Thói ‘chơi ngông’ của công tử @
Giai đoạn kinh tế khó khăn, cả nước thắt lưng buộc bụng, ấy vậy mà cũng có công tử xem “ chơi ngông” là thú vui giải trí.
Một công tử chỉ cần có chiếc honda mới keng, tay đeo đồng hồ Seiko 5, túi rủng rỉnh tiền, uống bia Heineken lon…là đủ để được xem là có đẳng cấp. Nhưng kinh tế phát triển, cuộc sống ngày càng nâng cao và theo đó “đẳng cấp dân chơi”của các công tử giàu từ trong trứng cũng theo đó mà thay đổi.
Phong độ là nhất thời, đẳng cấp là mãi mãi… Câu nói đó có một thời, là triết lý sống của giới cậu ấm cô chiêu. Nhưng đó chỉ là hàng-tép. Công tử thập niên 90 của thế kỷ 20, phải kể đến: Đoàn, Hoàn, Hảo, Tài. Được mệnh danh là “Tứ đại thiếu gia”, con dòng cháu giống, nhưng sau một thời gian bước chân vào “cuộc chơi thể hiện đẳng cấp”, chẳng ai buồn nhớ đến họ từng là con cái nhà ai nữa cả. Tiền nào chẳng là tiền, bất kể từ tủ sắt Bà Tư H. hay từ hầu bao của ông bố thứ trưởng. Tóm lại, con cái nhà ai…mặc! Chỉ cần xem cách xài tiền… là đủ.
Một trong những cú được xem là “vô tiền khoáng hậu” đã đưa Đoàn vào hạng không thể và không ai muốn cạnh tranh chính là vụ tặng chiếc Pajero mới cáu cho một kiều nữ không mấy có danh. Chở 4 cô gái xinh đẹp nửa đêm sau khi rời vũ trường ra Phan Thiết ngắm trăng cho giống Hàn Mạc Tử, khi vừa xuống xe, Đoàn đố các cô đoán được số xe vừa chở các cô ra biển. Chẳng hiểu vì sao, một cô đoán trúng phóc!
Nhiều công tử “chơi ngông” với trò sưu tầm xe hơi.
Xem xe, xem nội thất nhớ đã đành… vậy mà cô này nhớ cả số xe thì quả-là-lợi-hại! Đoàn lẳng lặng giao chìa khóa, giấy tờ cho cô gái. Cô tròn mắt chưa kịp hiểu, Đoàn phán luôn một câu: “Của em đó!”. Nhưng nếu so cựa với các công tử thời “Bảo Đại” xem ra vẫn chưa thấy shock và không mấy ấn tượng.
So thời giá, sao bằng Hắc-Bạch Công Tử lúc đương thời. Một đêm, Tài- một trong tứ đại thiếu gia dắt bạn bè đi ăn nhậu, quậy vũ trường. Hóa đơn thanh toán lên đến hàng trăm triệu đồng, chưa kể những khoản vặt vãnh tự mang theo như kiều nữ và “hàng đá”… chẳng làm cho khóe mắt của vị công tử ấy xao động.
Để tỏ tấm-chân-tình với một cô bạn gái xinh xinh, Khải – con một đại gia hóa chất, đã rủ cô và khi có yêu cầu, sẵn sàng bao luôn cho cô bạn rất thân của đối tượng, đi du lịch Singapore… với mục đích mua một chiếc giỏ Gucci. Chuyến đi tiêu tốn cả trăm ngàn USD, không làm cho Khải phải lăn tăn nghĩ ngợi gì. Nhưng sau đó, một gã công tử khác bạn Khải bỏ nhỏ vào tai: “Con bé đó, xong hàng với tao rồi… giá 100 USD!”. Khi đó, Khải suýt xỉu.
Một lần, ngồi nhậu với hàng lô hàng lốc công tử cỡ vừa, người viết bài chứng kiến cảnh khoe điện thoại. Trên bàn gần 2 chục chiếc, có lẽ sáng giá nhất là 2 chiếc Vertu mới keng vừa mới có mặt trên thị trường. Chủ nhân là Duy Mập hỏi một câu: “Theo anh, cái nào đắt tiền nhất, có giá trị nhất… tính chung?”. Quá dễ, tôi chỉ vào 2 chiếc Vertu. Duy và các bạn phá lên cười.
