Thời điểm Trung Quốc quyết thu hồi Đài Loan “bằng mọi giá”
Chiến tranh thương mại với Mỹ khiến Trung Quốc phải hoãn lại nhiều kế hoạch, bao gồm cả việc thu hồi Đài Loan, nhưng nhiều khả năng sẽ không muộn hơn quá thời điểm năm 2030, chuyên gia Trung Quốc nhận định.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Tờ Bưu điện Hoa nam Buối sáng (SCMP) mới đây đã đăng tải bài phân tích của học giả Deng Yuwen, nhà nhiên cứu của trung tâm phân tích chiến lược Trung Quốc.
Giới quan sát ban đầu cho rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình muốn thu hồi Đài Loan vào năm 2020 – thời điểm kỷ niệm 100 năm thành lập đảng Cộng sản Trung Quốc.
Nhưng kế hoạch này gần như sẽ bị hoãn lại vì Trung Quốc phải tập trung nguồn lực đối phó Mỹ. Trong vòng 2 năm tới, kinh tế Trung Quốc đối mặt với nhiều khó khăn và ông Tập sẽ phải đối phó với bất ổn trong nước vì chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.
Bên cạnh đó, kế hoạch cải cách quân sự cũng chưa thể hoàn tất vào năm 2020, nên vẫn còn khoảng cách giữa cán cân quân sự Mỹ-Trung. Cuối cùng, ông Tập không mạo hiểm mở chiến dịch thu hồi Đài Loan bằng vũ lực nếu không nắm chắc phần thắng, theo chuyên gia Deng.
Chuyên gia Trung Quốc nhận định, thời điểm thích hợp để ông Tập cụ thể hóa tham vọng thu hồi Đài Loan là vào khoảng năm 2030.
Một cựu sỹ quan hải quân Mỹ Jim Fanell cũng đưa ra dự đoán này, trong cuộc điều trần tại Quốc hội Mỹ hồi đầu năm nay. Bởi ông Tập cũng chịu nhiều sức ép từ bên trong đảng Cộng sản.
Video đang HOT
Năm 2049 là dịp kỷ niệm 100 năm thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và ông Tập sẽ rất khó cụ thể hóa giấc mộng Trung Hoa nếu hai bên bờ bán đảo Đài Loan vẫn bị chia cắt, chuyên gia Deng nhận định.
Trung Quốc đang phát triển mạnh cả về chất lượng và số lượng tầu chiến.
Theo chuyên gia Trung Quốc, ông Tập là người theo chủ nghĩa dân tộc và giấc mộng Trung Hoa bao gồm cả việc thống nhất Trung Quốc. Chỉ bằng cách này, tên tuổi của ông Tập mới vượt qua được cố lãnh tụ Mao Trạch Đông.
Ngoài ra, ông Tập đã “gây thù chuốc oán” với hàng loạt quan chức ngã ngựa vì tham nhũng. Điều này có thể khiến ông Tập gặp khó khăn khi kết thúc nhiệm kỳ, ông Deng nói. Bằng cách thu hồi Đài Loan, ông Tập sẽ trở thành anh hùng dân tộc “bất khả xâm phạm”.
Chuyên gia Deng dự đoán rằng ông Tập không thể nắm quyền cho đến khi đạt mục tiêu đưa Trung Quốc trở thành siêu cường vào năm 2050, tức là khi ông Tập đã 90 tuổi.
Do đó, Chủ tịch Trung Quốc nhiều khả năng chỉ nắm quyền cho đến đầu năm 2033. Đó là thời điểm Trung Quốc về cơ bản sẽ trở thành nước hiện đại hóa, tiến tới con đường trở thành siêu cường về quân sự.
Theo ông Deng, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thu hồi Đài Loan, bao gồm cả việc sử dụng vũ lực vào năm 2030, để có thể đạt mục tiêu hiện đại hóa đất nước vào năm 2035.
Nhưng vẫn còn nhiều yếu tố tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến kết quả của kế hoạch này. Đó là sự ủng hộ của Washington đối với Đài Loan, tình hình Đài Loan vượt ra ngoài kiểm soát hay công chúng Trung Quốc trở nên mất kiên nhẫn về vấn đề Đài Loan.
