Thời điểm Campuchia tập trận bắn đạn thật có gì đặc biệt?
Ngày 30/12, Campuchia đã tổ chức cuộc diễn tập bắn đạn thật nhằm tăng cường năng lực của Lực lượng vũ trang Hoàng gia Campuchia. Cuộc diễn tập nằm trong bối cảnh Campuchia đang căng thẳng vì biểu tình phản đối chính phủ.
Tổng Tư lệnh Lực lượng Vũ trang Hoàng gia Campuchia, Tướng Pol Saroeun cho biết cuộc diễn tập được tổ chức tại thao trường ở tỉnh Kampong Speu, cách thủ đô Phnom Penh khoảng 70km về phía Tây với sự tham gia của 1.900 binh sỹ.
Bắn rocket BM-21 trong cuộc tập trận bắn đạn thật ở tỉnh Kampong Speu
Bên cạnh đó, các dàn pháo phản lực BM-21 cũng được đưa vào hạng mục bắn đạn thật trong cuộc diễn tập này.
Phát biểu với báo giới, Tướng Tea Banh – Bộ trưởng Bộ quốc phòng Campuchia cho biết, cuộc tập trận sẽ nhằm thử nghiệm các loại vũ khí mới cũng như xây dựng nguồn nhân lực cho quân đội.
Trên thực tế, cuộc diễn tập diễn ra trong bối cảnh Campuchia đang xảy ra các cuộc biểu tình phản đối chính phủ Thủ tướng Hun Sen và đòi tổ chức lại cuộc bầu cử quốc hội diễn ra hồi tháng 7 vừa qua.
Từ năm 2010 đến nay, Campuchia đã thực hiện 3 cuộc diễn tập với quy mô lớn.
Ngày 2/4, Quân đội Hoàng gia Campuchia cũng tiến hành cuộc diễn tập quân sự bắn đạn thật quy mô lớn
Tham gia cuộc diễn tập bắn đạn thật tại trường bắn ở tỉnh Kompong Speu, cách Phnom Penh khoảng 70km còn có các đơn vị pháo 130 ly, các đơn vị tăng thiết giáp và lực lượng thuộc các quân binh chủng khác trong Quân đội Hoàng gia Campuchia và pháo phản lực BM21
Lực lượng pháo binh Campuchia đã bắn khoảng 40 viên đạn pháo 130 ly, gần 100 quả pháo phản lực BM21 với tầm bắn từ 14 đến 40 km. Cuộc diễn tập được đánh giá là an toàn, và thành công khi 100% số đơn vị tham gia bắn trúng mục tiêu.
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Tea Banh chủ trì tập trận. Ông cho biết mục đích tập trận nhằm củng cố năng lực quân đội và thử nghiệm công nghệ vũ khí mới. Ông khen ngợi các binh sĩ đã tập trận thành công, tất cả đạn pháo đều bắn trúng mục tiêu. Trung tướng Phó Tổng tư lệnh Eth Sarath cho biết cuộc tập trận không nhằm vào bất cứ nước nào.
Video đang HOT
Cuộc diễn tập diễn ra trong bối cảnh Campuchia và Thái Lan đang chờ đợi phán quyết của Tòa án Công lý Quốc tế về khu đất tranh chấp giữa hai nước gần khu đền cổ Preah Vihear. Tuy nhiên, lãnh đạo Chính phủ Campuchia đã nhiều lần khẳng định, Campuchia mong giải quyết vấn đề biên giới với nước láng giềng bằng phương thức hoà bình.
Trước đó, trong cuộc tập trận vào tháng 3/2010, lần đầu tiên Campuchia đã sử dụng pháo BM21. Khi đó, Campuchia đã bắn 215 quả đạn pháo, với tầm bắn từ 20 đến 40 km. Lần tập trận này đúng với thời điểm nước này vừa xảy ra vụ xung đột biên giới với Thái Lan.
Cụ thể, vào tháng 1/2010, quân đội Campuchia và Thái Lan đã đụng độ tại khu vực biên giới tranh chấp, phía đông ngôi đền Preah Vihear.
Tướng Chea Dara, phó tư lệnh các lực lượng vũ trang hoàng gia Campuchia kiêm chỉ huy tại khu vực biên giới gần đền Preah Vihear khi ấy cho biết: Cuộc giao tranh kéo dài vài phút sau khi quân đội Thái xâm nhập lãnh thổ Campuchia ở một địa điểm cách đền Preah Vihear khoảng 20km về phía đông. Quân đội Thái nổ súng trước và Campuchia bắn trả để tự vệ. Phía Campuchia không có thương vong.
