Thoát bóng “bầu” Kiên, ACB tăng trưởng mạnh trở lại
Mất 6 năm kể từ khi xảy ra vụ đại án “bầu” Kiên, ACB mới thoát khỏi bóng dáng của một ông bầu đình đám một thời. Theo báo cáo tài chính kiểm toán mới được công bố, 2018 là năm đầu tiên kể từ khủng hoảng nói trên, lợi nhuận của ACB vượt qua mức đỉnh năm 2011 khi đạt gần 6.400 tỷ đồng trước thuế nhờ hoàn nhập dự phòng rủi ro đã trích các năm trước cho nhóm nợ liên quan 6 công ty của “bầu” Kiên. Chỉ tiêu lợi nhuận ACB đưa ra cho năm 2019 tiếp tục ở con số cao và có cơ sở đạt được.
Quỹ đạo tăng trưởng đã trở lại với ACB
Tăng trưởng lợi nhuận vững chắc
Ngày 23/4/2019, ACB đã trình Đại hội đồng cổ đông thường niên 2019 thông qua kế hoạch kinh doanh 2019 với mục tiêu lợi nhuận 7.279 tỷ đồng trước thuế, chia cổ tức 30% và bán 6,2 triệu cổ phiếu quỹ. Tổng tài sản ACB dự kiến tăng 15% trong năm 2019, trong đó tín dụng tăng 13% theo hạn mức Ngân hàng Nhà nước phân bổ ngày 14/3/2019. Huy động tiền gửi khách hàng tăng 15%, tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2%.
Để đạt được mức lợi nhuận xây dựng cho năm 2019, ACB cho biết, Ngân hàng tiếp tục điều hành linh hoạt các giải pháp huy động vốn chuyển dịch theo cơ cấu tăng tỷ trọng nguồn vốn giá thấp; đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng bán lẻ; phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt; hoàn thiện khung quản lý rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II và quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Tại Đại hội, ACB cũng trình cổ đông kế hoạch trả cổ tức 2018 bằng cổ phiếu tỷ lệ 30%, qua đó nâng vốn điều lệ thêm 3.741 tỷ đồng lên mức 16.627 tỷ đồng.
Với số vốn tăng thêm, ACB dự kiến dùng 2.035 tỷ đồng cho hoạt động tín dụng, đầu tư trái phiếu chính phủ để bổ sung nguồn vốn trung dài hạn, đảm bảo các chỉ tiêu an toàn hoạt động. Hơn 1.706 tỷ đồng được dùng để mua sắm thêm tài sản cố định, xây dựng cơ bản, mua sắm công cụ, dụng cụ phục vụ hoạt động của ACB. ACB cũng dự kiến sang năm 2020, Ngân hàng vẫn duy trì tỷ lệ chia cổ tức là 30%, trong đó có 10% bằng tiền mặt, 20% bằng cổ phiếu.
ACB cũng trình cổ đông thông qua phương án bán cổ phiếu quỹ để thưởng cho nhân viên. Tổng số lượng cổ phiếu quỹ dự kiến bán tối đa là 6,222 triệu cổ phiếu với giá bán dự kiến không thấp hơn giá vốn bình quân 16.072 đồng/cổ phiếu. Hiện thị giá cổ phiếu ACB đang dao động quanh khoảng 30.300 đồng/cổ phiếu.
Năm 2018, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của ACB đạt gần 6.400 tỷ đồng và kế hoạch 2019 dự kiến tăng 20 – 25%, một phần nhờ NIM (biên lãi ròng) tăng. NIM của ACB năm nay được Công ty Chứng khoán TP.HCM (HSC) dự báo tăng 0,1%, lên 3,75%. Chi phí dự phòng của Ngân hàng dự báo sẽ giảm xuống 715 tỷ đồng (giảm 23,2% so với năm 2018), với nợ xấu sau khi xử lý tương đương 1% tổng dư nợ.
