Thời của cổ phiếu chứng khoán đang trở lại
Thanh khoản thị trường tăng mạnh khi VN-Index vượt mức 1.000 điểm, thị giá nhiều cổ phiếu chứng khoán có sự bứt phá trong kỳ vọng khối CTCK sẽ có lợi nhuận tốt trở lại trong quý cuối năm.
Thị giá cổ phiếu chứng khoán tạo đáy và phục hồi
Sau 8 tháng đầu năm giao dịch không mấy tích cực, có lúc thị giá giảm xuống dưới 20.000 đồng/cổ phiếu – thấp nhất trong hơn 2 năm trở lại đây, thị giá cổ phiếu SSI của CTCP Chứng khoán SSI đang có nhịp hồi phục khá tích cực.
óng cửa phiên giao dịch ngày 12/11 tại 21.650 đồng/cổ phiếu, SSI tăng 10% so với mức giá đáy hồi đầu tháng 9/2019. Giá SSI cũng đã có phiên vượt qua mức 22.000 đồng trước khi điều chỉnh nhẹ trong vài phiên gần đây.
Cũng giảm về dưới 20.000 đồng/cổ phiếu ở thời điểm cuối tháng 8/2019 và thiết lập vùng giá thấp nhất kể từ tháng 11/2017, thị giá cổ phiếu HCM của CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC) còn ghi nhận mức tăng cao hơn, lên đến 27,5% sau khi vượt mức 25.500 đồng/cổ phiếu trong những phiên giao dịch cuối tuần qua.
Riêng phiên giao dịch ngày 12/11, khi HSC công bố Nghị quyết của Hội đồng quản trị về việc chia cổ tức 5% bằng tiền mặt, thị giá HCM đã tăng 2,2%.
Hồi phục từ mức đáy thấp nhất trong 1-2 năm cũng là tình hình được ghi nhận tại một số cổ phiếu chứng khoán khác trong 2 tháng qua như SHS của CTCP Chứng khoán Sài Gòn-Hà Nội (tăng 29,9%); ART của CTCP Chứng khoán BOS (tăng 10,5%); VCI của CTCP Chứng khoán Bản Việt (tăng 8,7%); VND của CTCP Chứng khoán VNDirect (tăng 5,2%), BSI của CTCP Chứng khoán Ngân hàng ầu tư và Phát triển (tăng 5,3%)…
Thị giá MBS của CTCP chứng khoán MBS, FTS của CTCP Chứng khoán FPT cũng có dấu hiệu chuyển sang đi ngang, tích lũy sau giai đoạn đi xuống.
Lý giải sự chuyển động tích cực của giá cổ phiếu chứng khoán, lý do dễ thấy đến từ việc thị trường chuyển biến tích cực trong 2 tháng trở lại, đây khi VN-Index liên tục tiến sát rồi chính thức vượt qua mức kháng cự mạnh 1.000 điểm từ đầu tháng 11/2019.
Sự tăng điểm của chỉ số đã tạo hiệu ứng kéo dòng tiền quay trở lại với TTCK. Thống kê trong thời gian từ ngày 01-12/11 cho thấy, giá trị giao dịch khớp lệnh trên Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) đạt 3.684,5 tỷ đồng/phiên.
Nếu tính cả giao dịch thỏa thuận, giá trị trung bình là 4.492,4 tỷ đồng/phiên, tăng lần lượt 21,6% về giá trị khớp lệnh bình quân và 16,5% về tổng giá trị giao dịch bình quân so với tháng 10/2019. So với cùng kỳ 2018, giá trị giao dịch bình quân tháng 11 hiện đang cao hơn khoảng 35,3%.
Video đang HOT
Vốn là nhóm có kết quả kinh doanh phụ thuộc lớn vào diễn biến của thị trường, việc điểm số và thanh khoản cùng tăng được kỳ vọng sẽ giúp kết quả kinh doanh của khối CTCK cải thiện sau 9 tháng đầu năm giảm mạnh so với cùng kỳ 2018.
Giá trị giao dịch bình quân trên HOSE, HNX và Upcom trong 1 năm trở lại đây.
Cụ thể, giá trị giao dịch tăng trở lại sẽ thúc đẩy mảng môi giới của khối CTCK cải thiện doanh thu, lợi nhuận sau khi giảm trung bình từ 40-50% so với cùng kỳ trong 9 tháng đầu năm nay. Trong khi đó mảng cho vay ký quỹ – nguồn thu về lợi nhuận chính trong 9 tháng qua, cũng được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng khi bên cạnh dòng vay ký quỹ dài hạn, nhu cầu margin lướt sóng đang sôi động trở lại khi thị trường tăng điểm.
