Thời điểm BHYT đủ 5 năm liên tục tính như thế nào?
Tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) là cách tốt nhất để người dân chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình, đặc biệt với chính sách BHYT 5 năm liên tục. Vậy, thời điểm BHYT đủ 5 năm liên tục tính như thế nào?
Thời điểm BHYT đủ 5 năm liên tục tính như thế nào? (Ảnh minh họa)
Cách tính thời điểm BHYT đủ 5 năm liên tục
Theo quy định tại khoản 5 Điều 12 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, thời gian tham gia bảo hiểm y tế liên tục là thời gian sử dụng ghi trên thẻ BHYT lần sau nối tiếp lần trước. Người tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục là người có thời gian tham gia BHYT gián đoạn không quá 3 tháng.
Trong đó, thời gian tham gia BHYT của một số đối tượng đặc biệt được xác định như sau:
Thứ nhất, người được cơ quan có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, làm việc hoặc theo chế độ phu nhân, phu quân hoặc con đẻ, con nuôi hợp pháp dưới 18 tuổi đi theo bố hoặc mẹ công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thì thời gian ở nước ngoài được tính là thời gian tham gia BHYT.
Thứ 2, người lao động đi lao động ở nước ngoài thì thời gian tham gia BHYT trước khi đi được tính là thời gian đã tham gia BHYT nếu tham gia BHYT khi về nước trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhập cảnh.
Thứ 3, người lao động trong thời gian làm thủ tục chờ hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp thì thời gian đã tham gia BHYT trước đó được tính là thời gian đã tham gia BHYT.
Thứ 4, sĩ quan quân đội, công an… khi nghỉ hưu, xuất ngũ, chuyển ngành hoặc thôi việc, nếu thời gian học tập, công tác trong quân đội, công an và tổ chức cơ yếu chưa tham gia BHYT thì thời gian đó được tính là thời gian tham gia BHYT liên tục.
Cụ thể hơn, khoản 1 Điều 3 Quyết định 1313/QĐ-BHXH nêu rõ, người tham gia BHYT 5 năm liên tục là người có dòng chữ “Thời điểm đủ 05 năm liên tục: Từ ngày …./…./…..” được in phía cuối thẻ BHYT, giúp người tham gia BHYT và cơ sở y tế xác định được thời gian đóng BHYT.
Với những người chưa đủ 5 năm liên tục thì trên thẻ BHYT sẽ không có dòng chữ này. Do đó, người tham gia BHYT có thể nhìn dòng chữ này trên thẻ BHYT của mình để xác định được thời điểm bảo hiểm y tế 5 năm liên tục.
Đóng BHYT 5 năm liên tục được hưởng những lợi ích gì?
Căn cứ khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014, so với những người khác, người tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng nếu có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến.
Tức là, người tham gia BHYT 5 năm liên tục được thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh phải đáp ứng đủ 2 điều kiện sau:
Thứ nhất, có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở
Trước ngày 30/6/2020, lương cơ sở áp dụng mức 1,49 triệu đồng/tháng thì số tiền cùng chi trả phải lớn hơn 6 x 1,49 triệu đồng = 8,94 triệu đồng.
Video đang HOT
Từ ngày 1/7/2020, lương cơ sở áp dụng mức 1,6 triệu đồng/tháng thì số tiền cùng chi trả phải lớn hơn 6 x 1,6 triệu đồng = 9,6 triệu đồng.
Điều này đồng nghĩa, từ 1/7/2020, người bệnh phải thanh toán số tiền cùng chi trả lớn hơn so với thời điểm hiện nay thì mới được hưởng quyền lợi nêu trên.
Thứ 2, khám, chữa bệnh đúng tuyến.
Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 40/2015/TT-BYT, khi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, người dân được coi là đi đúng tuyến nếu thuộc một trong các trường hợp:
- Người có thẻ BHYT đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám, chữa bệnh tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám, chữa bệnh BHYT tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa, hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh.
- Người có thẻ BHYT đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám, chữa bệnh tuyến xã chuyển tuyến đến bệnh viện huyện, gồm cả bệnh viện huyện đã được xếp hạng I, hạng II và bệnh viện y học cổ truyền tỉnh (trong trường hợp bệnh viện huyện không có khoa y học cổ truyền).