Trên thực tế, năm 2018, ACB đã không còn trích lập dự phòng cho khoản nợ xấu liên quan đến “bầu” Kiên sau 6 năm nỗ lực xử lý. Thậm chí, việc thu hồi khoản nợ hơn 1.600 tỷ đồng của nhóm 6 công ty của “bầu” Kiên đóng góp không nhỏ vào lợi nhuận của Ngân hàng năm qua. Nợ xấu nội bảng tại ACB được kiểm soát ở mức 0,73% vào cuối năm 2018. Vì thế, HSC đánh giá, khả năng lợi nhuận năm nay ACB đạt trên 7.300 tỷ đồng trước thuế.
Không còn gánh nặng từ “bầu” Kiên để lại
Với mức tăng gần 2,5 lần so với năm trước, ACB là một trong những ngân hàng có tốc độ tăng trưởng lãi cao nhất trong năm qua. Động lực của sự tăng trưởng ấn tượng này ngoài các hoạt động kinh doanh chính, còn đến từ việc lãi từ hoạt động khác tăng vọt 2 lần và chi phí dự phòng rủi ro giảm đột ngột 63,7% so với năm 2017. Đáng chú ý, khoản lãi hoạt động khác và hoàn nhập dự phòng đều có liên quan tới việc xử lý nhóm 6 công ty (G6) liên quan đến “bầu” Kiên.
Cụ thể, trong năm 2018, lãi thuần từ hoạt động khác của ACB đạt 1.815 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với năm 2017. Trong đó, thu hồi nợ xấu đã sử dụng dự phòng xử lý đạt 1.765 tỷ đồng. Theo giải thích của ACB, khoản thu này bao gồm 1.129 tỷ đồng từ việc thu hồi nợ xấu của nhóm G6 sau khi đã sử dụng dự phòng xử lý rủi ro. Ngoài ra, năm 2018, Ngân hàng cũng được hoàn nhập chi phí dự phòng lên tới 481 tỷ đồng cho các khoản phải thu từ nhóm này. Như vậy, ACB đã thu về được hơn 1.600 tỷ đồng từ thu hồi khoản nợ của nhóm G6 trong năm vừa qua, đóng góp một phần không nhỏ cho kết quả lợi nhuận trước thuế 6.388 tỷ đồng.
Nợ xấu nội bảng tại ACB được kiểm soát ở mức 0,73% cuối năm 2018. Tuy nhiên, nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) tăng 47% so với cuối năm 2017 lên gần 1.100 tỷ đồng. Dù vậy, con số này chiếm tỷ trọng khá nhỏ so với tổng dư nợ của ACB.
Video đang HOT
Còn nhớ, ngày 21/8/2012, “bầu” Kiên – nguyên Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập ACB – bị bắt gây chấn động cả thị trường tài chính Việt, khiến 5,6 tỷ USD vốn hóa thị trường chứng khoán mất đi chỉ sau 3 phiên giao dịch và hơn 100.000 tỷ đồng tổng tài sản của ACB “bốc hơi” sau chưa tới một năm khi sự cố trên xảy ra, điều mà trước đó khó ai có thể nghĩ sẽ xảy đến với một ngân hàng có vị thế như ACB.
Hệ lụy khác để lại cho ACB sau sự cố trên chính là những khoản nợ xấu “khủng” hàng nghìn tỷ đồng của những công ty liên quan tới “bầu” Kiên. Cuối năm 2012, tổng dư nợ cho 6 công ty có liên quan đến “bầu” Kiên được xác định là hơn 9.400 tỷ đồng, với tài sản đảm bảo gồm số dư tiền gửi, cổ phiếu, bất động sản và vàng. Chính ảnh hưởng từ khoản nợ xấu tiềm tàng đã “ăn mòn” hoạt động của nhà băng này trong nhiều năm liên tiếp sau đó. Hệ quả là lợi nhuận của ACB từ 2012 đến 2016 chỉ trồi sụt dưới 1.700 tỷ đồng, chưa bằng một nửa so với thời điểm trước khủng hoảng. Nguyên nhân do nhiều năm liên tiếp sau khủng hoảng, ACB phải trích lập dự phòng.