ối với danh mục tự doanh, thị trường tăng điểm, mặt bằng thị giá cổ phiếu tăng cũng sẽ giúp kết quả đầu tư của các CTCK được cải thiện.
Tại SSI, cuối quý III/2019 ghi nhận một số khoản đầu tư có giá trị còn lại giảm so với giá gốc như DBC-CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam, PLX của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex); những cổ phiếu làm tài sản cơ sở cho phát hành chứng quyền có bảo đảm như FPT, MWG, HPG hay cổ phiếu DHC của CTCP ông Hải Bến Tre trong danh mục tài sản tài chính sẵn sàng để bán (AFS), đều tăng giá từ đầu quý IV/2019 đến nay.
Với VCI, nhiều cổ phiếu có tỷ trọng cao trong danh mục đầu tư ghi nhận thông qua lãi lỗ (FVTPL) như MBB của Ngân hàng TMCP Quân đội, KDH của CTCP ầu tư và kinh doanh nhà Khang iền, HPG của CTCP Tập đoàn Hòa Phát, ACB của Ngân hàng TMCP Á Châu, hay DIG của Tổng CTCP ầu tư Phát triển xây dựng, VPB của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thình Vượng…
Các mã có tỷ trọng lớn thuộc danh mục AFS của VCI có giá trị 1.064 tỷ đồng đến 30/09/2019, cũng đang có biến động giá tích cực.
áng chú ý, trong danh mục AFS của VCI đến cuối tháng 9/2019 là còn đang ghi nhận khoản đầu tư 123,6 tỷ đồng cổ phiếu Masan Nutri Science (nay là Masan MeatLife-MML).
Do VCI không thuyết minh lượng cổ phiếu MML nắm giữ nên chưa rõ mức giá mua vào của khoản đầu tư này.
Tuy nhiên, căn cứ vào việc đầu tháng 10/2019, CTCP Tập đoàn Masan – Công ty mẹ của MML, đã bán 1,8 triệu cổ phiếu MML cho các nhà đầu tư cá nhân với mức giá 75.000 đồng/cổ phiếu, mức giá mua vào của VCI nhiều khả năng ngang bằng hoặc còn tốt hơn mức giá này.
Sau khi chốt danh sách cổ đông để đăng ký chứng khoán lên Trung tâm Lưu ký (VSD) ngày 08/11, MML dự kiến hoàn tất đăng ký giao dịch trên UPCoM vào cuối năm nay.
Mới đây, MML đã xin ý kiến và được cổ đông thông qua việc Công ty TNHH Tầm nhìn Masan (thuộc Tập đoàn Masan) được mua tối đa 17% tổng số cổ phần từ các cổ đông hiện hữu mà không phải chào mua công khai.
ồng thời, phê duyệt kế hoạch chào bán riêng lẻ 9,99% cổ phần với giá không thấp hơn 90.000 đồng/cổ phiếu. Với diễn biến này, VCI đang có triển vọng thu về lợi nhuận tốt từ khoản đầu tư MML khi cổ phiếu được lên sàn giao dịch.
Cổ phiếu chứng khoán: Vùng giá hấp dẫn nhưng triển vọng phân hóa
Nếu nhịp giao dịch sôi động trên TTCK được duy trì đến cuối năm, cổ phiếu của khối CTCK có nhiều cơ hội sẽ tiếp tục hấp dẫn dòng tiền. Một yếu tố khác cũng làm nên tính hấp dẫn với nhóm cổ phiếu chứng khoán đó là nhiều mã đang ở mức định giá thấp, dẫn do ảnh hưởng của thị giá giảm mạnh trong hơn 1 năm qua.
Tính đến hết phiên 12/11, chỉ số giá trên thu nhập mỗi cổ phần (P/E) lũy kế 4 quý gần nhất của cổ phiếu SSI là 10,3 lần, (tại thời điểm đầu tháng 4/2018, mức P/E lên đến 16,4 lần); của VCI là 6,4 lần.
Tương tự, mức P/E của các cổ phiếu như VND, SHS, MBS, BVS, BSI, FTS… cũng đều cách xa so với vùng đỉnh của năm 2018 và thấp hơn so với mức PE bình quân của VN-Index (khoảng 16,7 lần) và nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn nhóm ngành tài chính trên thị trường.