- Người có thẻ BHYT được bệnh viện tuyến huyện, gồm cả bệnh viện đã được xếp hạng I, hạng II và bệnh viện đa khoa, chuyên khoa, viện chuyên khoa, trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh chuyển đến trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh hoặc bệnh viện đa khoa, chuyên khoa, viện chuyên khoa tuyến tỉnh cùng hạng hoặc hạng thấp hơn.
- Trường hợp cấp cứu: Người bệnh được cấp cứu tại bất kỳ cơ sở khám, chữa bệnh nào. Sau giai đoạn điều trị cấp cứu, người bệnh được chuyển vào điều trị nội trú tại cơ sở khám, chữa bệnh nơi tiếp nhận cấp cứu hoặc được chuyển đến cơ sở khám, chữa bệnh khác để tiếp tục điều trị theo yêu cầu chuyên môn hoặc được chuyển về nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu.
- Trường hợp người bệnh được chuyển tuyến có bệnh khác kèm theo, bệnh được phát hiện hoặc phát sinh ngoài bệnh đã ghi trên giấy chuyển tuyến, cơ sở khám, chữa bệnh nơi tiếp nhận thực hiện việc khám, chữa bệnh đối với các bệnh đó trong phạm vi chuyên môn.
Ngoài ra, khoản 7 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP còn quy định trường hợp người tham gia BHYT trong thời gian đi công tác, làm việc lưu động, học tập trung được khám, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám, chữa bệnh cùng tuyến hoặc tương đương với cơ sở đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ BHYT.
Ngang nhiên rao bán thuốc trị dịch tả lợn châu Phi với giá triệu đồng/kg
Phản ánh với chúng tôi, nhiều chủ trang trại chăn nuôi lợn ở các tỉnh phía Nam tỏ ra bức xúc trước tình trạng một cán bộ của Công ty TNHH Thương mại XNK NOVARTIC (Công ty NOVARTIC), có địa chỉ ở quận Bình Thạnh (TP.Hồ Chí Minh) ngang nhiên rao bán thuốc trị dịch tả lợn châu Phi cho bà con chăn nuôi lợn với giá vài triệu đồng/kg.
Sản phẩm thuốc bổ BONIVAR-100 đang được Công ty TNHH Thương mại XNK NOVARTIC rao bán rộng rãi trên thị trường phục vụ người chăn nuôi tái đàn lợn nhưng chưa được cơ quan chức năng cấp phép lưu hành trên thị trường Việt Nam.
Cần bao nhiêu cũng có
Dịch tả lợn châu Phi bùng phát đã khiến nhiều trang trại, nông hộ chăn nuôi lợn tại các tỉnh bị xóa sổ. Tuy nhiên, ngay sau khi đại dịch nguy hiểm này được kiểm soát và khống chế, các chủ trang trại đã đổ xô tìm mua giống lợn để tiếp tục chăn nuôi mong thu hồi vốn và làm giàu.
Mới đây, ông Phạm Văn Nam, chủ một trại nuôi heo ở huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) đã tìm mua được hơn 50 con heo loại trên dưới 10kg/con với giá gần 3 triệu đồng/con. Biết mình phải mua heo giống với giá quá cao nhưng ông Nam vẫn vay tiền người thân để tái đàn bằng mọi giá.
Dù trước khi vào giống, vị chủ trại này đã tiến hành khử trùng và vệ sinh chuồng trại cẩn thận nhiều tháng qua nhưng ông Nam vẫn lo ngại dịch tả heo châu Phi sẽ lại tái phát. Chính vì thế, ông đã tìm thêm mua nhiều loại thuốc bổ, thức ăn bổ sung để chăm sóc, tăng sức đề kháng cho đàn vật nuôi của mình.
Ông Nam cho biết, nắm bắt được tâm ý của ông và nhiều chủ trang trại nuôi heo ở địa bàn, mới đây, một cán bộ của Công ty NOVARTIC đã chủ động kết nối và rao bán sản phẩm thuốc bổ và thuốc trị dịch tả lợn châu Phi qua mạng trang mạng xã hội facebook "Hoạt Chất Kích Tăng Trưởng Và Tăng Cường Miễn Dịch Cho Heo" khiến vợ chồng ông vô cùng bất ngờ.
"Chúng tôi cũng rất băn khoăn và nghi ngờ thuốc giả nên chưa dám mua dùng. Rõ ràng, đại dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra và tàn phá ngành chăn nuôi lợn tại nhiều nước trên thế giới nhưng đến nay các nước vẫn chưa sản xuất được vaccine, thuốc đặc trị dịch tả, trong khi đơn vị này lại ngang nhiên rao bán công khai, lừa người chăn nuôi như vậy", ông Nam bức xúc nói.
