Thoát khỏi “địa ngục” ở Trung Quốc: Tất cả lao động Việt Nam đã được về nhà
Ngày 6.4, 4 lao động (LĐ) cuối cùng tại H.Gò Dầu (Tây Ninh) và 3 LĐ tại Đắk Lắk trong vụ 15 LĐ bị lừa đi Trung Quốc lao động trái phép đã được chuộc về nhà.
Cùng ngày, Cơ quan Điều tra Công an H.Gò Dầu vào cuộc tiến hành thẩm vấn, lấy lời khai 4 LĐ trên để phục vụ điều tra. Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Điền Văn Công, Trưởng công an xã Thanh Phước, H.Gò Dầu cho biết thêm, 4 LĐ còn lại cùng ngụ xã Thanh Phước, H.Gò Dầu gồm: Nguyễn Văn Thanh, Nguyễn Văn Lâu, Vương Quốc Vũ, Vương Thảo Mai Hằng đã về nhà. Trong ngày 6.4, phía xã cũng đã tiến hành tiếp xúc với các lao động này để lấy lời khai chi tiết vụ việc. Được biết, để về được đợt này, mỗi LĐ phải đóng tiền chuộc với mức 13 triệu đồng/người cho bà Hải (chủ cơ sở may bên Trung Quốc).
Bà Dung viết rõ trong bản cam kết: “…nếu tôi đưa người qua Trung Quốc mà trong hợp đồng lao động không đúng thì tôi sẽ đưa công nhân về lại Việt Nam an toàn, tất cả chi phí tôi chịu” – Ảnh: Giang Phương
Ngoài các nạn nhân ở Tây Ninh, trước đó, giữa tháng 3.2012, trong số nạn nhân (ngụ ở Đắk Lắk) của đường dây trên, đã có bà Lê Thị Tường Kim và Trần Thị Mỹ Phương phải đóng 25 triệu đồng/người mới được trở về VN; đồng thời bị bà Hải ép viết một tờ giấy với nội dung hai người đã tự động về nước và không liên quan gì đến bà Hải, bà Dung (bà Nguyễn Thị Thu Dung – quê Đắk Lắk, môi giới lao động). Toàn bộ điện thoại bị thu giữ trước đó cùng tiền lương làm được đều không được phía bà Hải trả. Về nước, bà Kim phải chạy vạy khắp nơi mới đủ 39 triệu đồng nộp, chuộc cho 2 con và đứa cháu cùng về đợt này.
Video đang HOT
Ngày 1.4, các lao động còn lại (4 người ở Tây Ninh, 3 người ở Đắk Lắk) đã được bà Dung trực tiếp dẫn từ cửa khẩu Trung Quốc về Việt Nam. PV Thanh Niên đã xác định được 3 LĐ ngụ thôn 16A xã EaBar, H.Buôn Đôn, Đắk Lắk cùng được chuộc về nhà đợt này gồm: Trần Thị Mỹ Phương (SN 1988, con dâu bà Kim), Trần Hoàng Vương (SN 1984, con ruột bà Kim) và Mai Thị Phương Lan (1993, cháu bà Kim).
Theo Thanh Niên
"Địa ngục" ở Trung Quốc
Tình trạng cưỡng bức, hành hạ dã man ở các cơ sở sử dụng lao động trái phép đang trở thành vấn đề nhức nhối tại Trung Quốc.
Lý Vân Hoa bắt người lao động ăn chung với chó - Ảnh: Bjnews.cn
Tân Hoa xã tuần trước dẫn thông báo của cảnh sát thành phố Cáp Nhĩ Tân (Trung Quốc) cho hay họ vừa giải cứu 18 công nhân thoát khỏi một ổ lao động "đen" ở địa phương. Vụ việc bị cáo giác từ tháng 2 nhưng đến nay mới được thông báo, do nhà chức trách giữ bí mật khi điều tra. Theo đó, ngày 17.2, một tài xế taxi đến đồn cảnh sát trình báo ông thấy 3 người bị một nhóm xã hội đen dùng dao khống chế, đánh đập và ép đưa lên xe chở đi. Từ cáo giác này, cảnh sát tiến hành điều tra và phá tan 2 tập đoàn xã hội đen chuyên lừa đảo, cưỡng bức nông dân đưa đến các điểm lao động chui. Qua đó, chính quyền cứu thoát được những lao động trên đang bị nhốt trong điểm tập kết chuẩn bị đưa đi. Những phòng giam rộng chưa đến 10m2 nhưng chứa đến 13 người mỗi phòng. Cảnh sát cũng bắt giữ 8 nghi can cầm đầu đường dây này. Vụ án một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng cưỡng bức lao động tại Trung Quốc và nhân trường hợp này, báo chí đồng loạt đăng tải nhiều vụ việc kinh hoàng khác.
