“Thổi còi” việc nắn dòng sông Hồng khi chưa được phép
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa ký văn bản yêu cầu Bộ GTVT chỉ đạo đơn vị trực thuộc nghiêm túc rút kinh nghiệm khi xây dựng hệ thống công trình bê tông cốt thép để nắn dòng chảy sông Hồng đoạn qua huyện Đông Anh, quận Tây Hồ khi chưa được cấp phép.
Nhiều công trình kè, cọc để chỉnh trị sông Hồng tại Hà Nội đến nay không còn tác dụng.
Cụ thể, hệ thống công trình bê tông cốt thép được thi công trên lưu vực sông Hồng đoạn qua địa bàn huyện Đông Anh, quận Tây Hồ để nắn dòng chảy của sông chưa được Bộ NN&PTNT cấp phép bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ đê điều, an toàn thoát lũ. Chủ đầu tư dự án là Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (VIWA) đã tổ chức đấu thầu, cho phép triển khia xây dựng công trình.
Dự án nắn dòng chảy của sông Hồng đoạn qua TP Hà Nội nhằm đưa dòng chảy của sông sau khi qua cầu Thăng Long sẽ hướng về phía huyện Đông Anh. Dòng chảy phía quận Tây Hồ khi đó sẽ trở thành dòng phụ.
Hệ thống bờ kè bê tông được triển khai ngay gần cầu Thăng Long và bọc bãi nổi Nhật Tân nhằm cố định bãi nổi, không để lượng cát lớn trên bãi dịch chuyển theo dòng chảy của sông.
Dự án trị giá 25 triệu USD này nằm trong tổng thể dự án có tổng mức đầu tư 201 triệu USD VIWA làm chủ đầu tư, sẽ được chia làm 3 hạng mục, gồm xây dựng hệ thống kè có hình chữ U theo hướng dòng chảy bọc gần kín bãi nổi Nhật Tân (thuộc phường Nhật Tân, phường Phú Thượng – quận Tây Hồ), xây dựng một bức tường kè để nắn dòng chảy chếch hẳn về phía huyện Đông Anh, thay vì khu vực quận Tây Hồ, xây dựng hệ thống kè bờ sông Hồng đoạn địa phận Tàm Xá (xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh) và khu vực thuộc cống Liên Mạc (huyện Từ Liêm).
Tuy nhiên, khi triển khai, VIWA chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng.
“Thổi còi” VIWA, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng yêu cầu Bộ GTVT, Bộ NN&PTNT, UBND TP Hà Nội chỉ đạo cơ quan, đơn vị liên quan rút kinh nghiệm trong việc chậm xử lý hồ sơ liên quan đến cấp phép xây dựng công trình, bao gồm cả công tác chuẩn bị hồ sơ dự án, phối hợp trong xử lý thủ tục thỏa thuận, cấp phép xây dựng công trình.
Bộ NN&PTNT, UBND Hà Nội cũng được yêu cầu rà soát quy định về thủ tục, quy trình thỏa thuận, cấp phép xây dựng, đảm bảo thuận lợi, thực hiện chủ trương đơn giản hóa thủ tục hành chính. Đồng thời các cơ quan cũng được Phó Thủ tướng chỉ đạo kiểm tra trong quá trình thi công, đảm bảo công trình được thực hiện theo đúng thỏa thuận, giấp phép xây dựng của cấp thẩm quyền, không gây ảnh hưởng đến an toàn đê điều, thoát lũ.
Theo VNE
Xin tiêu tiền thuế của dân cứ phải nghìn tỷ!
Chưa nói đến những dự án, công trình đầu tư hàng nghìn tỉ đồng bị bỏ hoang, xuống cấp gây thất thoát tiền của, trong thời gian gần đây nhiều dự án xin cấp kinh phí bộ ngành nào cũng đưa ra những con số nghìn tỉ chứ không phải hàng trăm, hay hàng chục.