Tuy nhiên, ảnh hưởng từ biến cố “bầu” Kiên với ACB đã dần mờ nhạt. Đến cuối năm 2017, dư nợ của nhóm 6 công ty giảm còn 616 tỷ đồng, chưa tới 10% so với 6 năm trước đó. Riêng trong tháng 12/2017, ACB đã sử dụng dự phòng để xử lý hơn 2.700 tỷ đồng dư nợ của nhóm công ty này. Trên báo cáo tài chính năm 2018, lần đầu tiên kể từ khi Đề án tái cơ cấu ACB được phê duyệt, Ngân hàng không còn thuyết minh về khoản mục “Dư nợ nhóm 6 công ty” như những năm trước.
Hiện gia đình “bầu” Kiên vẫn nắm giữ 10% cổ phần tại ACB, nhưng không còn ảnh hưởng về khía cạnh “tiêu cực”. Ngay cả vai trò “bầu” Kiên với ACB cũng không như trước.
Thực tế cho thấy, vào mỗi năm, Hội đồng quản trị ACB luôn đặt ra một loạt mục tiêu đầy tham vọng và xây dựng chiến lược để hoàn thành đúng thời hạn. Điều này đặc biệt đúng kể từ năm 2012, thời điểm mà ngân hàng này trải qua giai đoạn khó khăn nhất cho đến nay. Bởi khi đối mặt với những áp lực và khó khăn, ACB bằng sức mạnh to lớn và kỷ luật sắt đá đã chuyển bại thành thắng. Nhờ chiến lược lâu dài theo hướng thúc đẩy và tối đa hoá lợi thế cạnh tranh then chốt, tập trung vào khách hàng, quản lý hiệu quả tài chính bền vững, quản lý rủi ro, kinh doanh hiệu quả trên nền tảng đạo đức – ACB đã phục hồi và trở lại vị trí hàng đầu một cách ngoạn mục.
Chẳng hạn, khi chủ trương không nới thêm hạn mức tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng Nhà nước được ban hành, ACB tập trung tái cơ cấu danh mục cho vay theo hướng ưu tiên các khoản vay có lãi suất tốt, thay vì đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng nửa cuối năm 2018. Tăng trưởng tín dụng ACB đạt 15% như kế hoạch. Với việc cơ cấu lại danh mục cho vay theo hướng ưu tiên các khoản vay lãi suất cao, NIM (tỷ lệ thu nhập lãi cận biên) năm 2018 của ACB ở mức tương đối cao. Hơn nữa, với thu nhập đóng góp từ mảng dịch vụ và chi phí hoạt động, dự phòng thấp đã tác động tích cực lên lợi nhuận ACB.
Nhìn lại quá khứ, có lẽ mọi thứ sẽ không dễ dàng sau biến cố tháng 8/2012 nếu ACB không có những cải tổ mạnh mẽ từ năm 2013 đến nay. Sự cải tổ mạnh mẽ của ACB gây chú ý đặc biệt khi Ngân hàng định hướng hoạt động vào các nhóm khách hàng theo cách phân tầng, cũng như tập trung nhiều hơn vào hoạt động ngân hàng bán lẻ, mảng kinh doanh chiếm đến 82% tổng doanh thu trong các năm qua. Để thực hiện ý tưởng đó, ACB đã tách cơ cấu kinh doanh thành 3 mảng riêng biệt: Cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, và doanh nghiệp lớn. Chính điều này sẽ là thế mạnh của ACB trong việc đẩy mạnh kinh doanh, tăng trưởng lợi nhuận.
Thùy Thanh
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
666 doanh nghiệp tạo ra 34.268 tỷ đồng lãi ròng trong quý 3/2018
Khép lại mùa BCTC quý 3/2018, một số doanh nghiệp như HAG, HVG đang "đi ngược chiều gió" để cải thiện kết quả kinh doanh yếu kém. Những ông lớn như VHM, GAS, VNM, HPG, VJC,... vẫn giữ được vị thế đầu tàu của mình.
Theo thống kê của Vietstock, tính đến ngày 31/10//2018 đã có 666/703 doanh nghiêp niêm yêt (không bao gôm nhom ngân hang, CTCK va bao hiêm) công bố BCTC quý 3/2018. Trong đó, có 586 doanh nghiệp báo lãi, 80 doanh nghiệp báo lỗ, 281 doanh nghiệp có lợi nhuận tăng trưởng, 255 doanh nghiệp có lợi nhuận lao dốc, 47 doanh nghiệp chuyển từ lãi sang lỗ và 28 doanh nghiệp chuyển từ lỗ sang lãi.
