Thời cơ đã đến, những quyết định lịch sử trọng đại trong CMT8/1945
Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 70 Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, chúng ta cùng nhớ lại một số sự kiện lịch sử trọng đại tháng 8/1945.
LTS: Năm 1945, một sự kiện lịch sử vô cùng trọng đại, có ý nghĩa quyết định đối với vận mệnh của dân tộc ta, đất nước ta: Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
Nhân dịp kỉ niệm lần thứ 70 Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (1945-2015), Đại tá Đặng Việt Thủy giúp chúng ta nhìn lại một số sự kiện trọng đại trong tháng 8/1945.
Tòa soạn trân trọng gửi tới độc giả bài viết này, mở đầu cho loạt bài chào mừng 70 năm Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2/9.
Trong lúc cả nước Việt Nam sôi sục không khí cách mạng thì Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào những ngày kết thúc. Ngày 7/5/1945, phát xít Đức đầu hàng Đồng minh.
Ngày 8/8/1945, Hồng quân Liên Xô đánh tan đội quân Quan Đông, chủ lực của phát xít Nhật; sự sụp đổ hoàn toàn của phát xít Nhật chỉ còn tính từng giờ. Tình hình thế giới lúc này có ảnh hưởng tích cực đến cách mạng Việt Nam.
1. Hội nghị toàn quốc Ban Chấp hành Trung ương của Đảng Cộng sản Đông Dương tiến hành từ ngày 13-15/8/1945 quyết định phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước
Để kịp thời nắm bắt tình hình cách mạng đang diễn ra hết sức mau lẹ và đề ra những chủ trương, đường lối đúng đắn chuẩn bị tiến tới Tổng khởi nghĩa, ngày 13/8/1945, theo đề nghị của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, Hội nghị toàn quốc Ban Chấp hành Trung ương của Đảng Cộng sản Đông Dương đã được triệu tập ở Tân Trào.
Hội nghị diễn ra (từ ngày 13-15/8/1945) trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều thay đổi: phát xít Đức đã thất bại (tháng 5/1945), phát xít Nhật đang bị quân Đồng minh dồn vào bước đường cùng rồi tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.
Các nước Đồng minh đi đến thỏa thuận: sau khi Nhật đầu hàng, quân đội Anh và Tưởng sẽ vào Đông Dương để tiếp nhận sự đầu hàng của Nhật. Thực dân Pháp dựa vào quân Đồng minh ráo riết chuẩn bị lực lượng trở lại khôi phục địa vị thống trị ở Đông Dương.
Các lực lượng phản động, tay sai của Nhật ra sức tìm chủ mới, bọn phản động người Việt lưu vong dựa thế quân đội nước ngoài, rắp tâm trở về nắm chính quyền. Tình thế đó đòi hỏi Đảng phải có hành động kiên quyết, linh hoạt, mau lẹ, kịp thời để lãnh đạo nhân dân giành chính quyền.
Tham dự Hội nghị cán bộ toàn quốc của Đảng gồm có đại biểu các đảng bộ Bắc, Trung, Nam, đại biểu hoạt động ở nước ngoài, đại biểu khu giải phóng và các chiến khu.
Hội nghị nhận định: “Nhật đổ, hàng ngũ chỉ huy của chúng ở Đông Dương bị chia rẽ đến cực điểm; quân lính Nhật tan rã, mất tinh thần, bọn Việt gian thân Nhật hoảng sợ…
Những điều kiện khởi nghĩa ở Đông Dương như đã chín muồi… Cơ hội tốt cho ta giành chính quyền độc lập đã tới”.
Từ đó, Hội nghị quyết định phát động toàn dân Tổng khởi nghĩa, giành chính quyền từ phát xít Nhật và tay sai trước khi quân Anh, quân Tưởng vào Đông Dương tước khí giới quân Nhật và trước khi quân Pháp đưa lực lượng trở lại xâm lược nước ta.
Hội nghị đề ra nguyên tắc hành động là tập trung, thống nhất, kịp thời. Phương châm hành động trong khởi nghĩa là phối hợp chặt chẽ giữa chính trị và quân sự; phải đánh chiếm ngay những nơi chắc thắng, không kể thành thị hay nông thôn; phải làm tan rã tinh thần quân địch, và dụ chúng hàng trước khi đánh; phải thành lập chính quyền cách mạng ở những nơi giành được quyền làm chủ.
Hội nghị đã quyết định những vấn đề quan trọng về chính sách đối nội, đối ngoại trong thời kỳ đầu sau khi giành chính quyền.