Gần 1.800 tỉ nắn dòng chảy Sông Hồng, xin thêm 1600 tỷ
25 triệu USD là số tiền dành riêng cho hạng mục nắn sông Hồng đoạn qua Hà Nội trong tổng thể dự án có tổng mức đầu tư 201 triệu USD do Cục Đường thủy nội địa (Bộ GTVT) làm chủ đầu tư... Trong đó 171,5 triệu USD là vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB) và 30 triệu USD vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.
Video đang HOT
Dự án nắn dòng chảy sông Hồng đoạn qua Hà Nội được chia làm 3 hạng mục, gồm xây dựng hệ thống kè có hình chữ U theo hướng dòng chảy bọc gần kín bãi nổi Nhật Tân (thuộc phường Nhật Tân, phường Phú Thượng - quận Tây Hồ), xây dựng một bức tường kè để nắn dòng chảy chếch hẳn về phía huyện Đông Anh, thay vì khu vực quận Tây Hồ; xây dựng hệ thống kè bờ sông Hồng đoạn địa phận Tàm Xá (xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh) và khu vực thuộc cống Liên Mạc (huyện Từ Liêm).
Nơi dự kiến xây bờ kè nắn dòng chảy sông Hồng vẫn còn bãi khai thác cát tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng tới công trình
Theo đó, sông Hồng sau khi chảy qua cầu Thăng Long sẽ được nắn dòng chảy chính qua phía huyện Đông Anh, dòng chảy phía quận Tây Hồ sẽ trở thành nhánh phụ.
Đại diện Phòng lý dự án vốn nước ngoài (Cục Đường thủy nội địa) cho hay, bức tường bê tông cốt thép bọc bãi nổi Nhật Tân nhằm cố định bãi nổi, không để lượng cát lớn trên bãi dịch chuyển, ảnh hưởng tới giao thông đường thủy.
Theo đó, mục tiêu của dự án này là thực hiện nâng cấp các hành lang đường thủy quốc gia (từ Việt Trì - Quảng Ninh, Hà Nội - Lạch Giang), nâng cấp cửa sông Ninh Cơ và kênh nối Đáy - Ninh Cơ, nâng cấp cảng Việt Trì và cảng Ninh Phúc, các bến khách ngang sông thuộc 14 tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng Bắc Bộ... Dự án này dự kiến kết thúc vào tháng 6/2014.
Được biết, Cục Đường thủy nội địa cũng đang thực hiện các thủ tục để xin thêm 75 triệu USD (Hơn 1600 tỷ) với lý do điều chỉnh vốn dự án.
6000 tỉ mua quần áo
Sau vụ cháy cây xăng gần bệnh viện 108 Sở PCCC Hà Nội phải dốc toàn lực với hơn 1000 người tham gia, 17 xe cứu hỏa cùng các vật dụng, trang thiết bị chữa cháy hiện đại nhất nhưng cũng phải mất tới 5h vật lộn đám cháy mới được dập tắt.
Lãnh đạo Sở PCCC Hà Nội Thiếu tướng Nguyễn Đức Nghi, lên tiếng than vãn do cả Sở chỉ có 50 bộ quần áo chống cháy mà giá thành quá đắt 300 triệu/1 bộ, trong khi đó xe thang cứu hỏa cũng có giá cả 10 tỉ.
Trung Tá Nguyễn Quang An, Đội trưởng Đội Tuyên truyền - Sở Cảnh sát PCCC TP.Hà Nội, cho biết, hiện toàn đơn vị chỉ có 145 xe các loại (chỉ có năm xe công nghệ cao), 166 bộ quần áo chống cháy amiăng, 108 thiết bị thở... Vì vậy, sắp tới Sở sẽ xin TP cung cấp mua thêm 200 bộ quần áo chống cháy amiăng, 200 bộ lọc độc và 200 thiết bị thở. Giá của các bộ phương tiện, thiết bị này do các đơn vị báo giá và sẽ đấu thầu, phần lớn là từ Nhật, Đức và Israel.
