Thời cơ tốt để đầu tư vào trái phiếu hàng không
Các nhà đầu tư cho rằng thời gian này là thời cơ tốt để đầu tư vào trái phiếu hàng không.
Chỉ trong vòng vài tháng kể từ khi dịch COVID-19 lan ra toàn cầu, ngành hàng không đã chịu ảnh hưởng không nhỏ. Nhiều hãng phải cắt giảm các chuyến bay theo yêu cầu của nhà chức trách để phòng chống dịch.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư lại cho rằng thời gian này là thời cơ tốt để đầu tư vào trái phiếu hàng không.
Boeing đã bán được 25 tỉ USD trái phiếu vào hồi tháng 5 vừa qua – một con số kỉ lục chưa từng có trong ngành hành không.
Trước đó, một kỷ lục khác đối với các hãng hàng không là việc Delta Air Lines (Mỹ) thu được 3,5 tỉ USD từ phát hành trái phiếu có đảm bảo với thế chấp là các slot bay ở sân bay Heathrow và New York. Ngay sau đó, hãng tiếp tục bán tiếp 1,25 tỉ USD trái phiếu không đảm bảo với lãi suất lên đến 7,37%.
“Các nhà đầu tư không quá quan tâm đến tình hình hiện tại mà họ tập trung vào việc các công ty sẽ thế nào khi dịch được khống chế,” Kevin Foley, trưởng ban thị trường vốn vay của JPMorgan, nói với tờ Wall Street Journal.
Theo phân tích của Công ty tư vấn đầu tư Seahawk Investment, giới đầu tư đang hưởng ứng khá nồng nhiệt với các đợt niêm yết trái phiếu của ngành hàng không, thường là với lãi suất đang ở mức rất hấp dẫn.
Lí do là bởi các hãng hàng không đều đang trong quá trình tái cơ cấu vốn nên các nguy cơ thanh khoản ngắn hạn hầu như sẽ bị loại trừ. Thêm vào đó, các hãng bay dự kiến sẽ sớm có dòng tiền tự do dương trở lại vào năm 2021 nên các rủi ro tín dụng cũng sẽ được cải thiện trong vòng 12 tháng tới, theo Seahawk Investment.
Video đang HOT
Tại Việt Nam, theo Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM, Hãng hàng không chi phí thấp Vietjet Air đã phát hành 6 triệu trái phiếu doanh nghiệp trị giá 600 tỉ đồng và đang có kế hoạch phát hành thêm trái phiếu doanh nghiệp trị giá 2000 tỉ.
Đây là sự nỗ lực của hãng trong việc tăng thêm một phần nguồn tiền để giải quyết thanh khoản cho hàng không. Thông tin này đang được các nhà đầu tư đón nhận một cách rất tích cực.
Một nhà đầu tư cho biết anh theo dõi thấy Vietjet đã triển khai thành công chương trình mua trữ xăng dầu trong giai đoạn giá thấp, giúp giảm chi phí 25% so với thị trường. Hãng cũng tích cực đàm phán với các nhà cung cấp giảm giá dịch vụ cảng, sân bay, kỹ thuật và các dịch vụ khác từ 20% – 45% tùy nhà cung cấp.
Đặc biệt, Vietjet có tỉ lệ nợ vay thuộc nhóm thấp nhất trong ngành hàng không thế giới, nhờ vậy hãng tiếp tục thực hiện kế hoạch vay vốn dài hạn để tăng cường nội lực vượt qua khủng hoảng.
Hàng không sẽ phục hồi trong năm 2021
Theo Công ty tư vấn đầu tư Seahawk Investment, sang năm 2021, các hãng hàng không sẽ có khả năng hồi phục khoảng 80% doanh thu so với mức năm 2019. Dự báo kém khả quan nhất thì mức hồi phục cũng sẽ đạt 70%.
Cũng theo Seahawk Investment, quản lý chi phí và khả năng thanh khoản sẽ tiếp tục là thách thức lớn nhất cho các hãng hàng không trong năm 2021.
Chi phí nhiên liệu và nhân lực là hai loại chi phí lớn nhất của các hãng máy bay, chiếm lần lượt khoảng 20-25% trong tổng chi phí hoạt động của các hãng. Tuy nhiên, do cấu trúc hoạt động khác nhau, các hãng hàng không chi phí thấp thường có chi phí nhân lực trên tổng doanh thu bán vé thấp hơn so với các hãng hàng không truyền thống.
Giá dầu giảm mạnh từ đầu năm đến giờ giúp các hãng hàng không chi phí thấp hưởng lợi lớn hơn so với các hãng bay truyền thống.
Thêm vào đó, theo Seahawk Investment, với mô hình kinh doanh và hoạt động hiệu quả, có ít các đường bay quốc tế và tỷ lệ nợ thấp, các hãng bay chi phí thấp sẽ không chỉ vượt qua được cuộc khủng hoảng hiện tại mà còn hồi phục nhanh hơn một khi dịch bệnh được kiểm soát.
Đồng USD lao dốc, giảm dần sức hấp dẫn
Đại dịch Covid-19 vẫn đang hoành hành làm kinh tế Mỹ chao đảo, đồng USD giảm giá mạnh, chạm mức thấp kỷ lục kể từ tháng 7/2011.
