Thời điểm chị em không nên sex
Nhiều chị em đắn đo không biết có nên làm ‘chuyện ấy’ trong những ngày đặt thuốc chữa các bệnh liên quan đến viêm nhiễm phụ khoa.
Chào bác sĩ. Em năm nay 25 tuổi mấy tuần gần đây em bị ngứa âm đạo, sau đó đi khám phụ khoa được bác sĩ chẩn đoán viêm nhiễm phụ khoa. Bác sĩ cho thuốc về đặt, hiện em đặt thuốc đến ngày thứ 5 nhưng bác sĩ bảo nên đặt thuốc 10 ngày. Tuy nhiên trong thời gian đặt thuốc em không muốn làm ‘chuyện ấy’ tình dục vì sợ viêm nhiễm lâu không khỏi và có thể lây cho chồng em.
Em không biết sau khi dừng đặt thuốc bao lâu thì có thể quan hệ bình thường được? Nếu quan hệ trong những ngày đặt thuốc có nguy hiểm không, hiện tại em đang rất lo lắng và vợ chồng em bối rối, em mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin chân thành cảm ơn! (Nguyễn Thị Thanh Vân)
Trả lời:
Thanh Vân thân mến!
Đặt thuốc trong âm đạo là một trong những phương pháp điều trị bệnh phụ khoa phổ biến và khá hiệu quả. Thuốc đặt âm đạo thường chứa các chất chống lại tác nhân gây bệnh, giúp làm thay đổi môi trường âm đạo có lợi cho vi khuẩn có lợi, điều trị nhanh viêm nhiễm phụ khoa.
Để việc đặt thuốc đạt hiệu quả cao ngay tức thì, người bệnh cần được thăm khám, xét nghiệm, xác định nguyên nhân gây bệnh và sử dụng đúng loại thuốc đặt phù hợp. Khi đặt thuốc phải thực hiện đúng thao tác theo chỉ dẫn của bác sĩ, đặt thuốc đủ liều, không nên thấy hết triệu chứng mà dừng không đặt thuốc, thăm khám lại để chắc chắn bệnh đã khỏi.
Không nên quan hệ trong ngày đặt thuốc tránh lây nhiễm chéo bệnh cho nhau (Ảnh minh họa: Internet)
Thông thường với những bệnh phụ khoa việc đặt thuốc phải tuân thủ hoàn toàn theo phác đồ điều trị của bác sĩ và việc đặt thuốc cũng phải đúng cách thì mới đạt hiệu quả cao. Bạn đang đặt thuốc ngày thứ 5, trong thời gian điều trị nếu phải đặt thuốc thì các bác sỹ thường khuyên các cặp vợ chồng nên kiêng quan hệ tình dục hoặc nếu có quan hệ thì phải dùng bao cao su để việc điều trị đạt hiệu quả cao nhất.
Video đang HOT
Nếu bạn đã được bác sỹ kê đơn thì phải đặt thuốc cho hết đơn của bác sỹ, sau đó đi kiểm tra lại để chắc chắn rằng việc chữa trị của mình có kết quả tốt thì mình mới nên có quan hệ tình dục trở lại.
Trong thời gian điều trị bạn nên vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đồ lót khăn lau nên thay thường xuyên, phơi ở những nơi thoáng mát, nhiều ánh nắng hoặc trước khi dùng có thể là để tránh vi khuẩn lây nhiễm trở lại. Cũng nên duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập luyện thể thao nhằm nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Ngoài ra khi vợ mắc bệnh viêm âm đạo kéo dài, nếu quan hệ tình dục không dùng các biện pháp bảo vệ thì khả năng lây sang chồng rất cao, vì vậy việc điều trị cho chồng cũng là điều cần thiết.
Việc chữa trị phải được thực hiện cho cả hai vợ chồng thì mới đảm bảo triệt để và tránh lây chéo lại cho nhau trong tương lai.
Sau khi hết đợt điều trị, bạn nên đi khám lại để được bác sĩ đánh giá lại tình trạng bệnh và từ đó mới biết bạn đã khỏi chưa, có thể có quan hệ tình dục lại với chồng hay nên tiếp tục kiêng cữ. Bạn nên nghiêm túc thực hiện việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ thì bệnh mới nhanh khỏi.
