Thời cơ cho BĐS bán lẻ “bật dậy” sau dịch
Bà Từ Thị Hồng An, Giám đốc Bộ phận cho thuê thương mại Tp.HCM cho rằng, những thay đổi này bao gồm phát triển thương mại điện tử, điều chỉnh phương thức tính giá thuê hoặc thay đổi hành vi người tiêu dùng là cách mà doanh nghiệp bán lẻ phải nắm bắt ở thời điểm khó khăn này.
Bà Từ Thị Hồng Anh, chuyên gia bán lẻ Savills Việt Nam
Nhà phố cho thuê bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch
Nói về tác động của dịch Covid-19 lên thị trường bán lẻ, đại diện Savills cho biết, nhà phố cho thuê ảnh hưởng nặng nề nhất từ dịch.
Cụ thể, nếu tại các trung tâm mua sắm, việc cho thuê có xu hướng ràng buộc về mặt pháp lý cao hơn và khách thuê muốn duy trì diện tích thuê hiện tại, do đó công suất vẫn duy trì ở mức cao. Trong khi đó, đối với các chủ nhà phố cho thuê bán lẻ, Covid-19 đã có những ảnh hưởng ngay lập tức.
Hầu hết khách thuê nhà phố là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên bị ảnh hưởng từ sự sụt giảm doanh thu đột ngột nhiều hơn các nhà bán lẻ có quy mô lớn. Các thương hiệu nổi tiếng có diện tích thuê cả ở các trung tâm mua sắm và ở các nhà phố thường quyết định đóng các cửa hàng tại nhà phố trước.
Kể từ đầu tháng 2, nhiều khách thuê nhà phố đã quyết định không gia hạn hợp đồng thuê. Một số khách thuê muốn giữ lại các vị trí đắc địa quyết định đóng cửa tạm thời hoặc yêu cầu giảm tiền thuê trong suốt thời gian ngừng hoạt động. Một khảo sát gần đây của bộ phận Nghiên cứu Savills cho thấy, doanh thu tại một số nhà hàng đã giảm -50% trong tháng 2 và đến -80% theo tháng trong tháng 3. Yêu cầu thuê nguyên căn và giá thuê cao cũng là những lý do cho việc đóng cửa.
Video đang HOT
Thời cơ cho BĐS bán lẻ “bật dậy” sau dịch
Theo bà An, thời cơ của ngành bán lẻ trong thời gian sắp tới chủ yếu nằm ở việc thay đổi cấu trúc kinh doanh. Những thay đổi này bao gồm phát triển thương mại điện tử, điều chỉnh phương thức tính giá thuê hoặc thay đổi hành vi người tiêu dùng. Và các doanh nghiệp biết nắm bắt thời cơ đã bắt đầu cân nhắc kỹ lưỡng chiến lược kinh doanh trong tương lai.
Một điểm lưu ý tích cực mà bà An chỉ ra là chi phí thuê giảm sẽ tạo động lực cho ngành. Các nhà bán lẻ hiện hữu sẽ phải đổi mới các chiến lược bán hàng tại cửa hàng và trực tuyến để phù hợp với yêu cầu của thị trường.
Các ngành bị ảnh hưởng bởi sự bùng phát của dịch bệnh như ăn uống, phòng tập thể dục và rạp chiếu phim sẽ phục hồi nhanh hơn những ngành khác khi dịch bệnh kết thúc và người tiêu dùng địa phương sẽ nhanh chóng trở lại nhịp sinh hoạt bình thường sau nhiều tháng bị cách ly xã hội. Các ngành liên quan đến kinh doanh trực tuyến như thời trang có thể phục hồi chậm hơn khi hành vi tiêu dùng thay đổi, từ mua sắm tại cửa hàng sang mua sắm trực tuyến.
Với tầm nhìn phát triển bền vững trong dài hạn ở cả hai phía chủ cho thuê và khách thuê, các chuyên gia của Savills cung cấp một số kiến nghị như sau:
Gia hạn thời gian thuê trong thời gian 3 tháng; Hoàn trả tiền thuê trong vòng 9-18 tháng tiếp theo hoặc trong thời gian còn lại của hợp đồng thuê; Thanh toán tiền thuê hàng tháng trong thời kỳ khủng hoảng; Phí dịch vụ duy trì mức tối thiểu và được thanh toán hàng tháng;
Đẩy nhanh những thay đổi về mô hình cho thuê truyền thống trong tương lai; Chủ cho thuê có thể yêu cầu khách thuê cung cấp dự báo doanh thu bán hàng trong tương lai để đồng ý nhượng bộ; Sử dụng tình hình hiện tại để xác định các cơ hội.
Hạ Vy
Xu hướng mới cần biết trên thị trường bán lẻ năm 2020 ở hai miền Nam Bắc
JLL Việt Nam nhận định cho biết các nhà bán lẻ và các nhà phát triển trung tâm thương mại đang có xu hướng tập trung hơn vào các ngành hàng ăn uống, dịch vụ mang tính trải nghiệm.
