Thời điểm quyết định đối với chính sách năng lượng của Canada
Xung quanh chuyến công du Canada của Thủ tướng Đức Olaf Scholz, nhiều chuyên gia phân tích đang đặt câu hỏi tại sao Canada không đẩy mạnh khai thác khí đốt tự nhiên để xuất khẩu và tăng tốc độ phát triển nhiên liệu hydro.
Canada đã từng bỏ lỡ cơ hội cung cấp khí đốt tự nhiên cho thế giới, khi nhu cầu về nhiên liệu bắt đầu tăng cao.
Giới quan sát cho rằng nước này không nên lãng phí cơ hội thứ hai, trong bối cảnh cuộc xung đột tại Ukraine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt và châu Âu đang chật vật tìm cách thu hẹp khoảng trống về nguồn cung nhiên liệu này.
Cơ sở khai thác dầu thô Syncrude ở phía Bắc Fort McMurray, Alberta, Canada. Ảnh: AFP/TTXVN
Video đang HOT
Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, trên thị trường khí đốt tự nhiên của thế giới, Canada hiện là nhà sản xuất lớn thứ 5 và là nhà xuất khẩu lớn thứ 6. Canada không chỉ sở hữu trữ lượng khí đốt tự nhiên dồi dào mà nguồn khí đốt của nước này còn được xếp vào loại “sạch” nhất thế giới. Theo đánh giá của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), nhà máy khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Canada đang được xây dựng ở Kitimat sẽ phát thải ít carbon hơn 60% so với mức trung bình toàn cầu, trong khi các cơ sở như Cedar LNG hay dự án Woodfibre LNG ở Squamish, sẽ có mức phát thải ít hơn 90%.
Khí đốt của Canada được hưởng lợi từ môi trường địa chất, địa lý tốt và được quản trị chặt chẽ. Đặc biệt, thời tiết của Canada cũng hỗ trợ cho các yêu cầu làm mát trong quá trình hóa lỏng khí đốt để vận chuyển.
Mặc dù khí đốt tự nhiên vẫn là nhiên liệu hóa thạch, nhưng giới chuyên gia cho rằng một quá trình chuyển đổi năng lượng thành công đòi hỏi một cách tiếp cận theo hai hướng: phát triển năng lượng tái tạo, đồng thời tích cực khử carbon các nguồn năng lượng đã được thiết lập. Các tổ chức quốc tế dự báo mức tiêu thụ khí đốt của thế giới sẽ tăng trong 20 năm nữa và khí đốt sẽ vẫn là một phần của cơ cấu năng lượng ít nhất là tới những năm 2050.
Hiện nay, nhiên liệu hydro có tiềm năng trở thành trụ cột của các hệ thống năng lượng sạch trong tương lai và đang thu hút sự quan tâm các nhà hoạch định chính sách trên khắp thế giới. Để phát triển nhiên liệu hyro, Canada đang có “bệ đỡ” vững chắc khi nắm giữ các đầu vào quan trọng là khí đốt tự nhiên, thủy điện và điện gió.
Giới quan sát nhận định đây là thời điểm thị trường năng lượng thế giới đang thực sự cần nguồn cung từ Canada. Trong chuyến thăm và làm việc tại Canada từ ngày 21-23/8 của Thủ tướng Đức Olaf Scholz, ông và người đồng cấp Canada Justin Trudeau dự kiến sẽ ký thỏa thuận hợp tác nghiên cứu về khả năng sản xuất nhiên liệu hydro ở Canada để xuất khẩu sang Đức. Thỏa thuận này là một phần trong nỗ lực của Chính phủ Đức nhằm giảm phụ thuộc vào nguồn cung nhiên liệu của Nga.
Canada trước cơ hội lấp đầy khoảng trống nguồn cung khí đốt tạo ra từ xung đột Nga - Ukraine
Năm 2021, Nga cung cấp gần 40% tổng lượng tiêu thụ khí đốt tự nhiên của Liên minh châu Âu (EU), nhưng xung đột Nga - Ukraine dẫn tới các biện pháp trừng phạt Nga của EU đã dẫn tới khoảng trống về nguồn cung khí đốt từ Nga, tạo ra cơ hội cho Canada.
Trong một phát biểu mới đây, Giám đốc điều hành (CEO) tập đoàn đa quốc gia Enbridge Inc., có trụ sở tại Canada, sở hữu hệ thống đường ống dẫn năng lượng dài nhất ở Bắc Mỹ, ông Al Monaco cho rằng, Canada đã từng bỏ lỡ cơ hội cung cấp khí đốt tự nhiên cho thế giới, khi nhu cầu về nhiên liệu bắt đầu tăng cao và cảnh báo Canada không nên lãng phí cơ hội thứ hai, trong bối cảnh cuộc xung đột Nga - Ukraine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt và châu Âu đang vật lộn để thu hẹp khoảng trống về nguồn cung do các lệnh trừng phạt đối với khí đốt tự nhiên của Nga.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, Nga đã cung cấp gần 40% tổng lượng tiêu thụ khí đốt tự nhiên của Liên minh châu Âu (EU) vào năm ngoái. Ông Monaco bày tỏ lạc quan rằng Canada có thể giúp củng cố thị trường.
Cơ sở khai thác dầu thô Syncrude ở phía Bắc Fort McMurray, Alberta, Canada. Ảnh: AFP/TTXVN
Enbridge Inc. đang "đặt cược" vào dự án Woodfibre LNG ở tỉnh British Columbia, với vốn đầu tư lên tới 1,5 tỷ USD cho 30% cổ phần. Khi hoàn thành, hệ thống kho cảng này sẽ xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) sang châu Á.
Theo ông Monaco, lưu vực Tây Canada có nhiều lợi thế so với Gulf Coast (Mỹ) để xuất khẩu nhiên liệu, khi nắm giữ nguồn cung khí đốt tự nhiên rẻ hơn; thời gian vận chuyển LNG đến châu Á ngắn hơn từ 2 tuần đến 4 tuần; và năng lượng thủy điện dồi dào, sẽ làm giảm lượng khí thải tổng thể của Woodfibre. Ông gọi kho cảng này là "viên ngọc quý" trong hoạt động đầu tư của Enbridge.
Nhiều tổ chức môi trường đã chỉ trích cách các doanh nghiệp và các cơ quan chức năng thúc đẩy LNG như một nguồn năng lượng trong giai đoạn chuyển đổi thân thiện với khí hậu. Nhưng ông Monaco bày tỏ tin tưởng rằng các dự án năng lượng thông thường như Woodfibre sẽ đóng một vai trò quan trọng trong tương lai năng lượng của thế giới. Ông cho biết, trong khi Enbridge đã là một "người chơi" quan trọng trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, cần có nhiều nguồn năng lượng khác nhau để quản lý các rủi ro địa chính trị toàn cầu. Ông lưu ý rằng có thể giảm lượng khí thải từ năng lượng truyền thống bằng cách sử dụng công nghệ thu giữ carbon hoặc các phương pháp khác. Ông dự báo khả năng xuất khẩu khí tự nhiên phát thải thấp của Canada có thể có tác động lớn đến lượng khí thải toàn cầu.
Chính phủ Canada đang có kế hoạch thực hiện giới hạn phát thải đối với ngành dầu khí thông qua một hệ thống định giá carbon mới, khiến ngành này lo ngại sẽ bị tính phí phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính cao hơn các ngành công nghiệp nặng khác. Theo chính phủ Canada, lĩnh vực dầu khí chiếm hơn 1/4 tổng lượng phát thải khí nhà kính của Canada, nhưng cũng đóng góp tới 16% xuất khẩu và gần 6% GDP của Canada.
'Vũ khí' mới của Nga nhắm tới châu Âu Việc Nga cắt giảm xuất khẩu khí đốt tự nhiên sang châu Âu đã đẩy cuộc khủng hoảng năng lượng của châu lục này sang giai đoạn mới, có nguy cơ làm suy yếu nền kinh tế lục địa già. Tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga đã điều chỉnh lượng phân phối tới Đức, qua đường ống Nord Stream, trong...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Gia đình xin về lo hậu sự, bệnh nhân bất ngờ có phản xạ và hồi sinh