Theo ông Nam, điều đáng nói là việc rao bán thuốc trị dịch tả của đơn vị này đã diễn ra nhiều tháng nay nhưng các cơ quan chức năng vẫn chưa phát hiện và xử lý.
Thông qua các đầu mối, trang mạng có tên "Hoạt Chất Kích Tăng Trưởng Và Tăng Cường Miễn Dịch Cho Heo" rao bán thuốc trị dịch tả lợn châu Phi mà ông Nam cung cấp, PV Dân Việt đã nhanh chóng tiếp cận và kết nối được với vị cán bộ tên Quý được cho là Trưởng nhóm kinh doanh mảng dinh dưỡng cho heo của Công ty TNHH Thương mại XNK NOVARTIC (có địa chỉ tại 628 Điện Biên Phủ, phường 22, Quận Bình Thạnh, TP.HCM).
Trong vai người nuôi lợn có nhu cầu mua sản phẩm thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y, chúng tôi được vị cán bộ này "chăm sóc", mời chào mua sản phẩm rất nhiệt tình.
"Hiện nay bên công ty em đang bán rộng rãi sản phẩm thuốc bổ BONIVAR-100 với giá 1,2 triệu đồng/kg. Anh chỉ cần mua về dùng 1kg thuốc trộn với 1 tấn thức ăn cho heo ăn hàng ngày sẽ chống được vi khuẩn và virus xâm nhập gây hại cho heo", vị cán bộ này khẳng định.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện trên trang web "http://novartic.net/" của Công ty TNHH Thương mại XNK NOVARTIC cũng đang rao bán công khai sản phẩm thuốc bổ BONIVAR-100 với giá 1,2 triệu đồng/kg.
Sản phẩm thuốc bổ BONIVAR-100 đang được Công ty TNHH Thương mại XNK NOVARTIC rao bán rộng rãi trên thị trường phục vụ người chăn nuôi tái đàn chưa được cơ quan chức năng cấp phép lưu hành trên thị trường Việt Nam.
Đối với các trường hợp trại phát hiện heo dương tính với dịch tả lợn châu Phi, vị cán bộ này cũng khẳng định sẵn sàng cung cấp loại thuốc trị dịch tả lợn châu Phi ngay với giá khoảng 2,3 triệu đồng/kg.
"Thuốc HIPO PLUS do công ty em sản xuất bằng các nguyên liệu nhập khẩu chất lượng cao nên bà con yên tâm sử dụng. Dù heo đã dương tính với dịch tả lợn châu Phi nhưng khi ăn được loại thuốc này sẽ vẫn khỏe, phát triển và tiêu thụ bình thường", anh Quý tiết lộ.
Khi được PV Dân Việt hỏi về nguồn gốc, giấy phép sản xuất, kinh doanh, vị cán bộ này tỏ ra rất lúng túng. "Sản phẩm của công ty mới sản xuất và đang tiến hành đăng ký với cơ quan chức năng. Do sản xuất độc quyền nên chúng em xin không tiết lộ thông tin về các thành phần của thuốc", vị này nói.
Dù chưa được cơ quan chuyên môn cho phép nhưng một cán bộ của Công ty TNHH Thương mại XNK NOVARTIC đã rao bán loại thuốc HIPO PLUS ( sản phẩm được sản xuất từ 12/6/2019 và hạn dùng đến tháng 5/2022) được cho là trị được dịch tả lợn châu Phi.
Hơn nữa, loại thuốc này đã được công ty bán cho các trang trại lớn tại các tỉnh khu vực phía Nam, có trại mua cả tấn thuốc và sản phẩm cũng được dùng cho đàn lợn hàng chục nghìn con của công ty tại Tây Ninh và Đắk Lắk, đều cho hiệu quả rất tốt nên anh cứ yên tâm mua dùng", vị cán bộ này chia sẻ.
Trao đổi qua điện thoại, anh Quý cho hay: Việc dùng loại thuốc trị dịch tả lợn châu Phi này cũng giống như cách dùng của thuốc bổ BONIVAR-100. Theo đó, khi phát hiện đàn lợn bị dịch tả, bà con chỉ cần mua 1kg thuốc HIPO PLUS trộn với 1 tấn thức ăn và cho lợn ăn hàng ngày sẽ giúp đàn vật nuôi khỏe mạnh và phát triển bình thường.