Báo cáo mới nhất của JLL Việt Nam đã phân tích một số nét đặc biệt của thị trường bán lẻ tại hai đầu tàu cả nước là TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Với TP. Hồ Chí Minh, JLL Việt Nam cho biết thị trường đang đón nhận nhiều thương hiệu quốc tế tiếp tục gia nhập thị trường trong khi những thương hiệu có sẵn tiếp tục mở rộng mặt bằng.
Uniqlo là cái tên đáng chú ý khi mở cửa hàng đầu tiên ở Việt Nam với quy mô 3.097 m2 gồm ba tầng tọa lạc ở Parkson Đồng Khởi tại Quận 1. Tuy nhiên, JLL cũng cho rằng việc đóng cửa hàng loạt cửa hàng Vinpro đang ảnh hưởng đến tỷ lệ lấp đầy tại các trung tâm thương mại thuộc chuỗi Vincom.
Tại Hà Nội, thị trường đã chào đón nguồn cung mới khi trong quý 4, Aeon Mall khai trương trung tâm thương mại thứ 2 tại quận Hà Đông. Aeon Hà Đông được xem là luồng gió mới khi có nhiều thương hiệu bán lẻ lần đầu tiên có mặt ở Hà Nội.
Nếu ở thị trường TP. Hồ Chí Minh tỷ lệ trống đang gia tăng thì ở Hà Nội, tỷ lệ lấp đầy đang tăng nhẹ.
Cụ thể, trong khi các trung tâm bách hoá ở TP. Hồ Chí Minh tiếp tục đóng cửa một phần hoặc toàn bộ, các trung tâm thương mại cũ lại chứng kiến việc gia tăng tỷ lệ trống do khách thuê dọn đến các trung tâm mới lân cận với chất lượng tốt hơn cùng với nhiều sự kiện tiếp thị thu hút khách tham quan.
Còn ở Hà Nội, so với quý 3, tỷ lệ lấp đầy đã đạt gần 91%. JLL nhận định sự ra mắt của Aeon Hà Đông trong quý đã không làm ảnh hưởng đến công suất thuê toàn thị trường nhờ mức hoạt động hiệu quả của trung tâm này ngay khi vừa mở cửa, với diện tích trống ít hơn 5%.
Tuy nhiên, thị trường cũng ghi nhận một số trung tâm thương mại nằm trong chuỗi bán lẻ Vincom vẫn đang điều chỉnh chiến lược cho thuê.
Về giá thuê, thị trường ở hai đầu cầu này đều ghi nhận sự ổn định.
Theo đó, phần lớn các trung tâm thương mại ở khu vực trung tâm TP. Hồ Chí Minh ghi nhận giá thuê tăng nhẹ theo quý và theo năm nhờ vị trí tốt. Trong khi đó, giá thuê ở các trung tâm thương mại ngoài trung tâm giảm 3,2% theo năm.
Ở Hà Nội, giá thuê trung bình không thay đổi so với quý 3, giữ vững ở mức 29,3 USD, tương đương với mức tăng 1,6% theo năm.
Với triển vọng thị trường, JLL cho biết cả hai TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội sẽ đón nhận một số nguồn cung mới. Đơn vị này cũng chỉ ra những xu hướng mới, trong đó, các trung tâm thương mại sẽ tập trung hơn vào sự trải nghiệm của khách hàng.
Tại thị trường TP. Hồ Chí Minh, JLL nhận định cả nhà bán lẻ và nhà phát triển trung tâm thương mại đều không ngừng đổi mới, tập trung hơn vào ngành hàng ăn, uống và các dịch vụ mang tính trải nghiệm. Bên cạnh đó, chủ đầu tư mong muốn tập trung vào dịch vụ khách hàng, sử dụng công nghệ, phân tích dữ liệu để tăng cường mức độ nhận diện và lượng khách hàng.
Còn tại Hà Nội, xu hướng của thị trường sẽ là những trung tâm thương mại có diện tích lớn hơn, nằm ở ngoài khu vực trung tâm. Những trung tâm thương mại này thường tích hợp nhiều dịch vụ giải trí và trải nghiệm như gym, khu vui chơi trẻ em, thay vì chỉ tập trung vào hoạt động mua sắm.
"Ngoài ra, nhiều thương hiệu mới được kỳ vọng sẽ tiến vào và mở rộng sức ảnh hưởng ở thị trường bán lẻ Hà Nội trong 2020, điển hình như thương hiệu Uniqlo. Thương hiệu này dự kiến sẽ mở cửa hàng tại Hà Nội vào mùa xuân 2020", JLL Việt nam cho biết.
Hà Thu
Theo Trí thức trẻ
Lưu lượng khách tham quan giảm sâu khoảng 80%, kế hoạch khai trương gần 280.000m2 sàn TTTM năm nay có thể "vỡ trận" Theo báo cáo của JLL Việt Nam, diễn biến phức tạp của dịch cúm Covid-19 sẽ ảnh hưởng tới kế hoạch khai trương của gần 280.000m2 sàn TTTM dự kiến hoạt động trong 2020. Đơn vị này chỉ ra, trong quý thị trường bán lẻ tiếp tục im ắng do chưa xuất hiện nguồn cung mới. Chỉ có TTTM Parskson Đồng Khởi sau...