Về đối nội, thi hành 10 chính sách của Việt Minh. Về đối ngoại, thực hiện chính sách “thêm bạn, bớt thù”, triệt để lợi dụng mâu thuẫn giữa hai tập đoàn đế quốc Pháp – Anh và Mỹ – Tưởng về vấn đề Đông Dương, tránh trường hợp một mình phải đối phó cùng một lúc với nhiều kẻ thù, đồng thời cần chuẩn bị ứng phó với việc Anh – Mỹ – Tưởng nhân nhượng Pháp, cho Pháp trở lại Đông Dương, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của Liên Xô, của nhân dân Pháp, nhân dân Trung Quốc và của lực lượng tiến bộ thế giới.
Hội nghị nhấn mạnh vấn đề đào tạo cán bộ, sử dụng và phân phối cán bộ hợp lý, hết sức giúp đỡ cán bộ Việt Minh, kết nạp đảng viên mới. Chú ý vấn đề kinh tế, giao thông liên lạc.
Đối với vấn đề kinh tế thì phải “làm sao cho có lương thực và những thứ cần dùng cho chiến đấu, dù trong hoàn cảnh gay go cũng không thiếu”.
Đối với vấn đề giao thông liên lạc, phải đặc biệt củng cố giao thông giữa các xứ và các cấp Đảng bộ, tích cực tổ chức giao thông trong các ngành vận tải; lập ban giao thông chuyên môn và giúp đỡ đầy đủ cho họ làm nhiệm vụ.
Tại Hội nghị này, Ban Chấp hành Trung ương bổ sung thêm một số ủy viên: Nguyễn Chí Thanh, Chu Văn Tấn, Vũ Anh, Võ Nguyên Giáp…
Vì tình thế gấp rút, Hội nghị bế mạc vào ngày 15/8/1945 để số đại biểu dự Đại hội Quốc dân kịp trở về địa phương lãnh đạo Tổng khởi nghĩa.
Chủ trương khởi nghĩa của Hội nghị đã được Đại hội Quốc dân tán thành. Sau khi Đại hội Quốc dân bế mạc, Hồ Chí Minh đã gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc đã đến.
Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta… Chúng ta không thể chậm trễ. Tiến lên! Tiến lên! Dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm tiến lên!”.
Hội nghị cán bộ toàn quốc của Đảng tháng 8/1945 có ý nghĩa trọng đại trong lịch sử cách mạng nước ta.
Hội nghị đã đề ra chủ trương khởi nghĩa kịp thời, đề ra kế hoạch khởi nghĩa đúng đắn và biểu thị sự đoàn kết nhất trí cao độ của toàn Đảng, toàn dân trong giờ phút quyết định.
Những tư tưởng trong Hội nghị cán bộ toàn quốc của Đảng còn có tác dụng chỉ đạo cách mạng sau khi giành được chính quyền, bảo vệ và phát huy thành quả cách mạng.
2. Ngày 13/8/ 1945, Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc đã ban bố Quân lệnh số 1, quyết định Tổng khởi nghĩa
Khi Hội nghị toàn quốc của Đảng vừa khai mạc vào ngày 13/8/1945 thì có tin Nhật đã đầu hàng Đồng Minh. Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh đã quyết định thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc để lãnh đạo cuộc khởi nghĩa của toàn dân. Ủy ban khởi nghĩa gồm 5 người: Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Trần Đăng Ninh, Lê Thanh Nghị và Chu Văn Tấn, do đồng chí Trường Chinh – Tổng Bí thư của Đảng trực tiếp phụ trách.
Đúng 23 giờ ngày 13/8/1945, Ủy ban khởi nghĩa đã ban bố Quân lệnh số 1, hạ lệnh Tổng khởi nghĩa. Nội dung của văn kiện lịch sử này như sau:
“Hỡi quân dân toàn quốc!
12 giờ trưa ngày 13 tháng 8 năm 1945, phát xít Nhật đã đầu hàng Đồng minh, quân đội Nhật đã bị tan rã tại khắp các mặt trận. Kẻ thù chúng ta đã ngã gục.
Giờ Tổng khởi nghĩa đã đánh!
Cơ hội có một cho quân dân Việt Nam vùng dậy giành lấy quyền độc lập của nước nhà!
Mang nhiệm vụ lãnh đạo cuộc khởi nghĩa toàn quốc cho đến toàn thắng, Ủy ban khởi nghĩa đã thành lập.
Hỡi các tướng sĩ và đội viên Quân giải phóng Việt Nam!
Dưới mệnh lệnh của Ủy ban khởi nghĩa, các bạn hãy tập trung lực lượng, kíp đánh vào các đô thị và trong trận của quân địch; đánh chẹn các đường rút lui của chúng, tước võ khí của chúng! Đạp qua muôn trùng trở lực, các bạn hãy kiên quyết tiến!