"Công ty chỉ bán hàng cho khách thân quen. Tuy nhiên, nếu anh có nhu cầu, chúng em cũng có thể chia nhỏ thùng thuốc 25kg bán lẻ khoảng 2kg để anh dùng thử... Hiện hàng rất sẵn, nếu khách có nhu cầu mua bao nhiêu công ty cũng có để đáp ứng", vị cán bộ này nói.
Sản phẩm thuốc HIPO PLUS được cho là có thể chữa trị được dịch tả lợn châu Phi được rao bán tràn lan trên mạng xã hội facebook.
Có thể bị xử lý hình sự
Sau khi được PV Dân Việt cung cấp thông tin, các cơ quan liên quan của Cục Thú y (Bộ NNPTNT) đã vào cuộc xác minh và đã phát hiện 2 sản phẩm của Công ty NOVARTIC gồm thuốc bổ BONIVAR-100 và thuốc HIPO PLUS đều chưa được cơ quan chuyên môn cấp phép sản xuất, lưu hành trên thị trường.
Theo đại diện Cục Thú y, Công ty TNHH Thương mại XNK NOVARTIC, có địa chỉ ở quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh, chưa đăng ký đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y tại Việt nam và Cục Thú y cũng chưa cấp đăng ký sản xuất, lưu hành bất kỳ một sản phẩm thuốc thú y nào cho Công ty TNHH Thương mại XNK NOVARTIC.
Theo đó, hành vi sản xuất thuốc thú y không có tên trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành hoặc chưa được cơ quan thẩm quyền cho phép bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm a, khoản 9 Điều 2 Nghị định số 04/2020/NĐ-CP ngày 03/01/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.
Cụ thể, việc xử phạt tiền đối với hành vi sản xuất mỗi loại thuốc thú y không có trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép như sau:
a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất mỗi loại thuốc thú y không có trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép có giá trị dưới 200.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính dưới 100.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất mỗi loại thuốc thú y không có trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép có giá trị từ 200.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án.
"Cục Thú y đã và đang phối hợp với các cơ quan thú y của địa phương tổ chức kiểm tra các nội dung PV Dân Việt cung cấp, nếu phát hiện các tổ chức, cá nhân vi phạm sẽ xử lý nghiêm theo quy định", đại diện Cục Thú y khẳng định.
Trao đổi với PV Dân Việt, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến cho biết, hiện nay không chỉ Việt Nam mà các nước trên thế giới bị thiệt hại nặng vì dịch tả lợn châu Phi cũng chưa tìm ra, sản xuất được vaccine phòng bệnh và thuốc đặc trị dịch tả lợn châu Phi.
"Nếu có đơn vị, doanh nghiệp nào ở Việt Nam công bố, rao bán sản phẩm thuốc trị dịch tả lợn châu Phi là không đúng và vi phạm pháp luật. Đối với trường hợp cố tình sản xuất, lừa bán sản phẩm thuốc giả gây hậu quả nghiêm trọng có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự", ông Tiến nói.
Theo Cục Thú y (Bộ NNPTNT), hiện việc sản xuất vắc xin phòng dịch tả lợn châu Phi đang được Học Viện Nông nghiệp Việt Nam thực hiện đề tài cấp nhà nước về nghiên cứu chế tạo vắc xin phòng bệnh Dịch tả lợn châu Phi tại Quyết định số 3393/QĐ-BKHCN ngày 14/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, cụ thể:
a) Nghiên cứu chế tạo vắc xin vô hoạt phòng bệnh Dịch tả lợn châu Phi tại Việt Nam (ĐT.01/DAKH-01/19-HĐ-ĐTĐL.CN-CN, thời gian thực hiện 03/2020-03/2022).
b) Nghiên cứu chế tạo vắc xin nhược độc phòng bệnh Dịch tả lợn châu Phi tại Việt Nam (ĐT.02/DAKH-02/19-HĐ-ĐTĐL.CN-CN, thời gian thực hiện 12/2019-06/2022)."
TP.HCM chưa cho phép mở lại các cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ Các đơn vị khám chữa bệnh tư nhân tại TP.HCM được phép mở lại từ ngày 23/4, tuy nhiên các cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ, vật lý trị liệu phải tiếp tục ngưng hoạt động. Ngày 23/4, Sở Y tế TP.HCM cho biết, thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố về việc chuẩn bị cho giai đoạn chống dịch mới, Sở...