Trong quá khứ, cố lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đã khẳng định Trung Quốc sẽ không bao giờ chịu mất Hong Kong. Kết quả là vào năm 1997, Anh đã chính thức trao trả Hong Kong cho Trung Quốc, mở ra giai đoạn lịch sử mới với thành phố này.
Chuyên gia Deng nói trường hợp của Hong Kong là ví dụ điển hình của việc Trung Quốc sẽ không bao giờ từ bỏ Đài Loan, và sẵn sàng đổ máu để thu hồi hòn đảo.
Theo Danviet
TQ tăng sức ép với Đài Loan sau thất bại của bà Thái Anh Văn
Truyền thông nhà nước Trung Quốc liên tục gây áp lực với lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn ngày 26.11 sau khi đảng cầm quyền của bà thất bại nặng nề trong cuộc bầu cử địa phương vào cuối tuần, Reuters đưa tin.
Bà Thái Anh Văn từ chức khỏi vị trí chủ tịch Đảng Dân chủ Tiến bộ ngày 24.11
Thứ 7 tuần trước, bà Thái đã từ chức khỏi vị trí chủ tịch Đảng Dân chủ Tiến bộ (DPP) - đảng cầm quyền của Đài Loan - sau khi đảng của bà mất các ghế lãnh đạo thành phố trọng yếu trong cuộc bầu cử địa phương.
Các vị trí này rơi vào tay Kuomintang, đảng thân thiện với Trung Quốc. DPP hiện chỉ kiểm soát 6 thành phố và quận trong khi Kuomintang kiểm soát 15.
Han Kuo-yu, thị trưởng mới đắc cử của thành phố Cao Hùng, là người nổi trội nhất trong số các nhà lãnh đạo của đảng Kuomintang, cho biết ông sẽ mở cửa liên lạc với Trung Quốc.
Bắc Kinh đã từ chối làm việc với chính quyền của bà Thái kể từ khi bà nhậm chức vào năm 2016, cáo buộc bà muốn đòi độc lập chính thức cho Đài Loan. Đây là "ranh giới đỏ" của Bắc Kinh, nơi luôn coi Đài Loan là một phần của Trung Quốc.
Bà Thái đã nói rằng bà muốn duy trì trạng thái hiện tại với Trung Quốc nhưng sẽ bảo vệ an ninh và dân chủ của Đài Loan.
Tờ China Daily của Trung Quốc vừa đăng tải một bài xã luận trong đó viết rằng bà Thái đã phớt lờ "lập trường hợp tác" của Bắc Kinh, khiến quan hệ Trung Quốc - Đài Loan rơi vào bế tắc. "Lập trường ly khai của bà khiến bà mất đi sự ủng hộ của người dân trên đảo", China Daily viết.
"Việc liên lạc và hợp tác xuyên eo biển giữa các chính quyền địa phương dự kiến sẽ được tăng cường nhờ kết quả của cuộc bầu cử, mang lại nhiều cơ hội hơn và giúp làm sâu sắc sự hiểu biết lẫn nhau", theo China Daily.
Sau khi bà Thái nhậm chức, đảng Kuomintang đã cử phái đoàn sang Trung Quốc và được chào đón nồng nhiệt. Các cuộc gặp gỡ tương tự nhiều khả năng sẽ được tổ chức nhiều hơn.
Trong một bài xã luận khác, tờ Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc viết rằng "tư duy cấp tiến" của DPP đã khiến họ "lạc lối".
"DPP cần xem lại sự thất bại này và thay đổi lập trường của mình trong quan hệ xuyên eo biển", trích Thời báo Hoàn Cầu.
Theo Danviet
Lãnh đạo Đài Loan từ chức chủ tịch đảng sau thất bại bầu cử thị trưởng Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn ngày 24.11 tuyên bố từ chức chủ tịch đảng Dân tiến (DPP) cầm quyền sau khi đảng này thất bại trong cuộc bầu cử thị trưởng diễn ra cùng ngày. Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn tuyên bố từ chức chủ tịch Đảng cầm quyền ở Đài Bắc ngày 24.11REUTERS "Tôi tuyên bố từ chức...