Sở PCCC Hà Nội đang đề xuất xin TP Hà Nội cấp 6000 tỉ để trang bị thêm thiết bị áo chống cháy, và các thiết bị khác
Theo Trung tá An, những bộ áo quần chống cháy này giá thành trên 200 triệu đồng/bộ. Không chỉ quần áo chống cháy, các phương tiện, thiết bị cho công tác PCCC cũng rất đắt như xe chữa cháy khoảng 10 tỉ đồng/xe (không phải xe công nghệ cao).
Thiết bị thở có giá 85 triệu đồng/bộ và mặt nạ lọc độc có giá 21 triệu đồng/bộ nhưng chỉ dùng được một lần.
Chính vì vậy, Sở PCCC Hà Nội đã đưa ra con số 6000 tỉ đồng xin TP Hà Nội để trang bị thiết bị cho cảnh sát PCCC và một số điều kiện cơ sở vật chất khác theo từng giai đoạn.
1.100 tỉ đóng tàu nghiên cứu Biển Đông
Nhiều chuyên gia nghiên cứu về đóng tàu hàng hải đã lên tiếng chỉ rõ những nghịch lý để thấy rõ sự lo ngại lãng phí trước dự án của Tổng Cục biển và hải đảo Việt Nam, Bộ Tài Nguyên & Môi trường khi Cục này cho biết: Năm 2012, cơ quan này trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án đầu tư đóng mới con tàu mang tên "Tàu điều tra nghiên cứu tài nguyên môi trường biển" với kinh phí khoảng 1.100 tỷ đồng.
Nếu dự án được phê duyệt, dự kiến con tàu do chuyên gia Hà Lan thiết kế, các kỹ sư Việt Nam sẽ thi công.
Theo thiết kế, tàu có chiều dài khoảng 67m, rộng 13m, gồm 4 tổ máy chính chạy dầu diesel, trọng tải tại chiều chìm thiết kế khoảng 275 tấn. Công suất tàu đạt khoảng 2.000 CV, vận tốc thử tại mớn nước thiết kế khoảng 12,0 hải lý/giờ. Tầm hoạt động khoảng 5.000 hải lý. Khả năng sử dụng trang thiết bị gió cấp 9, sóng cấp 7.
Thuyền viên và cán bộ khoa học làm việc trên tàu khoảng 50 người. Thời gian hoạt động liên tục trên biển (tính theo lượng dự trữ lương thực, thực phẩm) khoảng 40 ngày đêm.
Tàu nghiên cứu đa năng có tính năng kỹ thuật, cấu hình và các trang thiết bị máy móc đáp ứng việc thực hiện các nhiệm vụ như: điều tra, khảo sát các yếu tố về tài nguyên và môi trường biển, thu thập các dữ liệu, số liệu (chuẩn quốc tế) về các đặc trưng vật lý, hải dương học; địa chất, địa mạo; sinh học, sinh thái học; phân tích mẫu nước, trầm tích, sinh thái môi trường; đo đạc biển.
Tàu cũng có thể vẽ bản đồ biển nhằm đáp ứng yêu cầu công tác điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên và môi trường biển; phục vụ công tác đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ, phối hợp thực hiện công tác cứu hộ, khắc phục hậu quả thiên tai...
Tiếp cận những thông tin về con tàu được &'vẽ' ra, kỹ sư Đỗ Thái Bình chỉ rõ, nghiên cứu biển là một khái niệm rộng. Nếu chỉ đo vật lý hay lấy mẫu nước ven biển thì chỉ cần một con tàu bé là được.
6000 tỉ nâng chiều cao người Việt
Để nhanh chóng nâng cao thể lực, tầm vóc và sức khỏe của người Việt Nam, Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch (VH-TT&DL) xây dựng "Đề án Chương trình tổng thể nâng cao thể lực và tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2010-2030".