Hơn cả địa ngục
Theo Tân Hoa xã, cảnh sát thừa nhận tình trạng bắt ép lao động làm việc không công đang tăng lên. Bọn tội phạm dụ dỗ nông dân, người vô gia cư đi làm việc với lời hứa sẽ được hưởng lương 100 nhân dân tệ (hơn 330.000 đồng) mỗi ngày và bao ăn ở. Sau đó, chúng đưa họ đến những hang ổ lao động "đen" để bắt làm việc không công. Dã man hơn, nhiều nạn nhân là người mang bệnh tâm thần bị bắt làm việc 20 giờ mỗi ngày, bất kể thời tiết lạnh thấu xương và phải ăn đồ ôi thiu. Nhiều nạn nhân bị đánh đập thường xuyên, ép ăn phân khi làm trái ý chủ. Có người thiệt mạng trong quá trình làm việc rồi bị chủ lao động lén lút mang đi chôn.
Một nạn nhân là người tâm thần ở Tân Cương - Ảnh: Bjnews.cn
Không những thế, bọn tội phạm này còn được tiếp tay bởi những người quản lý các trung tâm bảo trợ xã hội. Báo Hà Bắc đăng vụ xét xử hai vợ chồng Lý Hưng Lâm và Lý Vân Hoa, chủ xưởng hóa chất - vật liệu xây dựng tại huyện Thác Khắc Tốn, Khu tự trị Tân Cương. Hai người này lần lượt bị tuyên án 54 và 24 tháng tù giam cùng khoản tiền phạt 100.000 nhân dân tệ vì cưỡng bức 18 lao động suốt 4 năm. Trong số đó, 12 nạn nhân là người tâm thần, già yếu do cặp vợ chồng họ Lý mua từ Trung tâm thu nhận ăn xin và Đội người tàn tật tự cường ở huyện Cừ, tỉnh Tứ Xuyên. Người quản lý trung tâm trên đã trực tiếp ký hợp đồng bàn giao họ cho vợ chồng họ Lý dưới hình thức "bảo trợ từ thiện, tạo công ăn việc làm". Thực tế, các nạn nhân "được bảo trợ" bằng cách bị bắt làm việc quần quật, bị đánh đập và thậm chí phải ăn chung đồ ăn với chó dưới sự canh gác của đích thân Lý Vân Hoa. Dư luận hết sức bàng hoàng trước những hình ảnh do phóng viên báo Beijing News xâm nhập vào cơ sở trên chụp được.
Cảnh sát cũng không tha
Nhân Dân nhật báo đăng trường hợp một nạn nhân tên Liễu Chí Bân ở tỉnh Sơn Đông, vốn là một cảnh sát với 6 năm trong ngành. Liễu kể lại rằng bọn tội phạm đã đánh ông bất tỉnh ngay trên phố rồi bắt trói chở đến tỉnh Sơn Tây. Tại đây, ông phải trải qua 14 tháng làm việc ở một mỏ than dưới lòng đất.
Sau thời gian dài tìm cách lấy lòng tay gác cổng, Liễu được giao nhiệm vụ đi lấy nước bên ngoài. Nhân cơ hội này, ông bỏ trốn thành công cùng một nạn nhân tên Hồ Thụ Bằng. Liễu cho nhà chức trách hay 34 lao động khác vẫn bị nhốt tại khu mỏ trên nhưng cả ông lẫn Hồ Thụ Bằng đều không nhớ nổi vị trí đi đến đó. Tới nay, cảnh sát vẫn đang điều tra vụ án này. Chính quyền thừa nhận vì nhiều lý do khác nhau, người ta không thể tìm được rất nhiều nạn nhân khác đang bị giam giữ trong các ổ lao động đen.
Theo Thanh Niên
Vụ bạo hành ghê rợn ở Vĩnh Phúc: Chị Lê Thị Lý sốc với cáo trạng Chị Lê Thị Lý cho rằng nhiều tình tiết quan trọng của vụ việc đã không được nhắc tới trong cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc. Vụ bạo hành dã man chị Lê Thị Lý (30 tuổi, ở Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) sắp được Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đưa ra xét xử. Mới đây, nạn...