Thoát cảnh ngồi xe lăn nhờ phẫu thuật thay đĩa đệm
Mười năm trời phải chịu những cơn đau đớn hoành hành đã khiến cho chị Nguyễn Thị Tuyết Lan (49 tuổi, P.Nông Trang, TP.Việt Trì, Phú Thọ) không tin sau 10 ngày có thể đi lại bằng đôi chân của mình.
Đã từng điều trị phục hồi chức năng, tiêm ngoài màng cứng bởi các chuyên gia đầu ngành về chống đau, nhưng bệnh tình của chị Lan chỉ có thể thuyên giảm trong một thời gian ngắn xong rồi lại đau tăng dần dẫn đến liệt 2 chân phải ngồi xe lăn.
Các bác sĩ thực hiện phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cho người bệnh.
Được giới thiệu đến Khoa Ngoại thần kinh – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ trong tình trạng bệnh tình đã trở nên nặng, không còn khả năng đi lại. Tại đây, chị đã được TS.BS Nguyễn Văn Sơn khám và tư vấn phẫu thuật.
“Bác sĩ cho biết, bệnh của tôi đã khá nặng, cần được phẫu thuật sớm thì sẽ phục hồi đôi chân là rất nhanh. Sau khi được các bác sĩ tư vấn, tôi quyết định phẫu thuật tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ. Sau 10 ngày tôi đã đi lại bình thường mà không cần nẹp. Đây được gọi là giấc mơ khi tôi tự đi lại bằng đôi chân của mình”, chị Lan chia sẻ.
TS.BS Nguyễn Văn Sơn – PGĐ Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ người trực tiếp phẫu thuật cho biết: “Bệnh nhân Lan bị hẹp ống sống, thoát vị đĩa đệm đốt sống L4, L5 rất nặng, đã rách hoàn toàn bao xơ thoát vị. Bệnh nhân được điều trị rất nhiều đợt cũng như phục hồi chức năng và tiêm ngoài màng cứng. Sau khi thăm khám, chúng tôi đã chỉ định phẫu thuật sớm cho bệnh nhân. Kíp mổ chúng tôi đã áp dụng kỹ thuật mới như: thay hoàn toàn đĩa đệm, bắt vít cố định tại đốt sống L4, L5. Sau phẫu thuật 10 ngày, bệnh nhân đã đi lại bình thường, không còn đau và sức khỏe tốt. Đây cũng là người bệnh đầu tiên không phải dùng thuốc giảm đau sau phẫu thuật”.
Video đang HOT
Chị Lan được kiểm tra trước khi xuất viện.
TS.BS Nguyễn Văn Sơn khuyến cáo, người dân khi bị bệnh lý về cột sống cổ, cột sống thắt lưng như: thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống, hẹp ống sống. Nếu như điều trị bằng thuốc nội khoa, tiêm ngoài màng cứng, châm cứu đông y, phục hồi chức năng sau 1 đến 2 đợt không đỡ hoặc khỏi sau một thời gian lại tái phát cần gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, chỉ định phẫu thuật sớm để tránh gây biến chứng như: teo chân, tay dẫn đến yếu và liệt không đi lại được. Đồng thời cũng làm giảm được thời gian điều trị cũng như những chi phí tốn kém cho người bệnh.
Theo Dân Việt
Bị sán làm tổ trong não vì thói quen không ngờ
Do thói quen ăn tiết canh, thịt chua, nem chạo, rau sống... bệnh nhân bị sán làm tổ trong não, chỉ đến khi đau đầu nhiều gây liệt nửa người mới đi khám và phát hiện.
Hình ảnh CT , MRI sọ não kén sán não trước mổ - Ảnh: BVCC
Mới đây, bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đã cấp cứu thành công cho anh H.Đ.N. (40 tuổi, trú tại Tân Sơn, Phú Thọ) bị sán làm tổ trong não.
