Thoát trạng thái “ngủ đông”, cách nào?
Dưới góc nhìn của ông Nguyễn Hồng Khanh, Giám đốc Phân tích, Công ty Chứng khoán Quốc tế Việt Nam, tỷ lệ tiền mặt nhà đầu tư nắm giữ đang nhiều hơn là cổ phiếu, thị trường đang chờ thông tin để bứt phá khỏi trạng thái “ ngủ đông” hiện tại.
Thị trường chứng khoán trong nước tuần qua có xu hướng ngược chiều với diễn biến đi xuống của thị trường thế giới, nhưng phong độ này không duy trì được tới phiên cuối tuần. Theo ông, nguyên nhân do đâu?
Thị trường chứng khoán Việt Nam có đặc điểm là dù cũng chịu tác động từ thị trường quốc tế, nhưng thời gian thường không dài và vẫn có hướng di chuyển độc lập theo bối cảnh kinh tế trong nước. Chứng khoán trong nước đi ngược trong tuần qua có một phần nguyên nhân là thị trường trong nước đã giảm đáng kể trước đó, tạo một mặt bằng giá rẻ.
Ông Nguyễn Hồng Khanh.
Trong bối cảnh thanh khoản cạn kiệt như hiện tại thì việc VN-Index tăng 15 – 30 điểm trong tuần đã là một cố gắng lớn, do đó, phiên đảo chiều sau đó cũng là hợp lý do nhà đầu tư chốt lời ngắn hạn. Chính vì đang ở trong điểm nghẽn thiếu tính hỗ trợ, trong khi thị trường lại khá rẻ làm cho VN-Index cứ loanh quanh vùng 900 điểm.
Điểm chính yếu hiện tại là nhà đầu tư đang hướng sự kỳ vọng vào hoạt động kinh tế năm sau và chờ đợi một điểm sáng có thể dựa vào trước bối cảnh ảm đạm chung của chứng khoán toàn cầu.
Các nhóm ngành ngân hàng, tài chính, bất động sản nắm vai trò chủ đạo trên thị trường chứng khoán trong nước, mà hiện tại những mối quan tâm hàng đầu như giới hạn tăng trưởng tín dụng, nợ xấu, thu hẹp tín dụng bất động sản… chưa có tín hiệu khởi sắc từ năm sau, vì vậy, khó kích thích dòng tiền nhà đầu tư mạnh dạn giải ngân trở lại dù trước mắt kết quả kinh doanh năm nay tốt hơn hẳn năm trước.
Để thị trường có thể tăng tốc thì tâm lý nhà đầu tư cần một điểm tựa vững chắc là hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tiếp tục duy trì tăng trưởng bền vững và nền kinh tế tránh được những “cú sốc” tác động từ bên ngoài.
Tháng 12, thị trường sẽ đón hai sự kiện quan trọng là cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ – Trung cũng như khả năng tăng lãi suất của Fed. Ông đánh giá thế nào về tác động của hai sự kiện này đến thị trường chứng khoán trong nước?
Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung có thể còn tiếp tục kéo dài do còn rất nhiều bất đồng và cuộc gặp vào tháng 12 chỉ là bước khởi đầu để xoa dịu phần nào tình hình căng thẳng hiện tại. Để có thể đi đến một chính sách thương mại công bằng theo phía Mỹ đề xuất, cần một lộ trình khá dài và phía Mỹ cũng sẽ chịu nhiều mất mát để đạt được mục đích.
Trong thời gian tới, nếu phía Mỹ chính thức áp mức thuế mới lên Trung Quốc và Fed tiếp tục tăng lãi suất thì Việt Nam bị ảnh hưởng từ phía Trung Quốc nhiều hơn, đặc biệt là vấn đề về tỷ giá. Ngoài ra, những ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại về lâu dài sẽ làm thay đổi dòng vốn đầu tư và cũng tạo ra sự dịch chuyển dòng vốn FDI giữa Việt Nam và các nước trong khu vực. Việc này có nhiều yếu tố tích cực lẫn tiêu cực, nhưng cần một khoảng thời gian dài để đánh giá tổng thể.
