Thoát nghèo và làm giàu từ nguồn vốn vay của TYM
Được xem như một kênh tài chính trong công tác xóa đói, giảm nghèo cho phụ nữ ở nông thôn, phụ nữ yếu thế, gần 20 năm qua, Tổ chức Tài chính vi mô TNHH MTV Tình thương (TYM) – Chi nhánh Thanh Hóa đã như chiếc đòn bẩy giúp hàng nghìn phụ nữ nghèo làm chủ hộ, phụ nữ yếu thế không chỉ tự tin vươn lên thoát nghèo bền vững, mà còn nâng cao vị thế, tiếng nói của mình trong gia đình và xã hội.
Cơ sở sản xuất lồng đánh bắt hải sản của gia đình chị Phùng Thị Phương, thành viên TYM cụm 97, tổ dân phố Liên Thành, phường Hải Châu (thị xã Nghi Sơn).
Chúng tôi có dịp dự buổi sinh hoạt và gặp mặt, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của 80 thành viên TYM cụm 97 tổ dân phố Liên Thành, phường Hải Châu (thị xã Nghi Sơn). Chị Trần Thị Tải, cụm trưởng phấn khởi cho biết, tham gia TYM không chỉ vay được vốn, trang trải các khoản chi tiêu trong gia đình, phát triển kinh tế mà còn được giao lưu, chia sẻ, hưởng thụ nhiều chương trình an sinh do TYM mang lại, như: hỗ trợ xây nhà tình thương đối với phụ nữ nghèo đặc biệt khó khăn, hỗ trợ tài chính khi thành viên ốm đau. Được đào tạo, tập huấn kiến thức chăn nuôi, trồng trọt, vệ sinh môi trường, buôn bán nhỏ, sản xuất các sản phẩm truyền thống của địa phương, con em thành viên học giỏi được nhận học bổng khuyến khích, hỗ trợ tài năng, còn được khám, chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí; giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể thao. Chị Phùng Thị Phương, thành viên cụm 97 là thành viên lâu năm vay vốn TYM Phòng giao dịch 01, hồ hởi nó thêm với chúng tôi: “Tôi tham gia TYM từ những ngày đầu tiên khi TYM mới về triển khai hoạt động, thời điểm đó gia đình gặp rất nhiều khó khăn trong việc vay vốn để sản xuất, kinh doanh vì gia đình mới mở xưởng nhỏ, chưa có nhiều người biết đến, máy móc thì cũ kỹ lạc hậu. Ban đầu tôi đã đăng ký vay từ mức vốn nhỏ nhất, 7 – 10 triệu đồng để mua vật liệu và máy móc. Các vòng vốn sau tôi đã mạnh dạn vay mức vốn tối đa cùng với nguồn vốn của gia đình tôi đã tiếp tục đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm lưới sợi, lồng đánh bắt hải sản. Hiện, cơ sở sản xuất của gia đình đang thuê 5 công nhân chính với thu nhập từ 10 – 12 triệu đồng/người/tháng và thuê 13 lao động thời vụ, công ngày, với thu nhập từ 5 – 7 triệu đồng/người/tháng. Hàng năm, sau khi trừ chi phí, gia đình có thu nhập trên 500 triệu đồng.
Xuôi về với phố biển Sầm Sơn, chúng tôi tiếp tục theo chân cán bộ TYM (Phòng giao dịch 02 TP Sầm Sơn) dự sinh hoạt với chị em cụm 67 xã Quảng Hùng, TP Sầm Sơn. Chị Trịnh Thị Tình, thành viên TYM, cụm trưởng cụm 67 ở thôn 4, xã Quảng Hùng chia sẻ với chúng tôi: Hiện nay trên địa bàn xã có rất nhiều kênh tài chính để chị em có thể tiếp cận đồng vốn, nhưng 100% số hội viên chúng tôi đều gửi gắm niềm tin vào TYM do cách thức tiếp cận nguồn vốn dễ dàng, thuận tiện, không cần tài sản tín chấp. Hằng tháng, vào các buổi sinh hoạt định kỳ, cán bộ TYM đều có mặt để lắng nghe, giải đáp khúc mắc kịp thời. Do vay theo hình thức trả dần cả lãi và gốc theo từng tuần, cho nên chị em tránh được áp lực tài chính dồn lại đến cuối kỳ vay. Các hồ sơ vay vốn của thành viên đều được các cấp thẩm định, duyệt vốn theo đúng nhu cầu và khả năng hoàn trả của thành viên, vì vậy, tỷ lệ trả lãi của cụm luôn đạt 100%. Cụm chúng tôi hiện nay có 61 thành viên, tất cả các thành viên trong cụm khi vay vốn của TYM đều tập trung đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho gia đình, như: mua lưới cụ, sửa chữa thuyền, bè đi biển, chăn nuôi, trồng trọt, kinh doanh buôn bán, đầu tư dịch vụ hè… Có thể kể đến như: gia đình chị Hoàng Thị Thành vay 2 vòng với số vốn 55 triệu đồng, đầu tư kinh doanh buôn bán hàng tạp hóa; chị Nguyễn Thị Xuân vay 2 vòng với số vốn 50 triệu đồng đầu tư buôn bán chim cảnh, chăn nuôi; chị Đặng Phương Phương vay 50 triệu đồng đầu tư vào kinh doanh buôn bán chim cảnh, nấu rượu tận dụng nguyên liệu để sử dụng vào chăn nuôi lợn, gà,… và còn rất nhiều chị trong cụm đã và đang tiếp tục thực hiện ước mơ vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng từ nguồn vốn của TYM.