Trong quý 3/2018, 666 doanh nghiệp đã tạo ra 403.255 tỷ đồng doanh thu và 34.268 tỷ đồng lãi ròng, tương ứng tăng nhẹ 2% và 29% so với cùng kỳ năm 2017. Nhóm các doanh nghiệp đạt lãi ròng cao nhất vẫn là những cái tên quen thuộc như GAS, VNM, HPG, VJC, SAB, MSN,...
Riêng CTCP Vinhomes (HOSE: VHM) chỉ mới lên sàn vào tháng 5/2018 nhưng đã vượt mặt "đàn anh" vươn lên dẫn đầu lợi nhuận toàn thị trường với 3.848 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu chuyển nhượng bất động sản đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu doanh thu của VHM, góp phần đẩy lợi nhuận chung tăng trưởng.
Một điều đáng chú ý hơn, top lãi ròng cao nhất thị trường quý 3 năm nay có sự góp mặt của CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HOSE: HAG) - một trong những doanh nghiệp đang đuối sức sau nhiều lần "vỡ mộng" ở những kế hoạch kinh doanh từ nhiều năm nay. Với kết quả hơn 403 tỷ đồng lãi ròng, cao gấp 3,6 lần cùng kỳ, nỗ lực thay đổi tình thế của HAG bắt đầu có "vị ngọt".
Tương tự như HAG, kết quả kinh doanh của CTCP Hùng Vương (HOSE: HVG) cũng được xem là điều bất ngờ bởi lẽ không những doanh nghiệp này đã có lãi trở lại mà còn là một trong 20 doanh nghiệp dẫn đầu lợi nhuận thị trường trong quý 4 niên độ 2017-2018. Nhờ vào hoạt động thoái vốn cũng như bán tài sản, HVG báo lãi gần 366 tỷ đồng sau một năm mạnh tay tái cơ cấu.
Top 20 doanh nghiệp đạt lãi ròng cao nhất quý 3/2018. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance
Bên cạnh đó, không ít doanh nghiệp có lãi ròng tăng trương manh me so cung ky. CTCP Xây dựng và Phát triển Đô thị Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (HOSE: UDC) báo lãi 6,9 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi chưa đến 10 triệu đồng. Thế nhưng, kết quả này nhờ vào việc Công ty ghi nhận hơn 6,5 tỷ đồng lợi nhuận khác do Nhà nước đền bù thu hồi đất dự án của công ty mẹ.
Vẫn đang trong quá trình vật lộn với việc tái cấu trúc nợ, tuy nhiên, CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (HOSE: ITA) đã có sự cải thiện đáng kể về biên lại gộp, từ 27,5% ở cùng kỳ lên 60,7%. Nhờ đó, lãi ròng của Công ty cao gấp 61 lần cùng kỳ với 83 tỷ đồng.
Đôi vơi ông lơn Nam Long (HOSE: NLG), doanh thu thuần quy 3/2018 đạt hơn 1.330 tỷ đồng, gấp 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ doanh thu bán đất, căn hộ, nhà phố và biệt thự tăng đột biến với 1.786 tỷ đồng; trong khi cùng kỳ chỉ có 758 tỷ đồng.
Kết quả kinh doanh quý 3 của NLG có thể đánh giá là bội thu khi lợi nhuận thuần đạt hơn 560 tỷ đồng, lãi ròng đạt 420 tỷ đồng, gấp 6 lần và gấp 10 lần so với cùng kỳ năm 2017. Đây cung la quy ma NLG đat lơi nhuân cao nhât kê tư khi niêm yêt.
Top 20 doanh nghiệp tăng trưởng lãi ròng cao nhất quý 3/2018. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance
Điều đáng mừng hơn là những cái tên từng báo lỗ ở quý 3/2017 như HDG, CII, hay BCC đã xoay chuyển được cục diện và báo lãi trong quý 3/2018. Kết quả 103 tỷ đồng lãi ròng của CTCP Tập đoàn Hà Đô (HOSE: HDG)đến từ việc Công ty bắt đầu bàn giao nhà tại một số dự án bất động sản, các công trình xây lắp được nghiệm thu đúng kế hoạch. Đồng thời, mảng khách sạn sau một năm hoạt động đã tăng trưởng 66% so với cùng kỳ năm ngoái.
