Thời COVID-19, tội phạm giảm mạnh nhưng lo ngại bạo lực gia đình
Dịch COVID-19 khiến tỉ lệ tội phạm toàn cầu giảm mạnh, ngay cả ở những thành phố bạo lực nhất.
Cảnh sát New York – Ảnh: Bloomberg
Chicago, một trong những thành phố bạo lực nhất nước Mỹ, ghi nhận các vụ bắt giữ liên quan đến ma túy đã giảm 42% so với cùng kỳ năm ngoái trong vòng vài tuần trở lại đây, kể từ khi thành phố bế quan tỏa cảng.
Một luật sư hình sự cho biết một phần nguyên do là vì các tay buôn ma túy không có lựa chọn nào khác ngoài việc chờ đợi suy thoái kinh tế qua đi.
“Tôi được biết những tay buôn ma túy không biết đi đâu để bán” – Joseph Lopez, luật sư chuyên đại diện cho các tay buôn ma túy ở Chicago, tiết lộ.
Tỉ lệ tội phạm giảm mạnh
Nhìn chung, tỉ lệ tội phạm ở Chicago đã giảm 10% kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát. Và đây cũng là xu hướng trên toàn cầu, ít người bị cướp và bị giết hơn.
Theo báo Guardian, rất hiếm khi tỉ lệ tội phạm ở một thành phố giảm đi hàng chục phần trăm, thậm chí tính trong một khoảng thời gian dài.
Lần suy giảm tỉ lệ tội phạm đáng kể nhất trong lịch sử nước Mỹ là vào năm 1990, ở New York, tỉ lệ tội phạm giảm 40% trong 3 năm.
Khắp nơi ở châu Mỹ – Latin, tỉ lệ tội phạm đang giảm xuống mức chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ. Ví dụ, El Salvador ghi nhận trung bình hai vụ giết người trong một ngày vào tháng trước, giảm từ mức cao nhất là 600 vụ giết người/ngày cách đây vài năm.
Video đang HOT
Theo các nhà phân tích, lý do cho sự suy giảm này là các băng đảng sợ bị nhiễm virus corona nên không ra ngoài và an ninh cả nước được siết chặt. Nhưng việc áp đặt hạn chế di chuyển có thể khiến tỉ lệ tội phạm giảm hơn nữa trong thời gian tới.
Ở Peru, tỉ lệ tội phạm giảm 84% trong tháng trước. Hầu như không có vụ giết người hay tai nạn xe hơi trong những ngày này.
Nam Phi, nơi thường xuyên xảy ra các vụ hãm hiếp với tỉ lệ khoảng 700 vụ/tuần trong năm ngoái, thì nay đã giảm còn 101 vụ.
Các vụ tấn công nghiêm trọng giảm từ hơn 2.600 xuống hơn 450, và các vụ giết người giảm từ hơn 320 vụ xuống còn gần 100 vụ.
Những nỗi lo khác
Lệnh phong tỏa thành phố, tiếc thay, lại làm gia tăng các vụ bạo hành gia đình. Art Acevedo, cảnh sát trưởng thành phố Houston, bang Texas, cho biết hơn một nửa các vụ tấn công nghiêm trọng trên địa bàn là bạo hành gia đình, tỉ lệ cao đáng kể so với bình thường.
Ở bang Missouri, các cuộc gọi lên đường dây nóng tố cáo bạo lực gia đình và lạm dụng trẻ em giảm đi một nửa khi dịch bệnh bùng phát. Nhiều luật sư cho biết cuộc gọi tố cáo ít đi không phải vì số vụ bạo hành gia đình đã giảm mà là do trẻ em không đến trường được nên không thể tố cáo.
Tuy tỉ lệ bắt giữ tội phạm ma túy giảm nhưng không có nghĩa các thương vụ bán ma túy không tiếp tục. Rodney Philips, một cựu thành viên băng đảng ở Chicago, cho biết những tay buôn ma túy có thể chuyển sang bán trực tuyến và họ sẽ không bỏ cuộc cho dù là virus corona đi nữa.
