Thời điểm nào nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm?
Bắt đầu cho trẻ ăn dặm giúp trẻ làm quen với các thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Tuy nhiên, ăn dặm cần được bắt đầu vào thời điểm thích hợp để đảm bảo hiệu quả và an toàn. Ăn dặm quá sớm hay quá muộn đều gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của trẻ.
1. Vì sao cần nên bắt đầu cho trẻ vào thời điểm thích hợp?
Ăn dặm là hoạt động chủ động nhằm cho trẻ làm quen với các thức ăn khác ngoài sữa mẹ và góp phần bổ sung thêm dinh dưỡng phục vụ cho sự phát triển của trẻ. Là bước chuyển từ việc sử dụng sữa mẹ đơn độc sang một thực đơn đa dạng với sự phối hợp của nhiều loại thực phẩm khác nhau.
Tuy nhiên, không phải bất kỳ thời điểm nào cũng có thể bắt đầu cho trẻ ăn dặm. Bắt đầu cho trẻ ăn dặm quá sớm hay quá muộn đều gây nên những hậu quả khó lường cho sức khỏe của trẻ.
Những hậu quả của bắt đầu cho trẻ ăn dặm không đúng lúc:
- Ăn dặm quá sớm: Bắt đầu cho trẻ ăn dặm quá sớm khi các chức năng tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện sẽ dẫn đến nhiều tình trạng như đầy bụng, chướng hơi, tổn thương dạ dày, ruột, tăng nguy cơ dị ứng, ảnh hưởng đến thận. Hơn nữa, ở giai đoạn sớm thể tích dạ dày của trẻ là rất nhỏ, bắt đầu cho trẻ ăn dặm vào giai đoạn này sẽ khiến trẻ có cảm giác no và không thèm bú, nên dễ dẫn đến suy dinh dưỡng.
- Ăn dặm quá muộn: Mặc dù bắt đầu cho trẻ ăn dặm muộn khi trẻ đã lớn có thể giúp giảm nhẹ các hậu quả do hệ tiêu hóa chưa phát triển như ăn dặm sớm. Tuy nhiên, khi ăn dặm muộn trẻ cũng phải đối mặt với nhiều nguy cơ khác nhau, đặc biệt là các nguy cơ do cung cấp thiếu dinh dưỡng so với nhu cầu cơ thể mà chỉ mình sữa mẹ không thể đáp ứng đủ. Các hậu quả thường thấy của bắt đầu cho trẻ ăn dặm muộn kể đến như suy dinh dưỡng thấp còi, chậm phát triển trí tuệ, thiếu máu,…
2. Thời điểm nào thích hợp để bắt đầu cho trẻ ăn dặm?
Video đang HOT
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, từ 4 tháng tuổi hệ tiêu hóa của trẻ đã có khả năng bắt đầu bài tiết cơ bản các men tiêu hóa, nhưng mức độ hoàn thiện vẫn chưa thực sự tốt đáp ứng các yêu cầu cho ăn dặm. Chính vì thế, mặc dù đã có sự bài tiết các men tiêu hóa nhưng việc bắt đầu cho trẻ ăn dặm vào thời điểm 4 tháng vẫn là quá sớm và có thể gây hại cho trẻ.
Thời điểm thích hợp để bắt đầu cho trẻ ăn dặm nhận được sự đồng ý nhiều nhất hiện nay là khi trẻ được 6 tháng tuổi. Bởi khi này hệ thống tiêu hóa của trẻ đã hoàn thiện ở mức độ cao hơn giúp hoạt động tiêu hóa hiệu quả, cũng như nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng của trẻ cũng cao hơn mà chỉ việc bú sữa mẹ đơn độc không thể đáp ứng được. Vì vậy trẻ cần được ăn dặm để đáp ứng các nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
Thức ăn sử dụng khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm nên được hầm nhừ, nấu kỹ và xay nhuyễn trước khi cho trẻ ăn để đảm bảo việc ăn và tiêu hóa dễ dàng hơn. Đồng thời các loại bột ăn dặm cũng nên chứa nguồn dinh dưỡng đa dạng bao gồm chất đường bột, chất đạm, chất béo, chất xơ, vitamin,… để giúp trẻ cân bằng dinh dưỡng.
Đồng thời cha mẹ cũng cần nhớ, mặc dù trẻ đã được cho ăn dặm nhưng vẫn phải cho trẻ bú bình thường, không nên ngưng bú để giúp trẻ ăn nhiều hơn. Bởi trong giai đoạn này, ăn dặm vẫn chỉ đóng vai trò phụ trợ, chưa thể thay thế cho sữa mẹ trong cung cấp dinh dưỡng cho trẻ.
Có thể thấy rằng, cho trẻ ăn dặm quá sớm hay quá muộn đều gây nên các hậu quả sức khỏe hết sức nghiêm trọng và lâu dài cho sức khỏe của trẻ. Do đó, cha mẹ hãy bắt đầu cho trẻ ăn dặm vào thời điểm thích hợp để đảm bảo ăn dặm hiệu quả và an toàn cho trẻ.
QN
Bổ sung sắt trước khi mang thai thế nào cho đúng?
