Thời điểm nên tiêm vaccine sởi cho trẻ
Nếu không tiêm vaccine sởi, trẻ mắc bệnh có thể gặp các biến chứng như viêm phổi, viêm não…
Con tôi mới 5 tháng tuổi. Thấy xung quanh nhiều người mắc sởi quá, tôi có nên đưa con đi tiêm phòng sớm?
Bác sĩ Hồ Thị Hồng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đồng Nai
Hiện nay, bệnh sởi đang gia tăng tại nhiều nước trên thế giới và khu vực lân cận Việt Nam. Bên cạnh đó, nhiều trẻ em Việt vẫn chưa được tiêm chủng đúng lịch, chưa tiêm đủ mũi các vaccine trong những năm gần đây là yếu tố nguy cơ gây bùng phát dịch bệnh, bao gồm bệnh sởi.
Video đang HOT
Thời tiết giao mùa với sự gia tăng giao lưu, du lịch, vì vậy bệnh rất dễ lây lan và gây dịch nếu không kịp thời thực hiện các biện pháp phòng bệnh.
Để chủ động phòng chống bệnh sởi, biện pháp tốt nhất là tiêm vaccine. Người dân cần chủ động đưa con em từ 9 tháng tuổi chưa tiêm phòng sởi hoặc từ 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi đến trạm y tế xã, phường để tiêm.
Chỉ 80-85% trẻ được tiêm một mũi vaccine sởi lúc 9-11 tháng tuổi đáp ứng miễn dịch. Tỷ lệ bảo vệ có thể nâng lên 90-95% nếu bé được tiêm mũi thứ hai lúc 18 tháng tuổi.
Sau khi được tiêm đủ 2 mũi vaccine theo lịch, trẻ có thể có miễn dịch suốt đời với bệnh. Trẻ trên 5 tuổi và người lớn chưa được tiêm vaccine sởi cần tiêm phòng tại các điểm tiêm chủng dịch vụ. Nếu không tiêm, mọi người sẽ có nguy cơ rất cao mắc bệnh sởi bất kỳ lúc nào.
Hải Phòng: Số ca mắc sốt xuất huyết tiếp tục tăng nhanh
Tình hình bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD) tại TP. Hải Phòng đang diễn biến hết sức phức tạp, số ca mắc mới tiếp tục tăng nhanh trong 4 tuần gần đây.
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, tính từ ngày 24/6/2024 đến ngày 30/6/2024 (tuần 26), TP. Hải Phòng ghi nhận 794 ca mắc SXHD giảm 18 ca so với tuần trước. Tích lũy từ đầu năm hết hết tuần 26, Hải Phòng ghi nhận 2.811 trường hợp mắc, không ghi nhận ca tử vong, so với cùng kỳ năm 2023 (98 trường hợp mắc/0 tử vong) số ca mắc tăng 28,6 lần, dịch bệnh SXHD.
Sở Y tế TP. Hải Phòng ghi nhận tuần 26/2024 phát sinh 110 ổ dịch SXHD mới. Tích lũy từ đầu năm đến nay, Hải Phòng ghi nhận 730 ổ dịch, trong đó số ổ dịch đang hoạt động là 252, số ổ dịch đã dừng hoạt động là 478, số ổ dịch đang hoạt động có ghi nhận bệnh nhân thứ phát là 61. Các quận, huyện có số ổ dịch đang hoạt động cao là: quận Hải An (110 ổ); quận Lê Chân (39 ổ); huyện Vĩnh Bảo (19 ổ); quận Hồng Bàng (17 ổ); huyện An Dương (19 ổ).
Tính đến ngày 2/7/2024, tổng số ca mắc trên địa bàn thành phố là 3.055 ca, đã có 14/15 quận, huyện có ca mắc SXHD. Một số quận, huyện có số ca mắc cao như: Lê Chân (1.850 ca), Hải An (448 ca), Ngô Quyền (263 ca), An Dương (113 ca).
Phun thuốc giệt muỗi.
Nhằm tăng cường và chủ động trong công tác phòng, chống SXHD, giảm thiểu nguy cơ bùng phát và biến chứng nặng dẫn đến tử vong Sở Y tế đề nghị Phòng Y tế, Trung tâm Y tế các quận, huyện tiếp tục duy trì công tác giám sát bệnh nhân trên địa bàn để sớm phát hiện ca mắc mới, khoanh vùng xử lý triệt để ổ dịch theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế tại Quyết định số 3711/QĐ-BYT ngày 19/9/2014, không để ổ dịch kéo dài.
Đồng thời, Sở Y tế đã yêu cầu Phòng Y tế, Trung tâm Y tế các quận, huyện phối hợp với các ban, ngành, cơ quan trên địa bàn, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch SXHD, tổ chức chiến dịch diệt lăng quăng, bọ gậy, thu gom phế thải, vệ sinh môi trường, đặc biệt là tại các địa bàn có dịch ít nhất 1 lần/tuần.
Cùng với đó, triển khai truyền thông bằng nhiều hình thức khác nhau một cách thường xuyên và liên tục để nâng cao ý thức người dân trong phòng, chống bệnh SXHD. Tiếp đến, rà soát hóa chất, vật tư, trang thiết bị, máy móc phục vụ công tác phòng chống dịch và căn cứ thực tế dự trù nhu cầu kinh phí trình UBND quận, huyện bố trí nguồn kinh phí.
Theo Sở Y tế, nguyên nhân dịch SXHD bùng phát và lây lan là do thời tiết nóng ẩm thất thường vừa qua, kết hợp nhiều khu dân cư công tác vệ sinh môi trường còn kém, cống rãnh hở... đã tạo điều kiện thuận lợi cho ký sinh trùng, muỗi phát triển.
Gia Lai: Một trường hợp tử vong sau khi bị chó lạ cắn cách đây 2 tháng Sáng 4/7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai cho biết, trên địa bàn xã Krong, huyện Kbang vừa có một trường hợp tử vong do chó dại cắn. Cụ thể, bệnh nhân tử vong được xác định là Đinh Drơng (SN 1957, trú tại làng Klếch, xã Krong, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai). Theo tiền sử dịch tễ, người nhà...