Tôi ngơ ngác, Công Sim chỉ vào chiếc điện thoại Trung Quốc trị giá không quá 3 triệu đồng. Thấy vẻ không tin trên mặt tôi, Công giải thích: “Sim số 0903 (dãy số đặc biệt còn lại xin được giấu vì thông tin cá nhân), trong điện thoại này… trước kia bán cho Cường đô la vời giá 1 tỷ 800 triệu, xài một thời gian ngắn Cường bán lại cho em giá 1 tỷ 300 triệu… Đang nằm trong điện thoại này!”. Khiếp!
Chuyện 2 công tử Hắc Bạch đụng độ nhau và dùng tiền mệnh giá lớn nấu chè đậu xanh, tưởng chỉ có thời xa xưa. Ấy vậy mà mới đây, Th. -một công tử chơi ngông bằng cách đốt tiền! Khi mọi người thắc mắc không biết tiền polymer có dễ cháy không, anh ta đã rút ngay tờ 500.000 để đốt.
Thực ra, do thiếu hiểu biết về pháp luật nên anh ta mới dám chơi ngông kiểu đó. Nếu bị bắt bởi tội danh “phá hủy tiền tệ”, chắc anh ta sẽ cạch tới già. Đã thế trên một trang mạng, Th. còn chường cả mặt thật bằng một tấm ảnh lên như trêu ngươi các cơ quan chức năng. Chất xám tỷ lệ nghịch với tiền bạc, chính là ví dụ này.
Video đang HOT
Lại một câu chuyện đấu giàu theo kiểu chơi ngông của 2 công tử thời @ xảy ra vài năm về trước như sau:
“Công tử Gia Lai nổi danh ở phố vào dịp sinh nhật năm 16 tuổi, khi được mẹ mua cho chiếc môtô hiệu Yamaha có giá đắt nhất tỉnh. Chạy xe môtô được ít lâu thì công tử chán, nhất định buộc mẹ phải đổi xe cho mình. Lần này, công tử không dùng xe hai bánh nữa mà chuyển sang xe bốn bánh. Một lần, công tử lái chiếc ôtô thể thao hai cửa đến vũ trường ở quận 1 uống rượu chơi thì vô tình chạm phải chiếc ôtô thể loại 2 cửa khác đậu kế bên.
Mất cả hứng thú uống rượu, công tử phố núi yêu cầu đám bạn đi cùng với mình điệu cho bằng được “cái thằng đi xe như tao” ra khỏi vũ trường để phân tài cao thấp, phân xe mạnh yếu trên xa lộ Điện Biên Phủ. Không may cho công tử phố núi, kẻ sở hữu chiếc xe ôtô thể thao ấy lại là một công tử Sài thành. Sài thành có bốn công tử thì đây là công tử mê xe hơi nhất, nhưng không mê tốc độ, được giới công tử đặt cho biệt danh là công tử xe hơi. Ba công tử còn lại chủ yếu thích… gái đẹp.
Câu đầu tiên mà công tử Sài thành nói với công tử phố núi là “thằng này trên rừng xuống, muốn gì mày?”. Công tử phố núi không đáp, chỉ tay vào chiếc xe và nói: “Của mày hả? Đua cho vui”. Dĩ nhiên, công tử Sài thành không thể nào làm ngơ trước cái kiểu “bố láo” ấy của một thằng “mới ở Tây về”.
Cuộc đua này về sau gây ầm ĩ trong dư luận thành phố khi cả hai công tử đều bị lực lượng Công an tóm vì vi phạm trật tự giao thông. Sau cái đận thách đố bất thành đó, công tử Sài thành tuyên bố sẽ không “đội trời chung” với công tử phố núi. Và, hoàng loạt cuộc “thư hùng” với vũ khí là dollar được hai công tử liên tục tung ra để “đồ sát” nhau.
Công tử Sài thành vốn là con đầu trong một gia đình kinh doanh ở TP HCM. Có thời điểm, hầu như tất cả các công trình xây dựng trên toàn miền Nam đều là khách hàng của gia đình công tử. Công tử Sài thành có nhiều xe hơi, không chiếc nào dưới 1 tỷ đồng đúng đẳng cấp “Sáng đi Mẹc cafe, trưa Camry ăn vặt, tối thể thao vũ trường”. So với tiếng vang của công tử phố núi, thì tiếng tăm của công tử Sài thành có vẻ như kém thế. Nhưng, trong thế giới của các tín đồ game online thì cái tên của công tử Sài thành đã “vang dội khắp giang hồ”.