Hỡi nhân dân toàn quốc!
Dưới mệnh lệnh của Ủy ban khởi nghĩa, đồng bào hãy đem hết tâm lực ủng hộ đạo Quân giải phóng, sung vào bộ đội, xông ra mặt trận đánh đuổi quân thù.
Chúng ta phải hành động cho nhanh, với một tinh thần vô cùng quả cảm, vô cùng thận trọng!
Tổ quốc đang đòi hỏi những hy sinh lớn lao của các bạn!
Cuộc thắng lợi hoàn toàn nhất định sẽ về ta!” [1]
Quân lệnh số 1 đã được đông đảo đồng bào, chiến sĩ đón nhận với một tinh thần phấn khởi cao độ.
Chiều ngày 16/8/1945, dưới bóng đa cổ thụ, gần ngôi nhà Hội đồng Cứu quốc xã Tân Trào, các đại biểu từ mọi miền của Tổ quốc về dự Quốc dân Đại hội và đại biểu nhân dân địa phương có mặt đông đủ dự lễ xuất quân. Lá cờ đỏ sao vàng năm cánh tung bay trong nắng.
Các chiến sĩ Quân giải phóng đội ngũ chỉnh tề, đứng nghiêm nghe đọc bản Quân lệnh số 1 của Ủy ban khởi nghĩa, rồi thẳng tiến về phía Nam trong lời ca hào hùng “Cờ giải phóng phất cao, mau thẳng tiến! Trời phương Nam, dân chúng đang ngóng chờ…”.
Theo tinh thần của Quân lệnh số 1, ngay trong ngày 16/8/1945, hai chi đội Giải phóng quân từ căn cứ được lệnh “Nam tiến” đã tiến công thị xã Thái Nguyên nhằm hai mục tiêu:
Thứ nhất là đánh chiếm thị xã Thái Nguyên làm bàn đạp mở thông cửa ngõ từ Chiến khu Việt Bắc về đồng bằng Bắc Kỳ.
Video đang HOT
Thứ hai là lấy việc tiến công đánh chiếm thị xã Thái Nguyên làm bài học rút kinh nghiệm cho phát động vũ trang cách mạng ở các địa phương khác.
3. Ngày 14 tháng 8 năm 1945, Tổng bộ Việt Minh ra lời “Hiệu triệu” quốc dân đồng bào
Ngày 14/8/1945, Hội đồng chiến tranh tối cao nội các Nhật Bản thông qua quyết định đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
Cùng ngày này, Tổng bộ Việt Minh ra lời “Hiệu triệu” nêu rõ: Nhật đã đầu hàng, quân Đồng minh sắp vào Đông Dương: “Giờ Tổng khởi nghĩa đã đến: Dân tộc Việt Nam đã đến lúc vùng dậy, cướp lại chính quyền độc lập của mình.
Trước cơ hội có một không hai này, toàn thể dân tộc ta phải đem hết lực lượng, dùng hết can đảm, bao quanh đạo Quân giải phóng Việt Nam, tung xương máu ra đánh đuổi giặc Nhật, đòi lấy tự do hạnh phúc cho nhân dân”.
4. Ngày 16/8/1945, Đại hội Quốc dân khai mạc tại đình Tân Trào (Sơn Dương, Tuyên Quang)
Sáng kiến về việc triệu tập Quốc dân Đại hội của Hồ Chí Minh đã được hình thành từ Hội nghị Trung ương lần thứ tám (5/1941) nhằm phát động cao trào giải phóng dân tộc, thành lập Mặt trận Việt Minh để đánh đuổi Nhật – Pháp và “lập nên một Chính phủ cách mạng của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, theo tinh thần tân dân chủ, chính phủ do Quốc dân Đại hội cử lên”.
Tháng 10/1944 trong Thư gửi đồng bào, cùng với dự đoán thiên tài về “cơ hội dân tộc ta giải phóng chỉ trong một năm hoặc năm rưỡi nữa”, Người nhấn mạnh yêu cầu cấp bách phải triệu tập Đại hội đại biểu quốc dân để thành lập “một cái cơ cấu đại biểu cho sự chân thành đoàn kết và hành động nhất trí của toàn thể quốc dân ta”.
Cơ cấu tổ chức đó “phải do một cuộc Toàn quốc đại biểu Đại hội gồm tất cả các đảng phái cách mệnh và các đoàn thể ái quốc trong nước bầu cử ra”.
Một cơ cấu như thế mới đủ lực lượng và uy tín, trong thì lãnh đạo công việc cứu quốc, kiến quốc, ngoài thì giao thiệp với các hữu bang.