Nhiều quan chức thực thi pháp luật cũng bày tỏ lo lắng về xu hướng bạo lực gia đình và không biết điều gì sẽ xảy ra khi lệnh “phong thành” được dỡ bỏ hoặc kéo dài quá lâu.
MINH KHÔI
Phụ nữ Paris biểu tình 'nằm chết' để phản đối nạn bạo lực gia đình
Hàng trăm phụ nữ ở Paris đã xuống đường biểu tình hôm 19/10 để phản đối nạn bạo hành gia đình đối với phụ nữ, trong đó có nhiều trường hợp dẫn đến cái chết.
Ngày 19/10, hàng trăm phụ nữ đã tham gia vào cuộc biểu tình có tên "die-in" (Người chết) ở trung tâm Paris để kêu gọi sự chú ý đến vấn đề bạo lực gia đình và bạo hành phụ nữ đến chết.
Theo thống kê của các hiệp hội địa phương, hơn 120 phụ nữ đã chết trong năm nay vì là nạn nhân của bạo lực gia đình ở Pháp. Bốn người đã bị giết trong tuần trước.
Những người biểu tình giơ biển hiệu ghi tên của các nạn nhân là những phụ nữ bị bạo hành đến chết. Họ hô vang khẩu hiệu "Đủ rồi" và mang theo các biểu ngữ như "Dừng việc giết phụ nữ lại!", "Hành tinh cần người phụ nữ còn sống".
Những người biểu tình đã nằm xuống đất để giả làm các nạn nhân, sau đó họ đứng dậy và cầu nguyện. Bộ trưởng Bình đẳng giới Pháp Marlene Schiappa thông qua bài đăng trên Twitter cho biết bà ủng hộ cuộc biểu tình. "Tôi chia sẻ sự giận dữ của các nạn nhân và người thân của họ. Tôi cũng nhắc lại rằng tôi ủng hộ cuộc đấu tranh này và chính phủ cũng vậy", bà viết.
Người tham gia biểu tình nằm rạp xuống quảng trường République ở trung tâm Paris, Pháp, hôm 19/10, trong cuộc biểu tình được khởi xướng bởi các tổ chức phi chính phủ về quyền phụ nữ.
Sandrine Bouchait, người đứng đầu hiệp hội các nạn nhân bị bạo hành, có em gái bị người bạn đời thiêu chết trước mặt cô con gái 7 tuổi của mình vào năm 2017, nói rằng số người chết cao không thể chấp nhận được.
Cuộc biểu tình thu hút phụ nữ ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là những cô gái trẻ. Họ hy vọng cuộc biểu tình sẽ giúp nâng cao nhận thức của mọi người và khiến chính quyền có biện pháp cứng rắn hơn với các trường hợp bị bạo hành đến chết.
Các nhóm vận động phụ nữ ở Pháp yêu cầu chính phủ tuân thủ lời hứa về bình đẳng giới và hành động quyết liệt chống lại bạo lực gia đình.
Một số nhà vận động nữ quyền trong một bài báo trên tờ Le Monde của Pháp xuất bản hôm 18/10 đã yêu cầu chính phủ áp dụng các biện pháp như tước quyền nuôi con của những người đàn ông bị nghi giết vợ hoặc bạn tình của họ hay thành lập thêm nơi trú ẩn cho nạn nhân của bạo lực gia đình.
Hà Lan
Ảnh: Reuters
Theo Zing.vn
Bạo hành gia đình Singapore gia tăng thời Covid-19 Số vụ bạo hành gia đình ở Singapore tăng cao khi các vợ chồng phải ở gần nhau trong nhà suốt thời gian dài vì Covid-19. Kristine Lam, nhân viên xã hội của dự án StART, cho biết trong một vụ mà cô xử lý, người vợ bắt đầu làm việc từ xa vài tuần trước và bắt đầu đối mặt với sự...