Toàn bộ bảo bối trong game online Võ Lâm Truyền Kỳ của công tử Sài thành có giá vài tỷ đồng. Không nhân vật nào trong game khi công tử thấy ghét mà không đồ sát được. Trước đó, có ca sĩ cũng thuộc dạng tiếng tăm, đánh tiếng muốn mua lại công tử cây bổng giá hơn 700 triệu đồng. Công tử nghe lời đề nghị xong cười bảo: “Ông rảnh không? Rảnh thì tối kiếm chỗ nào khuất khuất gió, đốt dollar sưởi ấm với tôi cho vui. Chứ nói chuyện tiền bạc với tôi làm gì?”. Nghe xong lời đề nghị ngược của công tử Sài thành, ca sĩ tiếng tăm lặn một hơi không sủi nổi bọt.
Trở lại cái đận đua xe bất thành ấy, công tử phố núi và công tử Sài thành trở nên hằm hè nhau trong mọi chuyện. Vào vũ trường, công tử phố núi gọi chai rượu giá dăm triệu, thì công tử Sài thành bĩu môi, gọi chai đắt hơn để lau giày. Chạm nhau ở quán bar ăn khuya trên đường Nguyễn Trãi, vừa nhác thấy bóng công tử Sài thành, công tử phố núi lập tức bao hết các bàn trống để công tử Sài thành vào thế đi ra thì mất mặt, đi vào thì chỉ biết… cãi nhau với nhân viên.
Đỉnh điểm của mâu thuẫn này là chuyện công tử Sài thành chỉ mặt công tử phố núi quát lên: “Mày giỏi thì mang vàng ra chọi sóng với tao”. Cái chuyện mang vàng ra chọi sóng trước đây, dân chơi tại thành phố lâu lâu cũng làm một lần. Nhưng, những lần ấy so với hai công tử chỉ là lặt vặt.
Đúng hẹn, công tử Sài thành và công tử phố núi gặp nhau ở khu bờ sông Thanh Đa. Phía sau hai công tử toàn là các chiến hữu, phía công tử Sài thành áp đảo hơn bởi các tiểu đại gia liên tục hò hét khiêu khích. Phía công tử phố núi chỉ có mỗi công tử và cô người mẫu trầm ngâm soạn tin nhắn điện thoại, có vẻ như không quan tâm đến màn “đấu vàng” của hai công tử. Từng khoen vàng được trọng tài định giá trị tương đương nhau rời tay của hai công tử lặn mất tăm dưới dòng nước đục ngầu của con sông Sài Gòn chảy vào địa phận bán đảo Thanh Đa. Tới khoen vàng thứ… vài chục, công tử phố núi phủi tay, nhìn công tử Sài thành không nói gì.
Tưởng “cái thằng ở rừng” đã nhát tay, công tử Sài thành chưa kịp lên lớp thì đột nhiên, công tử phố núi rút từ túi quần ra cái di động Vertu, giá trên 20 nghìn USD nhẹ nhàng ném xuống dòng sông rồi cười lớn bỏ lên xe hơi với người đẹp đi thẳng. Công tử Sài thành đứng ngẩn ngơ vì cử chỉ đó. Trên bờ, đám “tiểu đại gia” hò hét khi đinh ninh rằng công tử Sài thành đã thắng cuộc. Chỉ mình công tử Sài thành hiểu rằng “cái thằng ở rừng” ấy không đơn giản như mình tưởng.
Công tư “ơ tu” – Thay cho lơi kêt…
Một buổi sáng năm 1992, tại trại Bố Lá, tiếng la hét than khóc vọng đến phòng trực trại. Cán bộ Hanh chạy vào kịp thời can thiệp 3,4 tên mặt đằng đằng sát khí đang lao vào một chàng trai nhỏ con trắng trẻo.
“Nó vay tiền em mua thịt heo ăn, không trả!”,
“Nó mượn cả thùng mì gói, nói thăm nuôi trả… Nó quỵt!”…
Cả bọn nhao nhao. Hóa ra, cậu trai nạn nhân nhịn thèm không quen đã vay lung tung để thỏa mãn cơn đói và khi gia đình chậm lên thăm nuôi vài kỳ, sinh chuyện. Chẳng biết sau đó, vụ việc sẽ được giải quyết ra sao. Nhưng cậu trai đó, chính là Khải – công tử con đại gia ngành hóa chất mà chúng ta đã từng đề cập. Vào tù vì tội cướp giật trong một lúc nhất thời cao hứng, cậu công tử ngày nào đã mất đi phong độ và “tệ hơn vợ thằng Đậu”.