Trao đổi thêm với chúng tôi, ông Nguyễn Như Diễn, Giám đốc TYM – Chi nhánh Thanh Hóa, cho biết: Hiện nay, toàn chi nhánh đã phát triển được 24.164 thành viên với 661 cụm, hoạt động tại 7 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn 77 xã, phường, thị trấn. Số vốn phát ra 5 tháng đầu năm 2022 đạt 330 tỷ đồng, số dư nợ 348 tỷ đồng, số tiền tiết kiệm huy động trên 150 tỷ đồng, tỷ lệ hoàn trả đạt 99,9%.
Trong thời gian qua, TYM luôn bám sát sự chỉ đạo của trụ sở chính để điều chỉnh lãi suất cho vay hợp lý, linh hoạt, phù hợp theo từng thời điểm. Bên cạnh đó, ban giám đốc thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho các cụm trưởng về kiến thức trong việc quản lý, điều hành hoạt động tại cơ sở. Ngoài ra, TYM – Chi nhánh Thanh Hóa luôn tập trung đổi mới các phương thức cho vay, cử cán bộ tín dụng xuống trực tiếp tới các thành viên vay vốn, cơ sở sản xuất, kinh doanh, các hộ tiểu thương và các chủ trang trại, gia trại… để thẩm định tính khả thi của dự án, xem xét và đánh giá mục đích sử dụng vốn vay. Chủ động tư vấn, cung cấp thông tin liên quan để thành viên lựa chọn phương án sản xuất, kinh doanh hiệu quả nhất. Trên cơ sở đó xác định mức cho vay và thời điểm giải ngân thích hợp. Từ sự hỗ trợ vốn của TYM, nhiều người dân đã có điều kiện để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mở rộng sản xuất, kinh doanh, phát triển các ngành nghề, dịch vụ, đặc biệt là ngành nghề truyền thống sản xuất nước mắm, sản xuất lồng đánh bắt hải sản, chiếu cói, chăn nuôi gia súc, gia cầm… góp phần vào công cuộc giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, từng bước đẩy lùi tệ nạn tín dụng đen, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự xã hội tại địa phương.
'Chỉ cần kết nối một cây cầu là có thể giúp trên 1.000 hộ giảm nghèo rồi'
"Như khi chúng tôi đi giám sát ở H.Bình Chánh, chỉ cần chúng ta kết nối một cây cầu thôi thì có thể giúp địa phương phát triển kinh tế - xã hội, giúp cả khu vực trên 1.000 hộ giảm nghèo rồi", ông Nguyễn Minh Nhựt nói.
Video đang HOT
Chiều 14.6, HĐND TP.HCM tổ chức buổi giám sát đối với UBND TP.HCM về tình hình triển khai thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.
Tại buổi giám sát, ông Nguyễn Minh Nhựt, Phó trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP.HCM đề nghị cần rà soát lại các dự án, các công trình mang tính chất đầu tư công, đặc biệt các công trình giao thông trọng điểm.
Qua đó, có thể đầu tư phát triển cả vùng hoặc liên vùng nhằm tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội địa phương, góp phần giảm nghèo bền vững.
Ông Nguyễn Minh Nhựt, Phó trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP.HCM. Ảnh PHẠM THU NGÂN
"Như khi chúng tôi đi giám sát ở H.Bình Chánh, chỉ cần chúng ta kết nối một cây cầu thôi thì có thể giúp địa phương phát triển kinh tế - xã hội, giúp cả khu vực trên 1.000 hộ giảm nghèo rồi. Đường đi dễ hơn, hàng hóa do bà con sản xuất ra đến thị trường nhanh hơn, đỡ tốn kém chi phí", ông Nhựt nói.
Liên quan vấn đề này, ông Cao Thanh Bình, Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP.HCM cũng lưu ý, hiện nay, TP.HCM vẫn đang thực hiện hai chương trình xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững chứ không nhập chung với nhau.
Tuy nhiên, hai chương trình có nhiều tiêu chí liên quan như tạo điều kiện về hạ tầng, cơ sở để liên kết vùng để phát triển, hoặc có những công trình mà trong quá trình thực hiện thì tác động rất lớn đến hiệu quả giảm nghèo bền vững. Chính vì vậy, ông Bình đề nghị hai đơn vị phụ trách chính là Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn TP.HCM và Sở LĐ-TB-XH TP.HCM cần ngồi lại với nhau để triển khai hiệu quả.