Tổng kinh phí thực hiện toàn bộ đề án vào khoảng 6.000 tỉ đồng.
6000 tỉ cho dự án nâng chiều cao người Việt trong 20 năm
Đối tượng của đề án là: bà mẹ mang thai, trẻ sơ sinh, nhi đồng, thiếu niên, thanh niên đến 18 tuổi. Đề án được thực hiện trong 20 năm và chia làm hai giai đoạn từ 2011-2020 và 2020-2030.
Theo PGS Lâm Quang Thành - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT, dinh dưỡng có vai trò quan trọng nhất đối với quá trình phát triển thể chất của một con người.
Vì vậy để nâng cao thể chất, tầm vóc thì yếu tố đầu tiên là đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ từ trong bào thai đến 18 tuổi. Bên cạnh đó phải có sự tác động của giáo dục thể chất từ các trường học.
Được biết, từ năm 2004, Viện đã xây dựng một đề án nâng tầm vóc và thể trạng người Việt có tổng nguồn kinh phí đề xuất là 614 tỉ. Nhưng sau đó, đề án được chỉnh sửa trình Thủ tướng ký duyệt năm 2011 với tổng kinh phí tăng gấp 10 lần.
Một điều dễ nhận thấy là các dự án chậm tiến độ đã gây thiệt hại rất lớn về mặt kinh tế - xã hội. Đặc biệt là lãng phí rất lớn tài nguyên đất, nhất là ở các đô thị lớn trên cả nước.
Trong khi báo cáo của Chính phủ về tình hình nợ công trong 3 năm, từ sau khi ban hành Luật Quản lý nợ công (có hiệu lực từ 1/1/2010), Chính phủ đã huy động vốn vay khoảng 690.910 tỷ đồng.
Chưa nói đến những dự án, công trình giao thông đầu tư hàng nghìn tỉ đồng bị bỏ hoang, xuống cấp, không đảm bảo chất lượng gây thất thoát, lãng phí tiền của.
Như dự án đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng, sau hơn 3 năm triển khai với tổng mức đầu tư gần 25.500 tỷ đồng. Theo dự kiến, dự án phải thông xe vào năm 2014, nhưng cho tới nay mới thực hiện được hơn 20% khối lượng
Dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, có tổng chiều dài 264 km đi qua địa bàn 5 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái và Lào Cai; nối với đường cao tốc Hà Khẩu - Côn Minh, Trung Quốc.
Dự án này khởi công từ quý 3/2008 và dự kiến hoàn thành vào năm 2013. Tổng vốn đầu tư cho dự án này dự kiến là 1,249 tỉ USD nhưng tới nay công tác giải phóng mặt bằng vẫn chưa được giải tỏa xong.
Dự án cầu Nhật Tân, dự án có tổng chiều dài 8,3 km, riêng cầu vượt sông Hồng dài 3,9 km. Cầu được thiết kế 4 làn xe, vận tốc 80km/h. Tại thời điểm phê duyệt dự án có tổng mức đầu tư hơn 7.500 tỷ đồng.
Theo quyết định phê duyệt của Bộ GTVT, dự án cầu Nhật Tân bắt đầu triển khai từ cuối năm 2007 và hoàn thành vào quý IV năm 2010.
Tuy nhiên, do vướng mắc mặt bằng nên sau đó dự án được điều chỉnh lại tiến độ theo từng gói thầu.
Theo vietbao
Đào cười, người héo Dù còn gần nửa tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán, nhưng khắp các vườn đào đã thấy bung nở sắc thắm. Trong khi, nông dân trồng quất cảnh yên tâm đón một cái Tết sung túc thì trái lại, người trồng đào đang héo mòn do gốc thì "cháy đen, gốc đón Tết sớm. Chưa Tết nhưng khắp các vườn, đào đã...