Thoát án lạ lùng vì tâm thần (Kỳ cuối)
Dan White bị kết tội ngộ sát, một bản án nhẹ hơn nhiều so với hành vi hắn gây ra.
Dan White bị giải ra trước tòa
Cuối năm 1843, sau phiên tòa xét xử Daniel M’ Nagthen, “Luật M’Naghten” do Thượng viện đề xuất bắt đầu được nhiều người trong ngành tư pháp Mỹ biết đến. Bên cạnh sự cần thiết khi ra đời của nó, các quy định trong luật này không tránh khỏi những chỉ trích.
Theo một số học giả, những quy định là quá cứng nhắc, không bỏ qua bất kỳ hành vị phạm tội nào ngoại trừ những hành vi liên quan đến bệnh tâm thần.
Nhiều người cho rằng các quy định nên linh hoạt hơn.
Năm 1886, một số tiêu chí trong việc “bảo vệ” các bị cáo tâm thần được bổ sung.
Tòa án quyết định, bị cáo có thể đưa ra lý do hành động gây án của mình liên quan đến vấn đề tâm thần nêu họ và luật sư của họ chứng minh được rằng do vấn đề tâm thần đã cưỡng ép hành động khiến họ không nhận biết được điều đó đúng hay sai.
Viện Luật pháp Mỹ (ALI) nghiên cứu và đưa ra Bộ luật Hình sự vào năm 1970, được thông qua bởi một số bang, với mong muốn giải quyết những “xung đột” trong những vụ xét xử các bị cáo tâm thần.
Theo đó, một bị cáo sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự nếu tại thời điểm thực hiện hành vi, hành vi được cho là kết quả của dấu hiệu tâm thần hay thiểu năng.
Theo bác sĩ người Anh, John Arbuthnot (1667-1735), “Luật là một cái hố không đáy.”
Quay trở lại với vụ án diễn ra tại San Francisco năm 1979, cựu sĩ quan cảnh sát Dan White bị buộc tội giết ngài thị trưởng George Moscone và trợ lý Harvey Milk.
Dan White đã thoát án giết người ở cấp độ 1 với lý do bị bệnh trầm cảm và chứng mất trí nhớ tạm thời.
Dan White bị kết tội ngộ sát, một bản án nhẹ hơn nhiều so với hành vi hắn gây ra.
Quyết định của tòa án đã gây nên một cuộc bạo loạn của những người đồng tính bảo vệ Harvey Milk ở San Francisco.
Video đang HOT
Dan White bị kết án 5 năm tù cho việc giết hai người. Năm 1985, hắn được tạm tha, nhưng lại tự từ một vài tháng sau đó.
Một trong những vụ án còn nổi tiếng hơn vụ Dan White liên quan tới những bị cáo có dấu hiệu tâm thần diễn ra tại thành phố New York cuối những năm 1970.
Sĩ quan Robert Torsney, 34 tuổi, đã lên một kế hoạch lớn vào ngày lễ tạ ơn cùng gia đình. Nhưng đêm hôm đó, Robert Torsney và đồng nghiệp của mình bất ngờ nhận được điện từ cấp trên điều tham gia một vụ án.
Đối tượng là một thanh niên 15 tuổi tên là Randolph Evans. Theo thông tin ban đầu, Evans có mang theo súng.
Ngay khi tiếp cận Evans, Robert Torsney đã rút súng nhằm về phía Evans để bắn. Evans chết tại chỗ.
Torsney bị bắt ngay sau đó vì cấp trên nhận thấy có sự bất thường khi Torsney ra tay quá nhanh, vụ việc được thông bao rộng rãi trên báo chí.
Tòa xét xử Torsney về tội giết người bắt đầu vào tháng 11 năm 1977.
Torsney đã nói với bác sĩ tâm thần của mình rằng, “Tôi không nói tôi ghét những người da đen, nhưng tôi không thích họ và tôi cảm thấy họ đe dọa cuộc sống của tôi.”
Tiến sĩ Daniel Schwartz, giám định pháp y tâm thần tại trung tâm nghiên cứu King, một nhân chứng quen thuộc trong các vụ án liên quan đến bệnh nhân tâm thần đã được đề nghị để kiểm tra Torsney trong vụ án này.