Lý do máy bay quân sự Y-20 Trung Quốc bất ngờ xuất hiện tại Ai Cập khiến Mỹ lo ngại

Ukraine - Mỹ đạt tiến triển đáng kể về thỏa thuận khoáng sản

Ngoại trưởng và Đặc phái viên Mỹ đến châu Âu đàm phán chấm dứt xung đột Ukraine

Sức ép từ nhiều phía có đủ khiến Hezbollah hạ vũ khí?

Bốn người bị bắt giữ vì dùng AI tạo ảnh khiêu dâm để kiếm lợi

Ông Trump lọt nhóm 100 người có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới

Đan Mạch sắp đưa quân nhân đến Ukraine huấn luyện, Nga cảnh báo đanh thép

Nga siết gọng kìm Kursk, tăng tốc đánh bật Ukraine khỏi pháo đài cuối cùng

Chứng khoán Mỹ đỏ lửa sau lệnh siết xuất khẩu chip sang Trung Quốc

TASS: Cựu Thống đốc vùng Kursk của Nga bị bắt giữ

Bloomberg: Trung Quốc muốn tiến hành đàm phán thương mại với Mỹ
Có thể bạn quan tâm

Danh sách tên hàng vạn hộp thuốc giả được bán khắp thị trường
Pháp luật
12:51:26 17/04/2025
Giá vàng hôm nay, 17/4: Tăng dữ dội, cán mốc 120 triệu đồng/lượng
Tin nổi bật
12:46:02 17/04/2025
Điện thoại Android sẽ tự khởi động lại nếu bị 'bỏ quên' 72 tiếng
Thế giới số
12:42:53 17/04/2025
Xe đô thị hạng A dưới 500 triệu: KIA Morning mất dần sức hút
Ôtô
12:41:16 17/04/2025
Arteta gọi cho Guardiola trước trận đại thắng Real Madrid
Sao thể thao
12:31:13 17/04/2025
Những chặng đường bụi bặm - Tập 17: Công an đến tận nhà tìm, em dâu ông Nhân quyết phá đến cùng?
Phim việt
12:29:53 17/04/2025
Những con giáp thích gây gổ, tranh cãi với người yêu nhưng thực chất lại yêu cuồng nhiệt và đầy chân thành
Trắc nghiệm
12:25:26 17/04/2025
Honda Dash 125 ra mắt Việt Nam: Mẫu xe số có kiểu dáng thể thao
Xe máy
12:07:20 17/04/2025
'Mẹo' giảm ảnh hưởng của sóng điện thoại di động đến cơ thể người
Sức khỏe
12:07:07 17/04/2025
Nữ lao công đẩy xe rác ở Thái Lan bỗng vụt sáng thành người mẫu nổi tiếng
Phong cách sao
12:04:13 17/04/2025