‘Thoát liệt’ chỉ sau 4 ngày phẫu thuật
Bị ung thư tuyến tiền liệt di căn nhiều xương sườn, một người đàn ông 55 tuổi ở Yên Bái rơi vào tình trạng xẹp đốt sống cổ dẫn đến đau nhức, vận động khó khăn-gần như liệt hoàn toàn. Với sự can thiệp của y học, chỉ sau 4 ngày phẫu thuật, bệnh nhân đã cử động trở lại tay chân và đi lại bình thường.
Sau ca phẫu thuật, bệnh nhân đã sinh hoạt trở lại bình thường.
Chia sẻ về ca bệnh này, TS.BS Nguyễn Đức Liên, Trưởng khoa Ngoại thần kinh, BV K cho biết, việc không đi lại được, gần như liệt, mất cảm giác các chi là một tổn thương rất lớn về sức khỏe cũng như tâm lý người bệnh.
Bệnh nhân Bùi Minh C., 55 tuổi, ở thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái nhập viện trong tình trạng đau nhức xương ở nhiều vị trí. Trước đó, bệnh nhân đã được phẫu thuật cắt tiền liệt tuyến và tủy tinh hoàn, sau đó điều trị nội tiết để kiểm soát bệnh. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân xuất hiện thêm dấu hiệu yếu hai tay, rất khó vận động và đi lại. Kết quả chụp cộng hưởng từ cho thấy có khối u di căn thân đốt sống cổ C5 gây xẹp hoàn toàn đốt sống chèn ép tủy cổ. Các bác sĩ nhận định bệnh nhân C cần phải phẫu thuật.
Sau khi hội chẩn các chuyên gia ung bướu trong bệnh viện, các bác sĩ nhận định đây là ca mổ phức tạp vì khối u di căn cột sống cổ chèn ép tủy, ở bệnh nhân ung thư tiền liệt tuyến có di căn nhiều xương. Việc lựa chọn chiến lược điều trị cũng được tính toán kỹ vì ca mổ đầy thách thức, cắt thân đốt, cắt toàn bộ khối u di căn cột sống, đặt lồng nhân tạo, cố định bằng nẹp vít đã giúp người bệnh phục hồi vận động được trở lại. Ngày 28/8, ca phẫu thuật được tiến hành với sự phối hợp của ê-kip phẫu thuật gồm các bác sĩ khoa Ngoại Thần kinh, khoa Phẫu thuật gây mê hồi sức.
Sau 4 giờ phẫu thuật, ca mổ đã thành công; 4 ngày sau đó, bệnh nhân đi lại bình thường và tiếp tục được điều trị bệnh nguyên phát bởi các bác sĩ chuyên gia hóa chất hệ tiết niệu của BV K.
Bác sĩ Nguyễn Thái Học, khoa Ngoại Thần kinh chia sẻ, cấu trúc đốt sống cổ rất quan trọng, mọi đường vận động và chi phối vận động đều đi qua đó, cột sống cổ vốn đã hẹp, nay lại bị chèn ép, nếu phẫu tích không chuẩn xác thì chỉ cần một tác động hơi mạnh thôi là bệnh nhân có thể liệt hoàn toàn sau mổ. Xung quanh đó có rất nhiều cấu trúc quan trọng, như khí quản, thực quản, động mạch cảnh, do đó khó khăn trong mổ đó là chúng tôi không được để có bất kỳ sai sót nào, ngoài ra rất nhiều thao tác cần thực hiện nhịp nhàng.
Video đang HOT
Việc điều trị đa mô thức các khối u mang lại hiệu quả điều trị cao, nâng cao chất lượng điều trị của người bệnh ngay cả khi người bệnh đã có di căn, điều này sẽ giúp người bệnh được hưởng dịch vụ y tế chất lượng cao ngay tại Việt Nam.
Phát hiện điều bất thường ở vú nhưng không đau nên không đi khám, 2 năm sau người phụ nữ hối hận thì đã không kịp
Vào năm ngoái, khối u bắt đầu lan rộng đến bề mặt da, gây lở loét, bốc mùi hôi thối nên cô Lý mới hoảng hốt đến bệnh viện khám.