Cơ hội bứt phá từ đây đến cuối năm liệu có xảy ra?
Hiện tại, có thể thấy thị trường đang khá ảm đạm và tỷ lệ tiền mặt nhà đầu tư cũng nắm nhiều hơn là cổ phiếu. Thị trường đang trong trạng thái ngủ đông. Ở đây, chúng ta có thể xem xét hai kịch bản vào giai đoạn ngắn hạn cuối năm.
Kịch bản thứ nhất, nếu một yếu tố bất lợi xuất hiện khiến thị trường mất động lực sẽ làm các chỉ số đào sâu hơn và phá ngưỡng hỗ trợ dưới 880 điểm. Tuy nhiên, theo tôi, nếu kịch bản này xảy ra thị trường sẽ không giảm quá sâu do mặt bằng giá cổ phiếu đã khá phù hợp. Ở kịch bản ngược lại, thị trường sau khi tạo một độ nén đủ sâu sẽ tạo động lực một đợt sóng lớn vào cuối năm và có thể lan sang đầu năm.
Tôi cho rằng, với những diễn biến như hiện tại, thị trường như đang chờ thông tin để bứt phá khỏi trạng thái hiện tại. Vì vậy, ngay khi thị trường còn điều chỉnh, nhà đầu tư đã có thể bắt đầu lựa chọn cổ phiếu tích lũy dần.
Nhà đầu tư nên lựa chọn những nhóm ngành nào để có cơ hội tăng trưởng giá trị tài khoản trong năm 2019, theo ông?
Có những ngành thuộc lĩnh vực sản xuất tăng trưởng tốt trong năm nay và dự báo còn tiếp tục khả quan trong năm sau như thủy sản, dệt may, điện, thương mại, hàng tiêu dùng… có thể đưa vào danh mục theo dõi bên cạnh hai nhóm ngành chính ngân hàng và bất động sản.
Mặt khác, lãi suất chung đang có dấu hiệu tăng lên cho thấy sự thiếu hụt về dòng vốn và điều này tạo điều kiện thúc đẩy một số ngành như bất động sản nổi lên lại trong thời gian tới. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nhà đầu tư cần lưu ý lãi vay là một trong những yếu tố có thể ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận doanh nghiệp.
Theo thống kê, năm nay, tỷ lệ lợi nhuận trước thuế và lãi vay so với lãi vay phải trả của các doanh nghiệp niêm yết ở mức 6 lần. Đây là tỷ lệ cao nhất trong 10 năm gần đây trong khi ở giai đoạn khó khăn nhất – năm 2012, tỷ lệ này chỉ khoảng 3,5.
Trong bối cảnh lãi suất đang tăng lên, những doanh nghiệp ít vay sẽ dễ thở hơn nhiều. Trong khi đó, những doanh nghiệp có tỷ lệ nợ lớn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, do phải chạy đua tạo lợi nhuận khi giai đoạn lãi suất thấp đã không còn.
Ngọc Nhi
Video đang HOT
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Góc nhìn chuyên gia tuần mới: Cơ hội cho nhà đầu tư không ít
Trong tuần qua, thị trường dành sự quan tâm đến những nhóm ngành được hưởng lợi nhiều nhất khi CPTPP thông qua là dệt may, thủy sản... Liệu cơ hội tăng trưởng đối với nhóm này trong ngắn hạn thế nào, cùng Báo Đầu tư Chứng khoán tìm câu trả lời từ một số chuyên gia chứng khoán trong chuyên mục Bàn tròn tuần này.
TTCK vừa trải qua một tuần biến động mạnh và chỉ số VN-Index đang dần trở về mốc 900 điểm. Thị trường tuần tới sẽ diễn biến theo xu hướng nào, theo các ông/bà?
Ông Ngô Quốc Hưng, bộ phận chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán MBS
Tuần qua, trong khi tâm lý giới đầu tư chưa kịp hứng khởi sau cuộc bầu cử Quốc Hội Mỹ thì "ông kẹ" Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã ngay lập tức đưa giới đầu tư trở lại mặt đất, dù không nâng lãi suất khi kết thúc cuộc họp vào ngày 8/11, tuy nhiên FED để ngỏ khả năng có lần nâng lãi suất thứ tư trong năm 2018 vào tháng 12.