Đến ngày 29/1/2010, một cuộc đọ súng tiế tục xảy ra ở tỉnh Pursat của Campuchia. Binh lính Campuchia báo cáo rằng vụ đụng độ này đã cướp đi sinh mạng của một binh sĩ và làm bị thương một vài binh sĩ khác bên phía Thái Lan.Trong khi đó, không có ai bị thương hoặc thiệt mạng bên phía Campuchia.
Theo Đất việt
Những pháo tự hành nguy hiểm nhất thế giới
Quân đội nhiều nước sở hữu các loai phao tư hanh vơi tôc đô bắn nhanh, uy lực mạnh, sức tàn phá lớn nhât thê giơi.
BM-13, hay còn được biết đến với cái tên Katyusha huyền thoại, la đại diện nổi tiếng nhất của các pháo phản lực tự hành của Liên Xô.
BM-13 gồm một xe tải gắn các ray phóng. Nó bắn các đạn rocket M-13 cỡ 132 mm, tầm bắn 5,4 km.
Chỉ trong vòng chưa đến 10 giây, pháo phản lực BM-13 trút hơn 4 tấn thuốc nổ mạnh xuống diện tích khoảng 4 héc ta với uy lực hủy diệt lớn.
Sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, Liên Xô tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu các pháo phản lực tự hành như BM-24 (12 ống phóng, 240 mm), BMD-20 (4 ống phóng, 200 mm), BM-14-16 (16 ống phóng, 140 mm)...
Pháo phản lực BM-21 Grad là một huyền thoại của pháo binh, bậc thầy của pháo phản lực.
Xuất hiện năm 1964, BM-21 là nỗi kinh hoàng của mọi mục tiêu mà nó tấn công.
Với 40 ống phóng rocket 122 mm mỗi xe, một tiểu đoàn BM-21 có thể trút đến 720 quả đạn xuống mục tiêu chỉ trong 20 giây, hủy diệt một vùng rộng lớn cách xa 20-40 km.
BM-21 còn có thể dùng để rải mìn từ xa rất nhanh chóng, cho phép triển khai chặn bước tiến hay cắt đường rút lui của đich.
Sau sự thành công của BM-21 Grad, Liên Xô sau này ghi dấu ấn với thiết kế BM-30 Smerch. Đây được xem là bước nhảy vọt mang tính cách mạng trong pháo phản lực tự hành.
BM-30 Smerch được thiết kế với 12 ống phóng cỡ 300 mm. Chúng có thể bắn các loại đạn rocket chứa thuốc nổ tới 200-300 kg, tầm bắn xa 90 km.
Đặc biệt, BM-30 có thể bắn các đạn mẹ - con 9M55K1 tự săn tìm mục tiêu, tiêu diệt xe tăng - thiết giáp của địch ở cự ly không tưởng 70-90 km.
Sự phát triển của pháo phản lực Liên Xô (Nga) cũng tạo ảnh hưởng ít nhiều đến quốc gia có truyền thống dùng vũ khí Liên Xô như Trung Quốc, Triều Tiên.
Với Trung Quốc, dựa trên cơ sở tham khảo BM-21 Grad hay BM-30 Smerch, nước này tự tạo cho mình hàng loạt thiết kế pháo phản lực như Type-82, Type-89, WM-80, WS-1, A-100...
Mỹ cung sơ hưu một loại pháo phản lực là M270 MLRS do tập đoàn Lockheed Martin sản xuất và trang bị cho lục quân.
Một xe M270 khai hỏa sẽ phóng 8.000 đầu đạn (nhỏ) trong 60 giây với tầm bắn khoảng 32 km.
Theo Zing
Mỹ phóng LGM-30 Minuteman-3 "dằn mặt" Trung Quốc? Ngày 17-12, Mỹ đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) LGM-30 Minuteman-3 không mang đầu đạn từ bờ biển California. Tên lửa Minuteman-3 được phóng từ Căn cứ không quân Vandenberg lúc 4h36 phút - giờ địa phương (tức 12h36 GMT). Tên lửa đã vượt qua quãng đường 6.760 km, bay qua Thái Bình Dương tới mục...