Đa số các công tử ngông cuồng, tiêu tiền như phá, quậy xám trời mây dễ nảy sinh tâm lý: “Muốn làm gì cũng được, mọi chuyện cứ xùy tiền ra là xong…”. Và sự đời nào phải thế nên các công tử có đoạn kết, đa phần là trại giam, hoặc tệ hơn – trại cai nghiện!
Một số rất ít, may mắn hơn – đã qua độ tuổi ngông cuồng hiếu thắng, chợt nhận ra có thể dùng ngay công việc để khẳng định đẳng cấp và phong độ, chính là biểu đồ kinh doanh hàng quý của mình. Điều đáng buồn là, số công tử chọc trời khuấy nước lên đến con số hàng ngàn hàng vạn, số phản tỉnh để trở thành những nhân vật có danh vọng, đếm chưa được vài người!
Theo Báo Đất Việt
"Công tử, tiểu thư"... mếu máo việc bếp núc
Giá cả mọi thứ tăng, không thể ngày ngày "cày" cơm quán buộc nhiều sinh viên vốn là "công tử, tiểu thư" cũng phải "lăn xả" đi chợ vào bếp tự nấu nướng để tiết kiệm. Việc nội trợ của họ có những tình huống khóc không nổi, cười không xong.
Tuy sống ở quê nhưng điều kiện gia đình khá tương đối nên từ nhỏ, Hòa, cô SV năm hai trường ĐH Công nghiệp TP.HCM không bao động tay chân đến việc nhà mà chỉ cần tập trung cho việc học. Nói không quá, Hòa còn không hình dung nổi cắm nồi cơm thế nào.
Khi vào ĐH, cô mất thời gian dài "vật lộn" để thích nghi với cuộc sống không có mẹ đi nhặt từng chiếc áo, đôi tất nên tất nhiên việc ăn uống Hòa phó mặc hết cho... mấy cô hàng cơm.
Giá cả tăng, nhiều nam sinh chọn cách đi chợ, nấu nướng để tiết kiệm (Ảnh: Hoài Nam).
Nhưng từ tháng 4, Hòa buộc phải chuyển qua tự nấu nướng thay vì ăn quán khi mà số tiền 2,5 triệu đồng bố mẹ gửi hàng tháng không còn trụ nổi với tiền phòng, điện, sinh hoạt cá nhân. Chưa đến một tuần "vào cuộc", cuộc sống của Hòa đã bị đảo lộn ví chuyện nấu ăn.
Hôm đầu ra chợ, Hòa đã được bữa "bẽ mặt" khi nói mua bầu nhưng tay chọn bí. Thấy vẻ tiểu thư của Hòa, cô bán hàng mắng xơi xơi: "Biết hay giả vờ không biết? Mấy cô bây giờ là kịch lắm". Mọi người xung quanh nhìn Hòa như "vật thể lạ".
Theo đó, Hòa trải qua những bữa ăn kinh dị như nấu bí để nguyên vỏ, cá biển... cho vào nước sôi luộc. Hòa đang tính sẽ phải cầu cầu cứu mấy "quân sư" là mấy cô bạn cùng lớp chuyên nấu ăn.
Phương án đầu tiên của hai thành viên trong phòng trọ của Tuấn, ĐH Kinh tế TP.HCM khi giá cả tăng là kéo nhau vào bếp. Trước đây, thấy nhiều chàng trai vào bếp, Tuấn thấy "thương" cho họ bởi cậu quan niệm "Đường đường là nam nhi, ai "sờ" chuyện bếp núc". " Nhưng giờ chi tiêu đắt đỏ, cơm bụi tăng giá, mẹ gửi gạo từ nhà lên nên... đành nấu ăn vậy", Tuấn lý giải.