Những quyết định lịch sử trọng đại trong tháng 8/1945 (Ảnh: doisongphapluat.com)
Tháng 8/1945, khi chủ nghĩa phát xít đầu hàng Đồng minh và lực lượng cách mạng Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trong cả nước, trước thời cơ có một không hai để giải phóng dân tộc, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ngày 13/8/1945 đã quyết định phát động Tổng khởi nghĩa và Quốc dân Đại hội được tiến hành trong bối cảnh đó.
Quốc dân Đại hội có hơn 60 đại biểu tham dự, bao gồm các đại biểu cho các đảng phái chính trị, các đoàn thể cứu quốc, các dân tộc, tôn giáo, đại biểu Bắc, Trung, Nam và Việt kiều ở ngoài nước tham dự.
Tuy chỉ họp trong thời gian ngắn song Quốc dân Đại hội đã thay mặt toàn thể dân tộc quyết định những vấn đề hệ trọng trong bước ngoặt lịch sử của cách mạng nước ta, đó là:
- Nhất trí tán thành chủ trương của Đảng phát động Tổng khởi nghĩa trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương.
- Thông qua các chủ trương chính sách lớn về đối nội, đối ngoại (bao gồm 10 điểm) ngay sau khi giành được chính quyền, trong đó có việc xây dựng Nhà nước Dân chủ Cộng hòa, xây dựng lực lượng vũ trang, giảm tô, giảm thuế, xóa nợ, hoãn nợ, chính sách văn hóa – giáo dục, ban bố các quyền tự do dân chủ cho nhân dân…; về đối ngoại, xác định mối quan hệ với Pháp, Đồng minh và các nước khác trên cơ sở giữ vững độc lập, chủ quyền của nhân dân ta.
- Bầu Ủy ban Dân tộc giải phóng (sau này thành Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) do Hồ Chí Minh đứng đầu.
Ủy ban thường trực gồm 5 người: Hồ Chí Minh, Trần Huy Liệu, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Lương Bằng và Dương Đức Hiền. Ngay sau đó, Ủy ban Dân tộc giải phóng đã nghiêm trang tuyên thệ:
“Kiên quyết lãnh đạo nhân dân tiến lên, ra sức chiến đấu chống quân thù giành lại độc lập cho Tổ quốc. Dù phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng cũng quyết không lùi bước”.
Quốc dân Đại hội Tân Trào chính là kết tinh cho ý chí độc lập tự do, cho khát vọng và quyết tâm đứng lên giải phóng dân tộc của nhân dân ta trong thời đại mới.
Quốc dân Đại hội Tân Trào là hình ảnh tiêu biểu của khối đại đoàn kết, một “ Hội nghị Diên Hồng”, mang nội dung mới nhằm thực hiện ý chí của toàn dân, tiến hành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, quyết định xoay chuyển vận nước bằng phương thức Tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân.
Đại hội đã động viên tập hợp khối đoàn kết toàn dân thực hiện tư tưởng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”, góp phần tích cực vào thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Trong điều kiện lịch sử lúc đó, Quốc dân Đại hội thật sự là một cơ cấu quyền lực có đủ uy tín để quyết định nhiệm vụ đối nội và đối ngoại, thông qua chủ trương Tổng khởi nghĩa và 10 chính sách lớn sau khi giành chính quyền, bầu Ủy ban Dân tộc giải phóng, thể hiện sự sáng tạo độc đáo về tư tưởng dân quyền và xác lập cơ cấu quyền lực toàn dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện ngay trong tiến trình giải phóng dân tộc, tư tưởng đó đã phát triển và hoàn chỉnh ngay sau Quốc dân Đại hội, trong Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 và đã được thực hiện trong toàn bộ quá trình đấu tranh để bảo vệ và xây dựng đất nước ta suốt 70 năm qua.
Đại hội tán thành chủ trương phát động Tổng khởi nghĩa và thông qua 10 chính sách lớn của Việt Minh là nội dung Nghị quyết của Quốc dân Đại hội như sau:
a) Ở châu Âu, chủ nghĩa phát xít Ý, Đức đã chết, phong trào dân chủ mới đang tiến tới.
Sau khi giúp một phần lớn trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít ở châu Âu, Nga Xô viết ngày 8/8/1945 đã tuyên chiến với Nhật, quyết cùng với quân Đồng minh đánh trận cuối cùng để tiêu diệt bọn phát xít ở
châu Á.
Phát xít Nhật đã đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Quân Đồng minh sắp kéo vào nơi nào có quân Nhật đóng.