Bác sĩ Trương Diệu Nhân, bệnh viện Taipei Tzu Chi Hospital, chia sẻ về trường hợp cô Lý (42 tuổi) sống tại Đài Loan. Khoảng 3 năm trước, trong lúc tắm, cô Lý phát hiện ngực trái có một khối u nhỏ, không có cảm giác đau đớn nên cô Lý xem nhẹ. Vào năm ngoái, khối u bắt đầu lan rộng đến bề mặt da, gây lở loét, bốc mùi hôi thối nên cô Lý mới hoảng hốt đến bệnh viện khám.
Bác sĩ Trương Diệu Nhân chia sẻ: "Kết quả khám cho thấy ngực của bệnh nhân có khối u kích thước 15cm, tế bào ung thư đã di căn đến hạch bạch huyết, phổi, xương, được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú giai đoạn cuối".
Ảnh minh họa
Khi cô Lý được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú giai đoạn cuối, bệnh nhân đã từ chối điều trị. Bác sĩ đã khuyến khích bệnh nhân tiến hành hóa trị trong nửa năm, khi kích thước khối u giảm, bệnh nhân được khuyên phẫu thuật. Hiện nay, tình trạng của cô Lý ổn định và đã về đoàn tụ với gia đình.
Theo Cơ quan Y tế Quốc gia, vào năm 2018, phụ nữ dưới 50 tuổi ghi nhận tỉ lệ mắc bệnh ung thư vú khoảng 34.4%, ung thư vú giai đoạn cuối chiếm 5.2%, Bác sĩ Trương Diệu Nhân cho biết: "Ung thư vú giai đoạn cuối là tình trạng tế bào ung thư đã di căn sang các bộ phận khác trong cơ thể bao gồm xương, phổi, gan, thậm chí là não".
Bác sĩ Trương Diệu Nhân, bệnh viện Taipei Tzu Chi Hospital
Năm 2020, bác sĩ Trương Diệu Nhân hợp tác với Viện Sức khỏe Cộng đồng Đại học Quốc gia Đài Loan, thu thập cơ sở dữ liệu ung thư của Cơ quan Y tế Quốc gia bắt đầu từ tháng 1/2011 đến tháng 12/2014, phân tích 1.947 trường hợp bệnh nhân mắc bệnh ung thư vú giai đoạn cuối, phân thành 2 nhóm.
Nhóm thứ nhất gồm 732 bệnh nhân từng trải qua quá trình phẫu thuật. Nhóm thứ hai gồm 1.215 bệnh nhân, chỉ làm sinh thiết đơn giản, không tiến hành phẫu thuật hay hóa trị, xạ trị.
So sánh kết quả cuối cùng của hai nhóm cho thấy, tỷ lệ sống sót sau 5 năm của bệnh nhân ung thư vú được điều trị bằng phẫu thuật đạt 50%, cao hơn nhiều so với nhóm chỉ làm sinh thiết đơn giản.
Bác sĩ Trương Diệu Nhân đưa ra lời khuyên: "Phụ nữ sau 20 tuổi nên tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ, cần lưu ý tiền sử người thân mắc bệnh, thường xuyên vận động, tránh xa khói thuốc, bia rượu. Phụ nữ sau 45 tuổi, cách 2 năm nên tiến hành chụp X - quang ngực một lần. Nếu gia đình có tiền sử người mắc bệnh thì nên bắt đầu kiểm tra sớm sau 40 tuổi".
Triệu chứng ung thư vú giai đoạn 4:
- Khối u ở vú.
- Những thay đổi ở da.
- Chảy dịch ở núm vú.
- Sưng vú và vùng lân cận.
- Cảm giác khó chịu và đau vú.
- Mệt mỏi.
- Mất ngủ.
- Đau dạ dày, ăn không ngon và giảm cân.
- Khó thở.
Bé trai 9 tuổi sẽ phải trải qua 8 lần phẫu thuật vì có 300 chiếc răng lấp đầy khoang miệng Khi được 2 tuổi, bé trai đã có 50 chiếc răng thay vì 20 chiếc như thông thường. Thông thường, mỗi đứa trẻ sẽ có khoảng 20 cái răng, và người lớn trưởng thành sẽ có tổng cộng tối đa là 32 cái. Tuy nhiên, cậu bé Johncris Carl Quirante (9 tuổi), sinh sống ở Cube (Philippines), lại có đến 300 cái răng,...