Bệnh nhân cho hay, do có thói quen ăn tiết canh, thịt chua, nem chạo, rau sống... nên dù sán đã làm tổ trong não thành ổ nhưng anh này không hề hay biết.
Hơn một tháng nay, anh N. có những biểu hiện đau đầu từ nhẹ đến nặng rồi đau liên tục, có dùng thuốc giảm đau hạ sốt nhưng không đỡ. Gần đây, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng đau đầu nhiều, buồn nôn, kèm theo sốt tăng dần, tê yếu 1/2 người phải, tri giác chậm, giảm dần mới được gia đình đưa đến bệnh viện.
Tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, bệnh nhân được chỉ định chụp CT sọ não. Kết quả cho thấy có ổ sán não khổng lồ ở bán cầu trái và vùng thái dương đỉnh phải, phù não đè đẩy đường giữa, bệnh nhân được chỉ định can thiệp ngoại khoa cấp cứu.
Hình ảnh kén sán được lấy ra trong não bệnh nhân - Ảnh: BVCC
Ca phẫu thuật được tiến hành trong 2 giờ đồng hồ, ổ sán trong não đã được kíp phẫu thuật trọn vẹn. Sau mổ 10 ngày, bệnh nhân đã hồi phục, tỉnh táo, không liệt, đi lại và sinh hoạt bình thường.
Trao đổi với phóng viên, Bác sĩ CKII Hà Xuân Tài - Phó Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết, kén sán não là bệnh nhiễm trùng hệ thần kinh do ấu trùng sán dây lợn sống ký sinh ở người gây ra.
Bệnh gặp chủ yếu nơi có mức sống thấp, điều kiện vệ sinh môi trường kém, đặc biệt là ở những vùng có tập quán nuôi lợn thả rông hoặc ăn thịt lợn chưa được nấu chín. Bệnh kén sán não nếu không được phát hiện và xử trí sớm sẽ dẫn tới nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm.
Bác sĩ Tài khuyến cáo, để phòng bệnh, người dân nên ăn chín, uống sôi, tuyệt đối không ăn tiết canh, gỏi sống... Đặc biệt khi thấy xuất hiện các cơn đau đầu, co giật, người dân cần phải chú ý xét nghiệm các bệnh liên quan đến ký sinh trùng.
Trước đó, nhiều bệnh viện cũng đã từng ghi nhận không ít ca bệnh liên quan đến kén sán não nhưng do dấu hiệu bệnh không rõ ràng cũng như sự chủ quan của bản thân người bệnh nên đã gây ra biến chứng nguy hiểm. Điển hình như ca bệnh của người đàn ông H.V.L. (Bắc Giang) bị sán làm tổ trong não gần 10 năm. Được biết, từ nhiều năm trước, ông L. xuất hiện những cơn đau đầu, choáng váng và lên cơn co giật. Do những cơn đau kéo dài, ngày càng tăng, ông L. quyết định đi khám và được chẩn đoán mắc bệnh động kinh.
Bệnh nhân đã mất khoảng thời gian gần 10 năm điều trị tại bệnh viện tâm thần, đến đầu năm 2018, bệnh tình của ông L. không hề đỡ mà còn bị người dân sống gần nhà kì thị vì tâm thần.
Cuối cùng, sau khi tới khám và điều trị tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, ông L. được chẩn đoán bị sán đóng tổ trong não, không phải mắc bệnh tâm thần.
Thúy Hà
Theo ngaynay.vn
Nước Anh: Nhiều chị em trầm cảm, thậm chí muốn tự tử sau khi làm điều này với vùng kín Nghiên cứu cho thấy, một trong 20 phụ nữ bị cuốn vào vụ bê bối trong việc sử dụng dịch vụ cấy ghép lưới âm đạo luôn tìm cách tự tử để trốn tránh thực tại. Các nhà nghiên cứu đã khảo sát 650 phụ nữ có sử dụng dịch vụ cấy ghép lưới âm đạo. Hiện nay vấn đề gây ra tranh...