Phong trào dân tộc độc lập và dân chủ mới càng thêm bồng bột và lan tràn trên thế giới.
b) Ở nước ta, chính quyền của Nhật đang tan rã. Nhận thấy cơ hội thuận tiện, Ủy ban khởi nghĩa do Tổng bộ Việt Minh lập ra đã ra lệnh cho đội Quân giải phóng tước khí giới của tàn binh Nhật và mở rộng phạm vi hoạt động.
c) Quốc dân Đại hội thiết tha hiệu triệu nhân dân toàn quốc, các đoàn thể cách mạng kịp thời đứng lên đoàn kết phấn đấu, để thi hành 10 điều sau đây:
1. Giành lấy chính quyền, xây dựng một nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trên nền tảng hoàn toàn độc lập.
2. Võ trang nhân dân. Phát triển Quân giải phóng Việt Nam.
3. Tịch thu tài sản của giặc nước và của Việt gian, tùy từng trường hợp sung công làm của quốc gia hay chia cho dân nghèo.
4. Bỏ các thứ thuế do Pháp, Nhật đặt ra; đặt một thứ thuế công bằng và nhẹ.
5. Ban bố những quyền của dân cho dân.
- Nhân quyền.
- Tài quyền (quyền sở hữu).
- Dân quyền: Quyền phổ thông đầu phiếu, quyền tự do dân chủ (tự do tín ngưỡng, tự do tư tưởng, ngôn luận, hội họp, đi lại), dân tộc bình quyền, nam nữ bình quyền.
6. Chia lại ruộng công cho công bằng, giảm địa tô, giảm lợi tức, hoãn nợ, cứu tế nạn dân.
7. Ban bố Luật Lao động; ngày làm 8 giờ, định lương tối thiểu, đặt xã hội bảo hiểm.
8. Xây dựng nền kinh tế quốc dân, phát triển nông nghiệp. Mở quốc gia ngân hàng.
9. Xây dựng nền quốc dân giáo dục; chống nạn mù chữ, phổ thông và cưỡng bách giáo dục đến bậc sơ cấp. Kiến thiết nền văn hóa mới.
10. Thân thiện và giao hảo với các nước Đồng minh và các nước nhược tiểu dân tộc để giành lấy sự đồng tình và sức ủng hộ của họ.
d) Để lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc giải phóng của chúng ta cho thắng lợi. Quốc dân Đại hội quyết định thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam. Ủy ban này cũng như Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam trước khi thành lập một chính phủ chính thức. Ủy ban này thay mặt quốc dân mà giao thiệp với các nước ngoài và chủ trì mọi công việc trong nước.
đ) Thì giờ cấp bách. Phải hành động cho kịp thời, Ủy ban giải phóng dân tộc giao toàn quyền chỉ huy cho Ủy ban khởi nghĩa.
e) Không phải Nhật bại là nước ta tự nhiên được độc lập. Nhiều sự gay go trở ngại sẽ xảy ra. Chúng ta phải khôn khéo và kiên quyết. Khôn khéo để tránh những sự không lợi cho ta.
Kiên quyết để giành cho được nền hoàn toàn độc lập. Trên thế giới, sau cuộc chiến tranh này, một dân tộc quyết tâm và nhất trí đòi quyền độc lập thì nhất định được độc lập. Chúng ta sẽ thắng lợi”.
Đại hội cũng quy định Quốc kỳ là lá cờ đỏ sao vàng năm cánh, Quốc ca là bài Tiến quân ca của nhạc sĩ Văn Cao.
5. Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam (Chính phủ Trung ương lâm thời) đã ra Tuyên ngôn và Thông cáo (số 1) về Tổng khởi nghĩa toàn quốc.
Nội dung Tuyên ngôn của Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam như sau:
“Cuộc quốc dân đại hội đã cử ra Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam. Đại hội ấy do Tổng bộ Việt Minh chiêu tập. Ủy ban dân tộc giải phóng có nhiệm vụ như một Chính phủ lâm thời Việt Nam lãnh đạo tất thảy nhân dân phấn đấu để thực hiện mục đích tối cao của mình là làm cho nước nhà được hoàn toàn độc lập.
Ủy ban lâm thời giải phóng có lời hiệu triệu quốc dân chặt chẽ đoàn kết dưới lá cờ giải phóng. Đoàn kết là Sống, không đoàn kết là Chết.
Trước tình thế cấp bức này, toàn dân phải muôn người như một, hãy tin cậy và phục tùng mệnh lệnh của Ủy ban, rập ràng phấn đấu, vượt qua tất cả bước khó khăn, đem lại vinh quang cho Tổ quốc.
Việt Nam hoàn toàn độc lập.