Một yếu tố khác khiến đồng bạc xanh rớt giá đến từ động thái duy trì chính sách lãi suất thấp của các ngân hàng trung ương trên thế giới trong nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo đó, nhà đầu tư đã bán bớt lượng USD nắm giữ và mua đồng tiền của các nước khác.
Ở giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng Covid-19, các nhà đầu tư tìm cách tránh những hệ lụy của đại dịch nên tìm đến trái phiếu chính phủ Mỹ nhờ tính ổn định và an toàn. Những nhà đầu tư này cần sử dụng USD để mua trái phiếu, làm tăng nhu cầu đồng bạc xanh. Tuy nhiên, sau đợt tăng giá ban đầu, giá USD giảm dần.
Chỉ số USD (DXY) đã chứng kiến mức giảm hàng tháng tồi tệ nhất trong một thập kỷ vào tháng 7 với mức âm 4,1% và giảm tổng cộng 9% kể từ mức đỉnh trong tháng tháng 3.
Ông Michael Stark, chuyên gia phân tích tại Exness cho rằng, luận điểm chính đằng sau sự suy yếu gần đây của USD là sự tái xuất hiện quan điểm "tiền mặt là rác", sau khoảng thời gian ngắn của thời kỳ "tiền mặt là vua" vào cuối tháng 2 và tháng 3.
Nhiều cổ phiếu và chỉ số chính hiện đang ở gần đỉnh, thậm chí lập mức cao kỷ lục mới, bất chấp tình hình kinh tế nói chung còn nhiều thách thức. Do vậy, đây là những khoản đầu tư tốt hơn hơn so với tiền mặt.
Đáng chú ý, sự gia tăng đột biến các ca nhiễm Covid-19 tại Mỹ và một số quốc gia khác làm dấy lên lo ngại về khả năng phải tạm dừng hoặc lùi lại các hoạt động kinh doanh.
Nhiều doanh nghiệp nằm trong các nhóm ngành bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch bệnh như du lịch, nhà hàng, khách sạn, hàng không... được dự báo sẽ tiếp tục tình trạng "ngủ đông", dẫn đến tình trạng khó khăn chồng chất khó khăn.
Đồng bạc xanh rớt giá cũng là nhân tố quan trọng khiến các ngân hàng trung ương (NHTW), đặc biệt tại châu Á, nới lỏng chính sách tiền tệ.
Điển hình như NHTW Thái Lan gần đây giảm lãi suất chuẩn xuống mức thấp nhất trong lịch sử và ngụ ý rằng, có thể sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ thích hợp để hỗ trợ nền kinh tế nội địa đang gánh chịu những đòn giáng nặng nề nhất khu vực châu Á từ đại dịch Covid-19.
Theo cơ quan thông tấn Bloomberg, NHTW Ấn Độ mới đây cũng hạ lãi suất xuống mức thấp kỷ lục, cùng với một loạt biện pháp khác để hỗ trợ kinh tế.
"Việc cắt giảm lãi suất và làn sóng chính sách nới lỏng định lượng (QE) từ các NHTW trên thế giới đồng nghĩa với việc nhà đầu tư có thêm lý do để tìm tới vàng, thay vì tiếp tục giữ đồng bạc xanh. Vẫn chưa có dấu hiệu rõ ràng về việc lạm phát tăng cao vì QE, nhưng tâm lý của nhà đầu tư đặt rất nhiều hy vọng vào vàng trong thời gian vừa qua.
Thực tế, từ trước tới nay, USD được nhiều người nhìn nhận là được định giá cao hơn so với hầu hết đồng tiền của các nước khác. Do vậy, việc đồng bạc xanh rớt giá là điều có thể dự đoán được", ông Michael Stark nói.
Giới chuyên gia cho rằng, xu hướng giảm giá của USD sẽ tiếp tục tác động tới nền kinh tế Mỹ trong dài hạn, mặc dù tốc độ của sự suy giảm này có thể chậm hơn.
Nguyên nhân chính là do lãi suất ở mức rất thấp, xuất phát từ các gói kích thích và các biện pháp cứu trợ của chính phủ Mỹ làm xói mòn lợi thế lãi suất của đồng bạc xanh. Ngoài ra, các kim loại quý như vàng, bạc - từ lâu đã được coi như tài sản trú ẩn - cũng trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư do USD giảm giá.
Nhìn chung, đồng bạc xanh giảm giá sẽ làm giảm áp lực lên đồng tiền của các thị trường mới nổi và cận biên vốn chịu nhiều tác động từ hoạt động xuất khẩu, trong đó có VND, giúp ổn định các yếu tố vĩ mô khác trong nước như lãi suất và lạm phát.
Không ít nhà phân tích nhận định, sự sụt giảm của USD sẽ góp phần giúp các nền kinh tế mới nổi, bao gồm Việt Nam, tăng sức hấp dẫn dòng vốn đầu tư nước ngoài nhờ kinh tế tăng trưởng ổn định và có nhiều tiềm năng.
Hàng không Việt Nam đã hồi phục như thế nào trong tháng 5? Số chuyến bay của các hãng hàng không Việt Nam tuy giảm tới 70 % so với cùng kỳ năm 2019, song so với tháng trước cũng đã tăng tới 73,7 %. Theo thông tin từ Cục Hàng không Việt Nam, trong tháng 5-2020 (Giai đoạn từ 19-4 đến 18-5, 5 hãng hàng không trong nước (Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific, Bamboo...