Sau khi kiểm tra Torsney 3 lần, tiến sĩ Daniel kết luận Torsney đã nổ súng bắn Evans trong cơn động kinh “thuyết Penfield”.
Torsney là một trường hợp hiếm gặp mắc phải căn bệnh này. Tại phiên tòa xét xử, dưới sự “bảo vệ” của Tiến sĩ Daniel, Torsney được tuyên không có tội do hành vi phạm tội có liên quan đến tâm thần và được trả tự do ngay sau đó.
Nhiều năm sau khi thoát án, việc Torsney sống, hoạt động hoàn toàn bình thường đã khiến cho nhiêu người thắc mắc liệu Torsney có thực sự bị bệnh như Tiến sĩ Daniel kết luận tại tòa.
Vấn đề được đặt ra lại liên quan đên những bác sĩ tâm lý, những người trực tiếp đưa ra kết luận bị cáo có dấu hiệu tâm thần tại các phiên tòa.
Các bác sị tâm thần trong hai vụ án của Dan White và Torsney nhận nhiều lời chỉ trích nhất.
Liệu họ có khách quan trong việc đưa ra quyết định?
Luật sư và các bác sĩ tâm thần đã đựa vào những thiếu sót, những kẻ hở của pháp luật để tạo nên một bị cáo vô tội tại tòa.
Rất nhiều người kêu gọi bãi bỏ những những điều luật được áp dụng nếu bị cáo có liên quan đến bệnh tâm thần.
Trước ý kiến cho rằng, những điều luật liên quan đến bệnh nhân tâm thần chính là “kẽ hở” của luật, 39 bang nướ Mỹ đã có hàng chục sự thay đổi. Tuy nhiên, cho đến ngày nay, việc thống nhất ý kiến của tất cả các bang trong trường hợp bị cáo mắc chứng tâm thần vẫn chưa thể đưa ra những điều luật “hoàn hảo”.
Theo Trutv
Thoát án lạ lùng vì tâm thần (Kỳ 3)
Hòng thoát tội giết người, anh em nhà Espositos đã tru lên như những con sói hoang tại tòa.
Trong vụ án Colin Ferguson, thay vị "được" luật sư nổi tiếng William Kunstler đưa ra bằng chứng chứng minh mình bị tâm thần để giảm nhẹ tội, Ferguson đã thừ nhận mình "điên" khi tự nhận án.
Quay trở lại trường hợp John Hinckley ám sát Tổng thống Jonald Reagan, hắn là một trong só ít những bị cáo được tha bổng vì lý do tâm thần.
Trong nhiều thế kỷ, việc thiết lập các tiêu chí cần thiết trong các điều luật để buộc tội các bị cáo liên quan đến bệnh tâm thần đều rất cứng nhắc.
Một trường hợp những năm 1940 đã chứng minh cho điều đó, đó là câu chuyện bạo lực xảy ra tại thành phố New York mang tên ' Những kẻ điên nhà Espositos".
Ngày 14/1/1941, hai anh em nhà Espositos, Anthony 35 tuổi và William 28 tuổi sau khi bắn chết một nhân viên của công ty chế biến bông sợi ở số 5 đường Avenue, Manhattan đã chạy ra ngoài tẩu thoát, không may mắn, chúng gặp Edward Maher, một nhân viên cảnh sát. Trong cuộc rượt đuổi suốt dọc đường Avenue, chúng đã nổ súng về phía rất nhiều người đi bộ. William bị bắn trọng thương, khi cảnh sát Edward Maher tới gần, hắn bất ngờ trở mình, bắn Edward Maher nhiều phát khiến anh chết tại chỗ.
Ngoài cảnh sát Edward Maher, rất nhiều người đã bị thương trong cuộc rượt đuổi đó. Cả hai anh em Espositos bị bắt ngay sau đó. Án tử hình dự kiến được áp dụng trong trường hợp này.
Tại phiên toà xét xử vào tháng 5/1941, anh em nhà Esposito cũng đã dựa vào lý do mình bị tâm thần để hòng thoát tội.
Anh em Espositos không ngần ngại thể hiện mình bị điên để chứng minh với mọi người chúng bị điên.