ỦY BAN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG VIỆT NAM
(Chính phủ Trung ương lâm thời)”
Nội dung Thông cáo (số 1) của Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam như sau:
“1. Ở châu Âu, chủ nghĩa phát xít Ý – Đức đã chết; phong trào dân chủ mới đang tiến tới.
Ở châu Á phát xít Nhật đã đầu hàng Đồng minh.
Phong trào dân tộc độc lập và dân chủ mới càng thêm bồng bột và lan tràn trên thế giới.
2. Đã đến lúc toàn thể quốc dân đứng dậy, đoàn kết, phấn đấu để tranh lấy những quyền lợi sau này:
a) Thực hiện quyền tự do dân chủ: tự do tổ chức, tự do hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do đi lại, v.v……
b) Dân tộc bình quyền, nam nữ bình quyền.
c) Xây dựng nền kinh tế của dân, phát triển nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp.
d) Xây dựng nền quốc dân giáo dục: chống nạn mù chữ, cưỡng bách giáo dục, kiến thiết nền văn hóa mới.
đ) Xây dựng một nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hoàn toàn độc lập.
3. Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam đã được Quốc dân Đại hội giao cho cái nhiệm vụ lãnh đạo toàn thể nhân dân như một Chính phủ lâm thời.
Toàn thể đồng bào hãy tin cậy thi hành những mệnh lệnh của Ủy ban giành lại quyền độc lập tự do”.
6. Đảng Cộng sản Đông Dương ra Lời hiệu triệu gửi quốc dân đồng bào, các đoàn thể cách mạng và toàn thể đảng viên
Nội dung Lời hiệu triệu của Đảng Cộng sản Đông Dương như sau:
“Hỡi quốc dân đồng bào!
Hỡi các đoàn thể cách mạng!
Hỡi các đồng chí cộng sản!
Phát xít Nhật đã chết gục theo phát xít Đức, Ý. Quân đội Nhật đang bị tan rã và bị tước khí giới ở khắp các mặt trận. Quân Đồng minh sắp kéo vào Đông Dương. Giờ hành động quyết liệt đã đến.
Đồng bào và các đoàn thể cứu quốc, dưới quyền chỉ huy của Ủy ban dân tộc giải phóng, Ủy ban khởi nghĩa hãy cùng với Giải phóng quân và tự vệ đội nổi dậy đánh chiếm các đồn các huyện lỵ, phủ lỵ và các tỉnh lỵ, tước khí giới của giặc Nhật.
Các đồng chí phải sáng suốt trong việc lãnh đạo và cương quyết hy sinh trong cuộc chiến đấu để giành quyền độc lập cho Tổ quốc, để xứng đáng là một đội quân tiền phong của dân tộc.
Giờ khởi nghĩa đã đến, ngày vinh quang của Tổ quốc đã bùng nổ.
Quyết chiến, quyết chiến, quyết chiến!
Thắng lợi nhất định về ta.
ĐẢNG CỘNG SẢN ĐÔNG DƯƠNG”
7. Ngày 16 tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa tới đồng bào cả nước.
Đại hội Quốc dân họp tại Tân Trào (Sơn Dương, Tuyên Quang), cử ra Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam, tức Chính phủ lâm thời, do đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Trong thư gửi đồng bào cả nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi:
“Hỡi đồng bào yêu quý!
Bốn năm trước đây, tôi có thư kêu gọi đồng bào ta đoàn kết. Vì có đoàn kết mới có lực lượng, có lực lượng mới giành được Độc lập, tự do.
Hiện nay quân đội Nhật đã tan rã, phong trào cứu quốc lan tràn khắp nước. Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh) có hàng chục triệu đội viên, gồm đủ các tầng lớp sĩ, nông, công, thương, binh, gồm đủ các dân tộc Việt, Thổ, Nùng, Mường, Mán. Trong Việt Minh đồng bào ta bắt tay nhau chặt chẽ, không phân biệt trai, gái, già, trẻ, lương, giáo, giàu, nghèo.
Vừa đây Việt Minh lại triệu tập “Việt Nam quốc dân đại biểu đại hội”, cử ra Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam để lãnh đạo toàn quốc nhân dân kiên quyết đấu tranh kỳ cho nước được độc lập.
Đó là một tiến bộ rất lớn trong lịch sử tranh đấu giải phóng của dân tộc ta từ ngót một thế kỷ nay.
Đó là một điều khiến cho đồng bào ta phấn khởi và riêng tôi hết sức vui mừng.