Tổng nguồn vốn bố trí giảm nghèo chưa đạt kế hoạch
Điều đáng lưu ý, theo ông Cao Thanh Bình, qua giám sát ở các địa phương, nhận thấy thực trạng rằng rất nhiều hồ sơ của hộ nghèo, hộ cận nghèo chất chồng nhưng không được giải quyết được (chưa có nguồn vốn bố trí giải ngân - PV) . Trong khi đó, nhu cầu tiếp cận vốn để phát triển kinh tế của hộ nghèo, hộ cận nghèo là rất lớn. Nếu người dân không tiếp cận kịp thời thì rất dễ rơi vào bẫy tín dụng đen.
Ông Bình bức xúc: "Bao nhiêu tỉnh thành làm được, mà mình không làm được? Hai năm kéo dài rồi, hồ sơ tồn đọng không giải quyết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Nếu kỳ họp giữa năm nay vẫn không giải quyết được thì các hộ nghèo "đứng hình" khi tiếp cận nguồn vốn".
Buổi giám sát của HĐND TP.HCM đối với UBND TP.HCM về tình hình triển khai thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững TP.HCM giai đoạn 2021-2025. Ảnh PHẠM THU NGÂN
Liên quan vấn đề này, ông Dương Anh Đức, Phó chủ tịch UBND TP.HCM cho hay: "Tôi cũng bức xúc. Tôi đã tốn rất nhiều cuộc họp rồi, cũng đi nhờ tham khảo kinh nghiệm của các tỉnh. Chắc chắn chúng sẽ tìm ra hướng giải quyết cho xong, không để tiếp tục như vậy nữa".
Năm 2021, tổng nguồn vốn TP.HCM đã bố trí để thực hiện chương trình giảm nghèo là hơn 5.905 tỉ đồng, đạt 84% kế hoạch. Đơn cử, đầu tư cho vay tín dụng ưu đãi đạt 89%, kinh phí hỗ trợ chính sách không hoàn lại mới đạt hơn 28%, kinh phí thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững các cấp đạt 55%.
Còn 3 tháng đầu năm 2022, TP.HCM mới chỉ bố trí hơn 6.032 tỉ đồng, đạt 70% kế hoạch.
Bám sát các chiều thiếu hụt
Theo báo cáo của UBND TP.HCM, đầu giai đoạn 2021-2025, TP.HCM có 58.019 hộ nghèo, cận nghèo với 227.743 nhân khẩu (chiếm 2,29% tổng số hộ dân TP.HCM). Tuy nhiên, kết quả rà soát vào cuối tháng 12.2021, TP.HCM đã giảm chỉ còn 56.226 hộ nghèo, cận nghèo với 220.212 nhân khẩu.
Theo bà Trương Lê Mỹ Ngọc, Phó trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP.HCM, phần mềm xử lý dữ liệu và quản lý hộ nghèo, cận nghèo của TP.HCM thời gian qua cho thấy tính hiệu quả, nhất là quản lý thông qua mã số hộ nghèo.
"Tuy nhiên, trong thời gian qua, với việc triển khai của ngành y tế, mã BHYT không còn nhận diện được hộ nghèo, hộ cận nghèo nữa. Chúng ta phát sinh thêm thủ tục là giấy xác nhận khi người nghèo đi khám bệnh. Chưa kể một số dịch vụ xã hội khác như miễn học phí", bà Ngọc dẫn chứng.
Chính vì vậy, theo bà Ngọc, cần có hướng xử lý tổng hợp, trích xuất dữ liệu để ứng dụng kết nối cung cấp dịch vụ cho người nghèo. Bởi nếu không kết nối các dữ liệu đó, phát sinh thêm những thành phần, hồ sơ, giấy tờ, vô tình gây trở ngại cho người nghèo thụ hưởng các chính sách.
Bà Đỗ Thị Minh Quân, Chánh văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND TP.HCM cũng phát biểu: "Qua theo dõi, giám sát các đơn vị, hệ thống chính quyền đều tập trung công tác chăm lo những hộ nghèo, cận nghèo. Tuy nhiên, chỉ chăm lo theo kiểu có gì cho đó, chăm lo rất nhiều nhưng ở góc độ chuyên môn, rà soát đối chiếu với từng chiều thiếu hụt thì chưa đạt, tức chưa bám chặt vào các chiều thiếu hụt để thực hiện công tác".
Qua dẫn chứng chỉ số thiếu hụt về BHYT, nhà ở, bà Quân đề nghị các cơ quan chức năng TP.HCM tập trung bám sát các chỉ số thiếu hụt để chăm lo, đảm bảo tiêu chí giảm nghèo bền vững.
Phấn đấu 'Vì một Việt Nam không còn đói nghèo' Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký ban hành Quyết định số 666/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau" giai đoạn 2021 - 2025. Chương trình 135 đã góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững cho người dân vùng cao Yên...