Bên cạnh đó, giới đầu tư cũng đang lo lắng về nguy cơ tăng trưởng chậm lại của kinh tế thế giới khi giá dầu giảm phiên thứ 10 liên tiếp, chuỗi phiên giảm giá dài nhất kể từ năm 1984 và có thêm những dấu hiệu cho thấy sự giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc.
Các dữ liệu bi quan trên của Trung Quốc và khả năng FED tiếp tục nâng lãi suất đã gây áp lực giảm lên chứng khoán toàn cầu trong phiên cuối tuần chứ không riêng gì chứng khoán Việt Nam. Tâm lý ngại rủi ro của nhà đầu tư cùng với sự "dửng dưng" của dòng tiền lớn đã làm chỉ số VN-Index giảm 1,14% trong tuần vừa qua.
Thời điểm hiện tại đến cuối tháng là khoảng trống thông tin, điểm sáng trong tuần vừa qua lại đến từ khối ngoại, sau chuỗi ngày bán, khối ngoại đã có nguyên 1 tuần mua ròng. Theo thống kê, dòng vốn ngoại đang có dấu hiệu trở lại các thị trường như: Thái Lan, Đài Loan, Indonesia, Ấn Độ..., xu hướng mua ròng của khối ngoại tiếp tục được kỳ vọng trong thời gian tới và là động lực để thị trường hồi phục.
Do vậy, trong kịch bản lạc quan nhất, tôi cho rằng thị trường vẫn đang trong quá trình điều chỉnh tích lũy bình thường với vùng hỗ trợ xung quanh mốc 900 điểm. Trong kịch bản kém lạc quan hơn, tôi cho rằng thị trường có khả năng retest đáy cũ, chỉ số VN-Index đã 3 lần retest mức này và đều xuất hiện các nhịp hồi kỹ thuật.
Thanh khoản tuần vừa qua thấp kỷ lục tuy nhiên đã tăng nhẹ trong phiên giảm cuối tuần, thị trường võng xuống để lôi kéo dòng tiền lớn qua đó retest đáy cũ là kịch bản có khả năng xảy ra hơn cả, tuy nhiên cũng không loại trừ khả năng thủng đáy khi yếu tố bên ngoài cũng đang rất bấp bênh có thể tác động theo hướng tiêu cực. Trong bối cảnh này, nhà đầu tư nên có chiến lược đầu tư linh hoạt, thuận theo xu hướng chung của thị trường, tránh dựa quá chặt vào một kịch bản duy nhất.
Ông Nguyễn Hữu Bình, Chuyên gia chứng khoán
Thị trường Mỹ tăng mạnh nhưng thị trường Việt Nam lại k thể tăng trong khi chỉ cần thị trường Mỹ giảm là giảm mạnh theo. Có vẻ như nhà đầu tư đang không đồng thuận giai đoạn này. Nếu xet theo tiêu chí đơn giản trên có lẽ thị trường khó có cơ hội.
Tuy nhiên nhiều cổ phiếu không giảm mạnh, áp lực bán không quá lớn còn điểm số bị tác động của Largecap nhiều. Do đó nhà đầu tư nên bình tĩnh nhìn nhận thị trường và chờ đợi cơ hội.
Ông Nguyễn Hồng Khanh, Trưởng phòng Phân tích, Công ty Chứng khoán Quốc tế Việt Nam (VIS)
Thị trường trong tuần vừa qua giao dịch khá thấp và hầu như không có phiên nào lực cầu đủ mạnh để đẩy chỉ số VN-Index vượt qua khỏi ngưỡng kháng cự 930.
Báo cáo doanh nghiệp quý III đã công bố gần hết và hầu như nằm trong dự báo vì vậy không tạo nhiều bất ngờ với nhà đầu tư. Thị trường cần một điểm tựa để đặt niềm tin vĩ mô sẽ ổn định và tăng trưởng năm sau tốt hơn ở các doanh nghiệp. Trong khi vấn đề này có sự lệ thuộc lớn vào tình hình biến động chính trị và thương mại của thế giới.