Nhưng chúng ta chưa thể cho thế là đủ. Cuộc tranh đấu của chúng ta đương còn gay go, dằng dai. Không phải Nhật bại mà bỗng nhiên ta được giải phóng, tự do. Chúng ta vẫn phải ra sức phấn đấu. Chỉ có đoàn kết, phấn đấu, nước ta mới được độc lập.
Việt Minh là cơ sở cho sự đoàn kết, phấn đấu của dân tộc ta trong lúc này. Hãy ra nhập Việt Minh, ủng hộ Việt Minh, làm cho Việt Minh rộng lớn mạnh mẽ.
Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam cũng như Chính phủ lâm thời của ta lúc này. Hãy đoàn kết chung quanh nó, làm cho chính sách và mệnh lệnh của nó được thi hành khắp nước.
Như vậy thì Tổ quốc ta nhất định mau được độc lập, dân tộc ta nhất định mau được tự do.
Hỡi đồng bào yêu quý!
Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta.
Nhiều dân tộc bị áp bức trên thế giới đang ganh nhau tiến bước giành quyền độc lập. Chúng ta không thể chậm trễ.
Tiến lên! Tiến lên! Dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm tiến lên!”.
Thực hiện những lời kêu gọi và hiệu triệu trên, nhân dân cả nước ta đã đồng lòng đứng lên tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 lịch sử.
* Nguồn trích dẫn:
[1] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng ton tập, tập 7 (1940-1945), Nxb ChÝnh trị quốc gia, H. 2000, tr. 421-422.
- “Văn kiện Đảng toàn tập” – Tập 7, Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội – 2000.
- “Năm 1945 – Những sự kiện lịch sử trọng đại” – Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội – 2010.
Đại tá Đặng Việt Thủy
Theo giaoduc
Đo mức dân hài lòng với cán bộ, khác gì đo biển nông, sâu?
Giới phân tích kỳ vọng về sự thay đổi căn bản nền hành chính công ở Việt Nam. Vậy đâu là yếu tố quyết định sự thay đổi đó?
Bình thường hay bất thường?
Ngày 6/7, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Nội vụ và Hội Cựu chiến binh Việt Nam đã ký kết chương trình phối hợp triển khai xác định chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2015.
Theo đó, hơn 15.000 người dân tại 10 tỉnh, thành phố sẽ chấm điểm 6 dịch vụ hành chính công. Trong đó có 3 dịch vụ cấp huyện: cấp giấy chứng minh nhân dân, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng nhà ở và 3 dịch vụ cấp xã: cấp giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh và chứng thực.
Lãnh đạo Bộ Nội vụ cho rằng, chỉ số khảo sát là thước đo đánh giá khách quan chất lượng cung cấp dịch vụ hành chính công. Qua đó, các cơ quan nhà nước nắm bắt được mong muốn của người dân để có biện pháp cải thiện chất lượng phục vụ.
Cải cách thủ tục hành chính. Ảnh minh họa của Satế.
Trước đó (8/2014) một khảo sát tương tự tại 3 tỉnh Phú Thọ, Thanh Hóa và Bình Định đã cho kết quả bất ngờ.
Theo đó, trên 80% số người dân được điều tra đều cho rằng họ hài lòng và... rất hài lòng đối với các dịch vụ công hiện nay.
Liệu kết quả khảo sát trên có đáng tin cậy, trong khi thực tế cho thấy, việc thực hiện các dịch vụ hành chính công ở nước ta còn tồn tại không ít bất cập?
"Dư luận bất bình về một phận cán bộ,
Phiếu điều tra gồm 6 nhóm tương đương với 6 dịch vụ hành chính công, được thực hiện tại 108 đơn vị hành chính cấp xã và 36 huyện trên 10 tỉnh, thành: Lai Châu, Tuyên Quang, Hà Nội, Hưng Yên, Hà Tĩnh, Đắk Lắk, Đà Nẵng, TP.HCM, Tây Ninh, Cà Mau. Riêng 3 thành phố trực thuộc Trung ương là Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng sẽ khảo sát tại 15 huyện, 15 xã. Bảy tỉnh còn lại sẽ khảo sát ở 3 huyện, 9 xã
công chức, viên chức có hành vi vòi vĩnh, nhũng nhiễu, quan cách, hách dịch, xa dân gần quan, lệch chuẩn văn hóa khi giao tiếp với dân...", Đại biểu Lê Như Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa- Giáo dục - Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nêu quan điểm tại phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII hôm 13/6.
Mặt khác, một số khảo sát trước đó cũng chỉ rõ, ngay bản thân "người trong cuộc" cũng thừa nhận quá trình điều tra còn nhiều bất cập.