Hai người đập đầu vào bàn cho đến khi chảy máu, thỉnh thoảng hét ầm ĩ và kêu lên như những con sói hoang. Hai anh em ăn giấy hay bất cứ thứ gì họ có thể cầm tới.
Khi thấy xự xuất hiện của bồi thẩm đoàn, hai anh em nhà Espositos càng thể hiện mình điên hơn nữa, người thì khóc một cách không kiểm soát được, người lại sủa lên như tiếng chó. Họ trèo lên bàn và di chuyển như những con khỉ. Báo chí New York lúc bấy giờ gọi họ là những kẻ điên.
Cuối phiên tòa, Thẩm phán John Fresci nói rằng, pháp luật đề ra để trừng trị tất cả những ai phạm tội, không phân biệt kẻ có tội là ai và tuyên án.
Tất cả những màn thể hiện của anh em nhà Espositos tại tòa đều không thuyết phục được đoàn bồi thẩm.
Ngày 1/5/1941, hai anh em nhà Espositos bị kết án tử hình về tội danh giết người ở cấp độ 1. Họ sẽ bị tử hình bằng ghế điện tại nhà tù Sing Sing.
Anh em nhà Espositos phía trước nhà tù Sing Sing, năm 1941
Ngày 7/5/1941, anh em nhà Espositos được chuyển từ New York tới nhà tù Sing Sing bởi cảnh sát thành phố New York bằng tàu từ ga trung tâm. Khi họ đến làng Ossining, một chiếc xe của địa phương chờ họ tại đó và đưa họ về nhà tù. Khi xe gần đến nơi, Anthony đột nhiên nắm lấy tay lái xe của một nhân viên cảnh sát khiến chiếc xe loạng choạng. Một cuộc giằng co xảy ra ngay trên xe.
Anthony cắn vào tay của nhân viên lái xe còn William cố gắng chộp lấy khẩu súng trong bao đựng súng bên hông một cảnh sát khác.
Cảnh sát phải dừng xe lại, kéo hai tù nhân "điên" ra khỏi xe, hai anh em nhà Espositos liên tục chửi rủa và la hét. William tiếp tục "chiến đấu" ngay cả khi bị đè xuống đất.
Để kiểm soát tình hình, cảnh sát buộc phải đánh bất tỉnh hai anh em, sau đó đưa và nhà tù Sing Sing.
Trong thời gian đợi án tử hình được thực hiện, hai anh em nhà Espositos vẫn không từ bỏ ý định thuyết phục chính quyền rằng họ bị điên.
Chúng luôn rên rĩ trong tù, nói những chuyện không đầu không cuối với nhân viên quản ngục. Được khoảng 10 tháng trong tù, chúng bắt đầu tuyệt thực, từ chối ắn bất kỳ loại thức ăn nào được cung cấp.
Thống đốc Herbert Lehman đã phải cử một đoàn đặc biệt để điều tra sự việc.
Theo điều tra, gia đình Espositos quốc tịch Ý, nhập cư vào Mỹ năm 1909. Hai người anh em khác của Anthony và William đã ngồi tù và hai chị em gái của chúng có tiền án tiền sự. Cha của chúng cũng là một tù nhân nhưng đã chết trong thời gian chịu án. Mẹ của chúng cũng đã bị bắt giữ nhiều lần bởi cảnh sát địa phương tại Mỹ. Gia đình Espositos là gia đình của những tội nhân.
Thống đốc Lehman đã từ chối cấp lệnh khoan hồng đối với anh em nhà Espositos.
Anh em nhà Espositos đã phải trả giá cho hành động của mình và thất bại trong việc giả vờ điên hòng thoát tội.
Rất ít những trường hợp thoát tội một cách bất ngờ vì điên như trước khi cảnh sát yêu cầu phải có giấy xác nhận họ bị điên trước thời điểm gây án một năm.
Theo Khampha
Thoát án lạ lùng vì tâm thần (Kỳ 2) Kẻ tâm thần ra tay ám sát Tổng thống với lý do nghe theo lời Thiên Chúa. Cuối năm 1843, sau phiên tòa xét xử Daniel M' Nagthen, Thượng viện đã ban hành một quyết định mới về những vấn đề liên quan đến các bị cáo có tiền án về bệnh tâm thần, người ta biết tới nó với tên gọi "Luật...