Ông Nguyễn Hồng Khanh
Vì vậy, trong ngắn hạn ít nhất trong tuần này tôi cho rằng thị trường sẽ vẫn ở trạng thái chờ đợi và tích lũy quanh vùng hỗ trợ mạnh trước đây.
Ông Lê Đức Khánh, Giám đốc Chiến lược CTCK Dầu khí (PSI)
Diễn biến điều chỉnh vẫn tiếp tục, vùng 910-900 điểm đóng vai trò hỗ trợ cứng cũng là ngưỡng tâm lý cho tuần giao dịch tới. Có khả năng thị trường chững lại kèm các phiên tăng giảm đan xen. Thanh khoản yếu vẫn là điều chúng ta lo ngại trong ngắn hạn.
Liệu có cần lưu ý khi thị trường có thể sẽ xuất hiện nhịp hồi phục kỹ thuật trong một vài phiên tới không, theo các ông/bà?
Ông Ngô Quốc Hưng, bộ phận chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán MBS
Thị trường không có gì là không thể, nhất là khi các yếu tố tác động bên ngoài đang bấp bênh. Như đã đề cập, mức thanh khoản tuần vừa qua thấp kỷ lục, nếu thị trường có thể xuất hiện nhịp hồi phục kỹ thuật trong vài phiên tới với việc lôi kéo được dòng tiền đứng ngoài vào tham chiến nghĩa là có sự phản ứng với các cơ hội hoặc đã cảm thấy tham lam thì đó là tín hiệu tích cực.
Ngược lại, nều dòng tiền vẫn "dửng dưng" trong các nhịp hồi phục kỹ thuật (nếu có) thì nhà đầu tư nên tiếp tục chờ đợi cho đến khi có các dấu hiệu xác nhận. Điều quan trọng là tìm được mức giá hợp lý, chứ không phải là mức giá thấp nhất!
Ông Nguyễn Hữu Bình, Chuyên gia chứng khoán
Tâm lý nhà đầu tư thực sự yếu, tiền lớn dường như không tham gia quá mạnh. Thống kê cho thấy thị trường giai đoạn này khó tạo sóng nên nhiều người vẫn đang chờ đợi.
Cả bên mua và bán đã co hẹp lại nên có thể có sự bất ngờ đặc biệt từ cổ phiếu lớn. Có thể tại mốc 900 thị trường có sự hồi phục hoặc thị trường Mỹ tạo tín hiệu tăng vững chắc hơn.
Ông Nguyễn Hồng Khanh, Trưởng phòng Phân tích, Công ty Chứng khoán Quốc tế Việt Nam (VIS)
Với trạng thái dao động ngang theo kiểu chờ đợi tin như hiện tại, các tín hiệu kỹ thuật hồi phục ngắn hạn chỉ xảy ra khi có thông tin tốt ở một nhóm ngành lớn đủ lực vực cả thị trường.
Các nhóm ngành như ngân hàng, bất động sản bên cạnh thương mại bán lẻ vẫn đạt sự tăng trưởng tốt trong năm vẫn có thể tạo lực hút dòng tiền tốt nếu giá cổ phiếu rơi về các điểm hỗ trợ mạnh.
Thật ra nhiều cổ phiếu có chất lượng và đạt hiệu quả kinh doanh rất tốt trong năm nay nhưng giá chưa tăng nhiều đang chờ các yếu tố hỗ trợ từ vĩ mô để bức phá.
Ông Lê Đức Khánh, Giám đốc Chiến lược CTCK Dầu khí (PSI)
Ông Lê Đức Khánh
Tôi cho là có những phiên bật hồi kỹ thuật nhưng lực mua lên không mạnh. Chỉ báo tâm lý nhà đầu tư vẫn đang ở mức thấp.
Trong tuần qua, thị trường dành sự quan tâm đến những nhóm ngành được hưởng lợi nhiều nhất khi CPTPP thông qua là dệt may, thủy sản...Ông/bà đánh giá như thế nào đổi với cơ hội tăng trưởng đối với nhóm này trong ngắn hạn?