Top 25 doanh nghiệp chuyển từ lỗ sang lãi trong quý 3/2018. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance
Ngoài tin vui từ những doanh nghiệp báo lãi hay đạt mức tăng trưởng cao, vẫn còn đó những doanh nghiệp đang theo đà trượt dốc.
Không nằm ngoài mối lo chung của những doanh nghiệp ngành thép, câu chuyện về giá vốn tăng cao đã ăn mòn lợi nhuận của CTCP Thép Nam Kim (HOSE: NKG). Biên lãi gộp trong quý 3 của NKG chỉ hơn 4,8%, trong khi cùng kỳ là 10,4%, dẫn đến lãi gộp giảm đến 57,4%. So với con số gần 206 tỷ đồng lãi ròng ở cùng kỳ thì lãi ròng kỳ này của NKG lao đến 99,8%, chỉ đạt hơn 730 triệu đồng.
Kế đó, CTCP Quốc Cường Gia Lai (HOSE: QCG) đứng trước nguy cơ vỡ kế hoạch kinh doanh 2018 khi lãi ròng quý 3 năm nay chỉ bằng 1% cùng kỳ với 1,4 tỷ đồng. Theo giải trình từ phía Công ty, do chưa bàn giao căn hộ cho khách hàng cộng thêm không có thu nhập từ chuyển nhượng đầu tư tài chính nên lợi nhuận lao thẳng hơn 99%.
Top 20 doanh nghiệp giảm lãi mạnh nhất quý 3/2018. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance
Trong khi hành trình vượt khó của HAG bước đầu có kết quả thì công ty con là CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HOSE: HNG) vẫn lầm lũi báo lỗ gần 225 tỷ đồng. Đặc biệt, khoản thu nhập khác giảm mạnh, chi phí khác lại tăng cao khiến lợi nhuận khác trong kỳ của HNG âm gần 413 tỷ đồng.
CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HOSE: HSG) cũng là một trong những doanh nghiệp lao đao với câu chuyện giá vốn. Dù doanh thu có tăng trưởng nhưng giá vốn tăng cao cộng thêm gánh nặng chi phí tài chính buộc HSG báo lỗ 102 tỷ đồng trong quý 4 niên độ 2017-2018 kể từ lần báo lỗ vào quý 1/2009. Khác với những doanh nghiệp khác, năm tài chính của HSG bắt đầu vào ngày 01/10 năm này đến 30/9 năm sau (niên độ 2017-2018 bắt đầu vào ngày 01/10/2017 và kết thúc vào ngày 30/9/2018).
Top 20 doanh nghiệp báo lỗ trong quý 3/2018. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance
Kinh doanh dưới giá vốn đã khiến CTCP Thép Việt Ý (HOSE: VIS) lỗ gần 65 tỷ đồng trong quý 3/2018, trong khi cùng kỳ lãi 29 tỷ đồng. Bên cạnh hoạt động kinh doanh khó khăn, cơ cấu tài chính của VIS cũng bắt đầu bộc lộ nhiều điều đáng lo ngại. Tính đến ngày 30/09/2018, hàng tồn kho của VIS tăng 90% lên 1.015 tỷ đồng và vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn tăng 25% lên 1.523 tỷ đồng.
Top 20 doanh nghiệp chuyển từ lãi sang lỗ trong quý 3/2018. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance
Theo Nguyên Ngọc/vietstock.vn
HDBank không ngừng mở rộng hệ sinh thái khách hàng Sở hữu một hệ sinh thái hàng chục triệu khách hàng hiệu hữu và tiềm năng từ tập khách hàng của Vietjet, Petrolimex... là lợi thế lớn để HDBank hướng đến ngân hàng bán lẻ hàng đầu, tốt nhất Việt Nam. Đến cuối năm 2018, HDBank có hệ thống mạng lưới lên đến 285 điểm giao dịch Giữ truyền thống chia cổ tức...