Với nhóm doanh nghiệp chứng khoán, nơi sở hữu các tài sản có tính thị trường cao, định giá theo phương pháp P/E không hẳn có độ tin cậy cao để xác định giá trị hợp lý, nhưng nhìn lại biến động thời gian qua phần nào cũng có thể cho thấy mức hấp dẫn của thị giá cổ phiếu sau giai đoạn giảm mạnh.
Mức định giá thấp sẽ mở ra cơ hội cho các cổ phiếu chứng khoán có thể bước vào chu kỳ tăng trưởng mới, nếu VN-Index tiếp tục duy trì mức tăng điểm trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị thế giới hạ nhiệt căng thẳng, nhiều chỉ số chứng khoán thế giới tăng điểm tích cực và liên tục vượt đỉnh lịch sử.
Thực tế trong quá khứ, diễn biến giá của các cổ phiếu chứng khoán cũng khá tương đồng với diễn biến của chỉ số.
Một điểm cũng đáng chú ý là trong bối cảnh nhà đầu tư nước ngoài bán ròng chung trên toàn thị trường trong 3 tháng trở lại đây, nhiều cổ phiếu chứng khoán vẫn đang được khối ngoại mua ròng khá tích cực, trở thành động lực quan trọng hỗ trợ đà tăng thị giá.
Chẳng hạn, tính từ đầu tháng 9/2019 đến hết phiên 12/11, cổ phiếu HCM đã được khối ngoại mua ròng 4,85 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 117,6 tỷ đồng.
Cổ phiếu SHS cũng được mua ròng khoảng 2,3 triệu đơn vị kể từ giữa tháng 9 đến nay hay TVS cũng được mua ròng 2,2 triệu đơn vị trong 12 ngày đầu tháng 11/2019.
Tuy nhiên, bức tranh kinh doanh, diễn biến giao dịch cũng có sự phân hóa lớn, trong số hơn 20 mã cổ phiếu chứng khoán trên thị trường, trong khi những cổ phiếu đầu ngành, có hiệu quả hoạt động tốt được quan tâm chú ý thì không ít cổ phiếu gần như bị lãng quên dù cũng mang tên “cổ phiếu chứng khoán”.
Một yếu tố đáng chú ý nữa là sức vươn lên mạnh mẽ của khối CTCK ngoại. ây là ẩn số cho bức tranh hiệu quả hoạt động tương lai của khối CTCK khi thị phần đang có sự xáo trộn mạnh. Sự phân hóa trong triển vọng kinh doanh, triển vọng giá của các cổ phiếu sẽ còn nhiều diễn biến bất ngờ phía trước.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Ngày 26/7, Dabaco (DBC) chào sàn HOSE với giá tham chiếu 22.160 đồng/CP
Theo thông tin từ Sở GDCK TP.HCM, ngày 26/7 tới đây, toàn bộ gần 91,1 triệu cổ phiếu DBC của CTCP Tập đoàn Dabaco sẽ chính thức giao dịch phiên đầu tiên trên HOSE.
Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 22.160 đồng/cổ phiếu. Như vậy, so với mức giá đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng trên HNX trước khi chuyển sàn (phiên 17/7) là 23.700 đồng/cổ phiếu, thì DBC đã giảm 1.600 đồng về thị giá khi chuyển sàn.
Cổ phiếu DBC chính thức gia nhập thị trường chứng khoán vào tháng 3/2008 với khối lượng chứng khoán là 7 triệu đơn vị. Sau hơn 11 năm giao dịch trên sàn HNX, đầu tháng 7 vừa qua, Dabaco đã được chấp thuận niêm yết trên HOSE.
Hiện Dabaco chưa có báo cáo tài chính quý II/2019. Kết quả kinh doanh quý I/2019, Công ty đạt doanh thu 1.769,37 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận sau thuế gấp đôi cùng kỳ, đạt 20 tỷ đồng.
Năm 2019, Dabaco đặt mục tiêu đạt 10.401 tỷ đồng doanh thu và 356 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy, 3 tháng đầu năm, Công ty còn cách khá xa các chỉ tiêu được giao, lần lượt hoàn thành 17% kế hoạch doanh thu và 5,62% kế hoạch lợi nhuận năm.
T.T
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Trước Rạng Đông, "bà hỏa" đã không ít lần ghé thăm các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán Cách đây 2 năm, cũng vào tháng 7 âm lịch, công ty May Thành Công (TCM) đã xảy ra vụ cháy tại kho vải khiến công ty mất đi khoảng vài trăm nghìn mét vải với giá trị ước tính 1,5 triệu USD. Tháng 7 âm lịch hay còn được gọi là tháng cô hồn, xá tội vong nhân. Theo quan niệm dân...