Chúc bạn vui khỏe!
BS Hoa Hồng
Theo Afamily
Giải đáp từ A-Z về viêm nhiễm âm đạo
Có tới 75% nữ giới bị viêm nhiễm ít nhất 1 lần trong đời. Vậy nên, cần chú ý về cách phòng tránh để 'cô bé' luôn khỏe mạnh.
1. Viêm nhiễm âm đạo là gì?
Viêm âm đạo là tình trạng có thể gây ngứa, chảy nước và đau đớn. Nguyên nhân thường do thay đổi trong sự cân bằng bình thường của vi khuẩn âm đạo hay nhiễm trùng.
Điều đáng nói là có tới 75% nữ giới bị viêm nhiễm ít nhất 1 lần trong suốt cuộc đời. Vậy nên, các bạn cần chú ý về cách phòng tránh để 'cô bé' luôn khỏe mạnh.
Viêm âm đạo là tình trạng có thể gây ngứa, chảy nước và đau đớn (Ảnh minh họa: Internet)
2. Biểu hiện của viêm nhiễm âm đạo?
Những biểu hiện phổ biến nhất của căn bệnh này là tình trạng ngứa rát ở xung quanh vùng 'tam giác vàng'. Ngoài ra, bạn cũng có thể chú ý thấy những triệu chứng như ngứa vùng âm hộ, âm đạo, kèm theo cảm giác bỏng rát, đau buốt khi đi tiểu hay quan hệ tình dục; có mùi hôi tại vùng kín và màu sắc của dịch âm đạo bất thường.
3. Có nên đi khám bác sĩ khi nghi viêm nhiễm âm đạo?
Tất nhiên là có. Bạn cần tới bác sĩ để biết chính xác mình có bị viêm nhiễm hay không. Bởi lẽ những triệu chứng của căn bệnh này cũng khá tương đồng với một số bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Thậm chí, chúng còn nguy hiểm hơn viêm nhiễm.
Nếu từng có tiền sử viêm nhiễm trước đó, bạn cần trao đổi thẳng thắn với bác sĩ để có liệu trình thuốc phù hợp.
4. Viêm nhiễm âm đạo được chẩn đoán như thế nào?
Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra vùng âm hộ để nắm rõ biểu hiện sưng đỏ và xuất hiện khí hư bất thường. Họ cũng có thể lấy bông gạc thấm dịch từ 'cô bé' để xét nghiệm. Mẫu kiểm tra được đặt dưới kính hiển vi và sẽ thấy rõ loại nấm, vi khuẩn gây viêm nhiễm.
Cần kiểm tra thường xuyên để sớm phát hiện viêm nhiễm âm đạo (Ảnh minh họa: Internet)
5. Tại sao bị viêm nhiễm âm đạo?
Rất nhiều nguyên nhân dẫn tới viêm nhiễm âm đạo như stress, thiếu ngủ, ốm yếu, chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, ăn nhiều đường, nguyệt san...
6. Quan hệ tình dục có gây viêm nhiễm âm đạo?
Có, nhưng hiếm khi xảy ra. Rất ít trường hợp bị viêm nhiễm âm đạo do quan hệ tình dục, mà chủ yếu là bởi hệ miễn dịch kém.
7. Làm gì khi tái viêm nhiễm âm đạo?
Hãy đến bác sĩ kiểm tra. Khoảng 5% nữ giới mắc viêm nhiễm âm đạo hơn 4 lần trong 1 năm, đặc biệt đối với bệnh nhân tiểu đường hay có hệ miễn dịch yếu bẩm sinh.
Theo VNE
Những bí ẩn về vùng kín của nàng! Âm vật là bộ phận dành riêng cho khoái cảm tình dục của người phụ nữ do dung chứa tới 8.000 đầu mút dây thần kinh. Âm vật là nơi quy tụ 8.000 đầu mút thần kinh. Những gì chúng ta thường gọi là âm đạo thực chất chỉ là một phần nhỏ trong 'vùng kín' của phụ nữ. Âm vật là nơi...