"Không ít người trả lời có trình độ học vấn thấp, khó trả lời chính xác hết nội dung bảng hỏi. Đặc biệt, việc trả lời phỏng vấn của người dân còn được trả thù lao, dẫn đến có sự nghi ngờ về độ xác thực của câu trả lời.
Không những thế, tại Phú Thọ, 46% số người được phỏng vấn thừa nhận là... người thân quen của công chức...", (Báo Lao động hôm 21/8/2014).
"Chấm điểm dịch vụ hành chính công không phải chuyện dễ"
PGS.TS Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Dư luận xã hội (Viện Xã hội học - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) hôm 29/7 cho rằng, độ tin cậy của đợt khảo sát này phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
"Việc phân nhóm đối tượng khảo sát thực hiện như thế nào? công cụ thu thập
thông tin được soạn thảo ra sao? Việc xây dựng các chỉ báo? Những chỉ báo đó phản ánh điều gì? Quy trình thực hiện thu thập thông tin có đảm bảo khách quan không?
Các khái niệm trong quá trình khảo sát có được làm rõ không?
Thực tế đã cho thấy, có những trường hợp, người thực hiện khảo sát và người được khảo sát, không cùng một cách hiểu. Điều này dễ dẫn tới kết quả, chất lượng khảo sát không sát thực tế...
PGS.TS Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Dư luận xã hội - Viện Xã hội học - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Ảnh: Báo Infonet)
Do đó, tính thuyết phục, xác thực của khảo sát còn phụ thuộc vào kỹ năng, kinh nghiệm... của người được giao nhiệm vụ", PGS.TS Trịnh Hòa Bình phân tích.
Cũng theo PGS.TS Trịnh Hòa Bình, cần tổ chức hội thảo khoa học, với sự tham gia đóng góp ý kiến của nhiều chuyên gia...nhằm đảm bảo tính thuyết phục khi thực hiện khảo sát.
"Không loại trừ trường hợp người ta thực hiện khảo sát theo "khẩu vị" của mình. Tuy nhiên, chấm điểm dịch vụ hành chính công không phải chuyện dễ. Nếu làm không tốt sẽ rất bất ổn.
Do đó cần thiết phải có một hội thảo khoa học để đánh giá các vấn đề sẽ thực hiện khảo sát", PGS.TS Trịnh Hòa Bình lưu ý.
Thay đổi căn bản dịch vụ hành chính công là điều không dễ dàng
PGS.TS Đặng Ngọc Dinh - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Phát triển Hỗ trợ Cộng đồng nhận định, việc thực hiện khảo sát, lắng nghe ý kiến của nhân dân về dịch vụ hành chính công là điều cần thiết .
"Qua một số khảo sát trước đó cho thấy, người dân rất công bằng khi họ đánh giá, cũng như nhìn nhận sự thay đổi tích cực của nền hành chính ở nước ta.
PGS.TS Đặng Ngọc Dinh cũng đưa ra nhận định, việc thay đổi căn bản dịch vụ hành chính công ở nước ta hiện nay là điều không dễ dàng.
"Nhiều nước trên thế giới, vị trí trong xã hội của người có quyền lực đều do người dân tự quyết định thông qua việc bầu cử, úng cử. Do vậy, người ta rất ngại sự đánh giá của người dân.
Đây là yếu tố đóng vai trò quan trọng, làm thay đổi thể chế hành chính.
PGS.TS Đặng Ngọc Dinh. Ảnh: (Tá Lâm/Vietnamnet)
Trong khi đó, ở Việt Nam, việc bổ nhiệm, đề bạt...là do cấp trên quyết định. Do vậy, tại các cơ quan công quyền người ta ngại nhất là việc cấp cấp trên đánh giá họ, chứ họ không ngại cách đánh giá của nhân dân...
Từ đó có thể thấy, những vấn đề liên quan đến việc tổ chức, vận hành nền hành chính hiện đại (giải trình, phúc đáp...) vẫn còn là thách thức không nhỏ. Vấn đề này không dễ thay đổi trong thời gian ngắn", PGS.TS Đặng Ngọc Dinh nêu quan điểm.
QUỐC TOẢN
Theo giaoduc
GS.Nguyễn Minh Thuyết: "Dạy học sinh chống tham nhũng như nước đổ lá khoai" Nhiều người làm quan có những khối tài sản siêu khổng lồ, vậy nó ở đâu ra? Những cái ấy, dân nhìn thấy cả, bàn tán râm ran cả, vậy thì lãnh đạo có biết không? Nhiều thanh niên sẵn sàng làm sai, vi phạm pháp luật"Hai vấn đề cốt lõi liên quan tới vận mệnh dân tộc"Thành ủy Hà Nội yêu cầu...