Sắt là nguyên liệu chính để sản xuất máu cho cơ thể. Khi mang thai, nhu cầu sắt ở người mẹ tăng lên rất nhiều. Do đó, nếu không chuẩn bị bổ sung sắt trước khi mang thai thì mẹ và bé rất có nguy cơ thiếu máu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
1. Tại sao cần bổ sung sắt trước khi mang thai?
Sắt là thành phần chính để cấu tạo ra huyết sắc tố hemoglobin. Hemoglobin lại có chức năng mang oxy đi khắp cơ thể, phục vụ quá trình hô hấp của tế bào. Nếu thiếu sắt kéo dài, quá trình sinh hồng cầu sẽ bị rối loạn, dẫn đến thiếu máu. Chúng ta cần sắt mỗi ngày, việc bổ sung sắt trước khi mang thai càng quan trọng hơn.
Khi mang thai, thể tích máu ở người mẹ sẽ tăng lên khoảng 50% so với bình thường. Do đó, nhu cầu sắt của cơ thể cũng tăng lên 6 lần. Vì cơ thể người phụ nữ đều trải qua kỳ kinh nguyệt hàng tháng nên lượng sắt dự trữ trong người không nhiều. Nếu người mẹ không bổ sung sắt trước khi mang thai thì nguy cơ bị thiếu máu thai kỳ là rất cao.
Những nguy hiểm mà mẹ bầu và thai nhi sẽ gặp nếu thiếu máu thai kỳ là:
- Đối với phụ nữ mang thai: Thiếu máu nhẹ thường gây ra hoa mắt, chóng mặt. Nếu không cẩn thận, mẹ bầu có thể bị té ngã gây sảy thai. Nếu thiếu sắt kéo dài sẽ làm tăng tỉ lệ nhiễm trùng, nâng cao nguy cơ tử vong của mẹ và bé. Thiếu sắt cũng có thể gây biến chứng hậu sản, chẳng hạn như băng huyết sau sinh.
- Đối với thai nhi: Thiếu sắt sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Chẳng hạn như suy dinh dưỡng bào thai, nhiễm trùng, nhẹ ký, sinh non, thai nhi phát triển kém về cả thể lực và trí lực. Vì vậy, thiếu sắt kéo dài sẽ khiến chỉ số IQ của trẻ sinh ra sụt giảm rất nhiều.
Theo nghiên cứu, cơ thể người phụ nữ cần dự trữ được tối thiểu 300mg sắt trước khi thụ thai để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh. Vì những lí do trên, bổ sung sắt trước khi mang thai là việc làm cần thiết, các mẹ bầu không được lơ là. Bổ sung sắt đầy đủ sẽ giúp cơ thể người mẹ khỏe mạnh, sẵn sàng cho một thai kỳ hoàn hảo. Thai nhi cũng sẽ phát triển toàn diện và an toàn hơn.
2. Bổ sung sắt trước khi mang thai thế nào cho đúng?
Sắt khá dồi dào trong các loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày. Ví dụ như rau ngót, rau muống, cá biển, thịt nạc,... Tuy nhiên, sắt từ thực phẩm là không đủ để phục vụ nhu cầu cho phụ nữ trước khi mang thai. Mặt khác, không phải cơ thể nào cũng dễ dàng hấp thu sắt có trong thức ăn. Do đó, cách bổ sung đầy đủ và đơn giản nhất là uống bổ sung sắt trước khi mang thai. Đây là cách làm hiệu quả và rất tiện lợi. Tuy nhiên, bổ sung sắt trước khi mang thai cũng cần lưu ý khá nhiều điều nếu không muốn phản tác dụng:
- Khi có kế hoạch mang thai, bạn hãy đi khám bác sĩ để có sự chuẩn bị tốt nhất. Bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho bạn về loại sắt bạn nên uống và liều lượng thích hợp.
- Theo Tổ chức y tế thế giới WHO, cần bổ sung sắt trước khi mang thai ít nhất 3 tháng, với liều lượng là 30 - 60mg sắt mỗi ngày.
- Có 2 loại sắt là sắt nguyên tố và sắt hợp chất. Nếu bạn cần 30mg sắt nguyên tố mỗi ngày thì cần uống 90mg sắt sulfate, 90mg sắt funmarat, 150mg sắt sulfate heptahydrate, hoặc 250mg sắt gluconate. Vì bổ sung sắt trước khi mang thai qua đường tiêu hóa thì cơ thể chỉ hấp thụ được 10 - 20%. Do đó, nếu cơ thể cần 30mg sắt nguyên tố thì bạn cần uống khoảng 150mg sắt nguyên tố.
- Không uống sắt cùng với canxi hoặc sữa bởi canxi làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Canxi và sắt nên uống cách nhau ít nhất 1 giờ đồng hồ. Nên uống sắt cùng với vitamin C hoặc các loại nước ép hoa quả để tăng khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.
- Không uống sắt vào buổi tối bởi sắt sẽ gây khó ngủ.
- Bổ sung sắt trước khi mang thai có thể gây nóng trong, táo bón. Để hạn chế tác dụng phụ này, mọi người nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh. Nếu tình trạng táo bón nghiêm trọng, hãy xin ý kiến của bác sĩ để được tư vấn đổi thuốc hoặc giảm liều lượng.
Mai Nhung
Bàn tay lúc nào cũng lạnh có thể là dấu hiệu của bệnh nghiêm trọng Bạn có đôi bàn tay lạnh quanh năm? Nếu tay bạn lạnh buốt quanh năm ngay cả trong mùa hè nóng bức, thì ngoài yếu tố di truyền, tuổi cao hoặc gầy ốm, có thể do một số bệnh mạn tính. Nếu tay bạn lạnh buốt quanh năm ngay cả trong mùa hè nóng bức, thì ngoài yếu tố di truyền, tuổi cao...