Ông Ngô Quốc Hưng, bộ phận chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán MBS
Không phải đến khi hiệp định CPTPP được Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định phê chuẩn cùng các văn kiện liên quan trong kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá 14... nhóm ngành được hưởng lợi từ hiệp định này như dệt may, thủy sản, logistics, khu công nghiệp... mới được thị trường dành sự quan tâm mà trước đó các cổ phiếu có tính thị trường trong các nhóm này đã được dòng tiền thông minh đón đầu rồi.
Nổi bật là nhóm cổ phiếu dệt may và thủy sản đã có mức tăng rất ấn tượng với các cổ phiếu đầu ngành và mức giá cũng đã phản ánh triển vọng tăng trưởng của danh nghiệp trong năm nay.
Do vậy trong ngắn hạn, những cổ phiếu vừa và nhỏ hoặc bị thị trường lãng quên trong thời gian vừa qua sẽ có cơ hội hưởng lợi khi thông tin về ngành được đánh giá là thuận lợi.
Ông Nguyễn Hữu Bình, Chuyên gia chứng khoán
Ngành thuỷ sản thực sự tạo ra bất ngờ sau nhiều năm vô cùng ảm đạm. Hầu hết nhóm cổ phiếu này đều thu hẹp lại nên tốc đọ tăng khá nhanh. Thực tế tiềm năng ngành thuỷ sản còn khá lớn trước những yếu tố hiện nay. Tuy nhiên nhìn vào giá nhiều cổ phiếu như CXM, ACLl, ANV .... thì ngắn hạn nên cẩn trọng.
Ông Nguyễn Hữu Bình
Ông Nguyễn Hồng Khanh, Trưởng phòng Phân tích, Công ty Chứng khoán Quốc tế Việt Nam (VIS)
Các nhóm cổ phiếu thuộc các nhóm ngành dệt may, da giầy, gỗ và logistic có nhiều cơ hội tăng trưởng khi hiệp định CPTPP ký kết.
Một số thị trường trong nhóm này Việt Nam chưa có các hiệp định thương mai song phương và hoạt động trao đổi thương mại còn thấp như Canada sẽ mở ra nhiều cơ hội hơn so với những thị trường còn lại. Thật ra nhiều cổ phiếu nhóm dệt may đã tăng khá tốt trên sàn niêm yết vì vậy cần chờ khi hiệp định đi vào cam kết thực hiện để thấy hiệu quả thật sự mang lại.
Theo tôi một trong những ngành được chờ đợi nhất trong thời gian tới có sự thay đổi đột phá là ngành logistics.
Ông Lê Đức Khánh, Giám đốc Chiến lược CTCK Dầu khí (PSI)
Các doanh nghiệp dệt may đang ăn nên làm ra và đang có 10 tháng kinh doanh với kết quả thực sự ấn tượng. Doanh số xuất khẩu dệt may tính đến thời điểm đầu tháng 11 đã vượt qua con số 23 tỷ đô la. Các đơn hàng xuất khẩu đến từ các thị trường chính như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc đều tăng mạnh. Nhìn chung cơ hội tăng trưởng của nhóm cổ phiếu dệt may là tốt ít nhất là giai đoạn cuối năm 2018.
Sau một thời gian thị trường diễn biến có phần tiêu cực vừa qua, có thể phân hóa thành 2 trạng thái, đó là nhà đầu tư đang giữ cổ phiếu hiện đang có phần chán nản, trong khi đó nhóm nhà đầu tư đang đứng ngoài thị trường hiện vẫn đang giữ động thái quan sát. Theo các ông/bà, nhà đầu tư nên "hành động" như thế nào?
Ông Ngô Quốc Hưng, bộ phận chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán MBS
Với mức thanh khoản thấp như tuần vừa qua thì nhóm nhà đầu tư đang đứng ngoài có lợi thế, thị trường đang đi đúng kịch bản và họ có thời gian để xây dựng danh mục, do vậy nếu nhóm nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu càng chán nản càng mất kiên trì thì nhóm kia càng dễ xây dựng danh mục.
