vay BĐS. Điều này đã giúp giảm áp lực lên thị trường.
Như vậy, với một thị trường lành mạnh, cầu lớn, dòng tiền tốt cùng chính sách hỗ trợ tốt của Nhà nước, giá BĐS sẽ sớm nóng trở lại và thậm chí là lên cơn sốt khi qua đỉnh dịch. Bởi vậy, vấn đề đặt ra với các nhà đầu tư nhạy bén không còn là "xuống tiền bây giờ có sớm không?" mà phải là "đầu tư ngay bây giờ liệu đã muộn chưa?"./.
Thanh Thanh
Không để dòng tiền BĐS 'ngủ đông', cần sự chung tay của các nhà đầu tư 'kích hoạt' thị trường Theo Công ty hàng đầu thế giới về dịch vụ bất động sản (BĐS - Jll Việt Nam), kế hoạch ứng phó dịch COVID-19 đang được các doanh nghiệp BĐS triển khai liên tục và ưu tiên đưa ra các chiến lược dài hạn. Còn trong ngắn hạn, các doanh nghiệp chú trọng duy trì hoạt động theo các kịch bản phản ứng...