Thế nhưng, những ngày học việc của hai cậu y như hài kịch. Được giao nhiệm vụ đi chợ, Tuấn lóng ngóng chả biết mua cái gì ở đâu, mua cái kia ở đâu. Ghé vào hàng rau, chỉ nhặt hai trái dưa leo và thêm ít hành ngò, nghe người bán hàng tính hết 11.000 đồng. Không hình dung mắc đến vậy, Tuấn độp: "Cô tính gian". Thế là bị ăn chửi. Rồi mua thịt cũng vậy, bỏ tiền mua thịt ngon nhưng bị người bán "dúi" những miếng mỡ thừa vào phần của cậu mà chỉ khi về nhà lôi ra mới biết.
Hưng, cậu bạn ở nhà, đảm đương việc nấu ăn cũng rối như tơ vò. Cắm cơm hôm đầu thành cháo, hôm sau còn nguyên hạt gạo, đến hôm thứ ba phải xách nồi sang phòng mấy bạn nữ nhờ... đổ nước. "Người ta nói con trai chỉ biết món trứng luộc vậy nhưng luộc trứng cũng không xong. Chờ nước sôi sùng sục, mình vừa bỏ hai quả trứng vào, thế là nổ cì bùm. Thế là mất ăn", Hưng nói.
Sau một thời gian va chạm, hỏng hàng chục bữa ăn giờ Tuấn và Hưng đã có thể... nuốt nổi thức ăn do mình chế biến. "Cái khó ló cái khôn, giờ mình tự tin khi ra chợ hơn rồi, các cô bán hàng không dễ bắt nạt nữa", Tuấn nói.
Vào bếp là cực hình của không ít bạn nữ (Hình chỉ mang tính minh họa: Hoài Nam)
Việc tự nấu ăn giúp Tuấn và Hưng rất phấn chấn vì đã giúp họ phần nào chống chọi với việc giá cả tăng cao. Mỗi bữa ăn ngoài quán 20.000 đồng, giờ nếu khéo mua khéo nấu có thể đủ ăn cho cả ngày. Hơn nữa, họ cũng trở nên "khéo tay" hơn.
Tr, ĐH Tôn Đức Thắng, quê ở Bình Thuận, lên thành phố học còn được bố mẹ thuê người giúp việc theo hầu chuyện tắm giặt, ăn uống. Hàng ngày Tr ăn đủ món thế nhưng chưa bao giờ cô tự tay... gọt một trái dưa leo. Khi gia đình vỡ nợ, cuộc sống của Tr như chuyển sang một thái cực khác. "Cắt" người giúp việc, Tr phải tự tay chăm sóc mình và chuyện bếp núc từng là một cực hình với Tr.
Nếm những món ăn mình nấu mà Tr còn phát khóc. Cá thịt gì nếu đều sống, đều tanh. Nhiều hôm đang nấu phải gọi điện cầu cứu mẹ xem nấu món này thì bỏ gì, nấu thế nào rồi lên mạng... hỏi "ông" Google. Cánh tay Tr đầy vết lâm thâm bởi di tích của dầu ăn bắn tung tóe.
"Có hôm đang chiên cá, loay hoay ngồi máy tính xem bước tiếp làm thế nào thì mấy người bạn nhảy vào chát. Chát chít quên mất mình đang nấu ăn, con cá đã cháy đen", Tr khổ sở.
Đây cũng là hậu quả của nhiều bạn trẻ ngày nay, trong đó rất nhiều bạn nữ quan niệm thời công nghệ số không cần phải biết chuyện bếp núc. Hơn nữa, nhiều người lại được gia đình bao bọc nên họ càng "ngu ngơ" với "nữ công gia chánh".
Khi giá cả tăng, đời sống khó khăn thì việc tự nấu ăn trở thành cách thức tiết kiệm hàng đầu của các bạn sinh viên, buộc nhiều người phải tự mày mò với những công việc mà trước giờ họ cho rằng mình không bao giờ mình làm. Vậy xem ra, đúng như suy nghĩ của Tuấn, giá cả tăng biết đâu cũng có mặt tích cực để các bạn trẻ hoàn thiện mình.
Theo Dân Trí
Những "đại gia" thừa tiền, thiếu học Hình ảnh sôi động ở một quán bar (Ảnh: minh họa) "Đã là dân chơi phải đi "bi", phóng "lếc", ăn nhà hàng xịn, ngủ khách sạn VIP, tối phải biết đi "sàn" nhai kẹo...", đó là cách hiểu của một thanh niên mới 21 tuổi. Hắn còn cười khẩy: "Công tử Bạc Liêu là cái đinh gỉ". Trên cả bệnh "sĩ"... Bước...