Ông Ngô Quốc Hưng
Dù nhà đầu tư có ở nhóm nào thì cũng nên "hành động" theo các quy tắc giao dịch hoặc theo kỹ luật, nhóm xây dựng danh mục cũng không vội vàng all-in mà thường "ném đá dò đường" hoặc vào từng phần danh mục, trong khi đó nhóm cầm cổ công việc của họ là kiểm soát rủi ro vì mức lỗ ngắn hạn cũng chưa phải là nhiều. Tuy nhiên nếu các thiết lập bị vi phạm họ có thể giảm tỷ trọng, hạ margin hoặc dừng lỗ, đặc biệt không bình quân giá xuống.
Ông Nguyễn Hữu Bình, Chuyên gia chứng khoán
Những thời điểm kiểu này nhiều nhà đầu tư sẽ buông xuôi theo 2 kiểu, hoặc là đóng bảng giảm margin chờ khi thị trường hồi phục, hoặc là bán mạnh giảm tỷ trọng chấp nhận cắt lỗ.
Khi ở giai đoạn như này cơ hội sẽ xuất hiện và đó là lúc nên mua. Tuy nhiên, cần xác định là thị trường chưa thể khởi sắc nên cần có chiến lược rõ ràng hơn.
Thực sự tâm lý nhà đầu tư lúc này khá hoang mang, họ lo lắng thị trường sẽ sụp đổ hơn là thị trường chỉ điều chỉnh thông thường. Do đó mọi yếu tố bất ngờ có thẻ xảy ra và cần lưu ý vấn đề này. Một doanh nghiệp tốt luôn trường tồn.
Ông Nguyễn Hồng Khanh, Trưởng phòng Phân tích, Công ty Chứng khoán Quốc tế Việt Nam (VIS)
Về định giá chung thị trường hiện nay đang ở vùng chấp nhận được có nghĩa là không quá đắt nhưng cũng không phải là quá rẻ.
Có một điểm là trước đây nhà đầu tư sẵn sàng đầu tư khi PE bình quân thị trường trên 20 và P/bv nhiều cổ phiếu ngân hàng trên 2.5 nhưng vẫn xem là rẻ do sự kỳ vọng quá lớn. Vì vậy, với mặt bằng thị trường hiện tại thì giá cổ phiếu được xem là phù hợp để nắm giữ.
Khi chưa có yếu tố hỗ trợ thị trường có thể có nhiều nhịp điều chỉnh và đây là cơ hội để tích lũy cổ phiếu. Chỉ cần điều kiện vĩ mô ổn định không quá xấu thị trường sẽ có nhiều cơ hội sắp tới.
Ông Lê Đức Khánh, Giám đốc Chiến lược CTCK Dầu khí (PSI)
Rõ ràng tùy thuộc vào chiến lược giao dịch hoặc đầu tư cổ phiếu mà chúng ta, các nhà đầu tư có những cách hành xử khác nhau. Nếu nhà đầu tư định hướng giao dịch ngắn, Trading theo xu hướng thì rõ ràng đây không phải là thời điểm thuận lợi cho việc mua vào và bán ra nhanh nhưng với phong cách đầu tư giá trị với tầm nhìn dài hơi thì thị trường luôn có những cơ hội để mua vào nhất là hoàn cảnh hiện tại nhiều cổ phiếu triển vọng đang bị bán ra với giá thấp hơn giá trị nội tại.
Nhìn chung kể cả giao dịch ngắn hạn hay dài hạn thì việc lựa chọn cổ phiếu, thời điểm mua bán là hết sức quan trọng. Cơ hội cho đầu tư cổ phiếu hiện nay là không phải là ít.
Hải Vân
Theo thitruongchungkhoan.vn
Ngân hàng quý III: Nợ xấu có chiều hướng tăng Lợi nhuận ngân hàng trong quý III vẫn tăng, nhưng với tốc độ chậm hơn quý I (40,5% so với 57%) và nợ xấu cũng có chiều hướng tăng lên. Lợi nhuận ngân hàng đang chậm lại. Ảnh: Quý Hòa Lợi nhuận tăng chậm lại Theo Báo cáo phân tích của Công ty Cổ Chứng Khoán Quốc tế Việt Nam, sau quý I...