Thoát án kỳ diệu vì tâm thần ( Kỳ 1)
Lịch sự tội phạm nước Mỹ không thiếu những vụ án nổi tiếng mà hung thủ thoát án một cách kỳ diệu với lý do rất thuyết phục: Tâm thần.
Thoát án
Lịch sự tội phạm nước Mỹ không thiếu những vụ án nổi tiếng mà hung thủ thoát án một cách kỳ diệu với lý do rất thuyết phục : Tâm thần. Kết luận bất ngờ ngay chính với bản thân hung thủ.
Song hành cùng với một điều luật hoàn chỉnh về việc kết án của những hung thủ bất ngờ tâm thần này gắn với những vụ án nổi tiếng, những con người nổi tiếng của nước Mỹ.
Ngày 27/11/1978, cựu sĩ quan cảnh sát Dan White đã bắn chết thị trưởng San Francisco, George Moscone và ngài giám sát thành phố Harvey Milk ngay tại Tòa thị chính.
Harvey Milk là một chính khách, nhà hoạt động tích cực cho quyền lợi người đồng tính công khai. Ông là người đồng tính đầu tiên được bầu vào bộ máy chính trị Mỹ.
Vụ nổ súng xảy ra tại Tòa thị chính, trước sự chứng kiến của rất nhiều người.
Tại phiên tòa xét xử công khai Dan White, luật sư của đã cố gắng bảo vệ Dan Whwite với lý do hắn bị bệnh trầm cảm nặng và mắc chứng mất trí nhớ tạm thời, tại thời điểm đó, hắn không kiểm soát được hành vi của mình. Ko có tội danh giết người được tuyên.
Ngài Thị trưởng MosconeGeorge Moscone và Harvey Milk
Theo nhà văn, đồng thời cũng là phát thanh viên nổi tiếng của Mỹ, Peggy Noona, ” Khi phạm tội nghiêm trọng, hung thủ dù bất kể là ai cũng phải chịu trách nhiệm theo pháp luật cho hành vi của mình. Không thể vì điên, hay lý do tâm lý nào đó để bào chữa cho hành động của mình để mong thoát tội.”
” Hắn phải chết”
Nghị sĩ Daniel Sickles trông thấy một người đàn ông đi bộ phía trước ngôi nhà của mình. Đó là Phillip Barton Key, thành viên của Đảng Xã hội.
Theo Nghị sĩ Sikles, Phillip Key đang cố nhìn vào cửa sổ nhà ông, nơi vợ ông đang ngủ. Sikles cảm thấy khó chịu vì ông đã nghe đồn Phillip Key có tình ý với vợ mình đã lâu và đây là cơ hội tốt để Sikles xủa lý Phillip Key.
Trong cơn tức giận, Nghị sĩ Sikles tóm lấy hai khẩu súng ngăn trong phòng ngủ của mình và chạy ra ngoài tìm Phillip Key.
Sikles chạy về phía Phillip Key và hét lớn, &”Mày phải chết, mày phải chết” sau đó bắnliên tiếp vài phát về phía Phillip Key. Phillip Key bị trúng đạn vào chân và đùi khi chưa rõ đầu đuôi câu chuyện. Phillip Key chỉ còn biết gục xuống kêu cứu, ” Đừng giết tôi”.
Video đang HOT
Sikles chĩa súng vào ngực Phillip Key và bắn thêm hai phát. Phillip Key chết sau vài phút.
Có ít nhất 12 người chứng kiến vụ việc này. Đó là lúc 2h, Chủ Nhật ngày 27/2/1859.
Nghị sĩ Daniel Sikles đã bị bắt không lâu sau đó tại nhà một người bạn và bị buộc tội giết người.
Xuất hiện tại tòa, Nghị sĩ Sikles có nguy cơ đối diện với án giết người cấp độ 1.
Tại tòa, luật sư của Skiles đã bào chữa rằng Sikles không kiểm soát được hành động của bản thân khi biết vợ mình ngủ với Phillip Key. Đó là dấu hiệu của tâm thần.
Daniel Sickles là một tướng của quân đội Liên minh, đã chiến đấu nhiều năm trong cuộc nội chiến. Những năm sau đó, Sickles trở thành Đại sứ Tây Ban Nha, làm cảnh sát trưởng của New York, được bầu vào Quốc hội năm 1893 và sau đó được tặng huân chương danh dự.
Nhưng Sikles được nhiều người nhớ và nhắc đến bởi chính hành động “quá khích” của ngày hôm đó, và trở thành một trong những bị cáo nổi tiếng nhất của nước Mỹ.
Daniel Sickles trong bộ quân phục
Được bảo vệ bởi một lý do rất thuyết phục nhưng thiếu thực tế, ngay trong năm 1859, Sickles tránh được tội giết. Sickles ung dung bước ra khỏi tòa với tư cách là một người tự do sau khi được bào chữa là có dấu hiệu tâm thần.
Công lý dường như không thể xuất hiện trong vụ án này. Tới 12 người làm chứng cho vụ án nhưng hung thủ vẫn thoát tội. Quyền lực của cá nhân đã mạnh hơn luật pháp.
Cần có những điều luật riêng liên quan đến việc bào chữa liên quan đến những dấu hiệu tâm thần.
Luật M’Nagthen
Năm1843, Daniel M’Nagthen, một người tiểu phu gốc Scotland đã giết chết Edward Drummond, thư ký riêng của thủ tướng Anh, Sir Robert Peel ở London.
Theo luật sư của Daniel M’ Nagthen, hắn hành động với suy nghĩ hắn đã giúp thủ tướng khi thư ký của ông có ý đồ chống lại ông.
Tại phiên tòa xét xử Daniel M’ Nagthen, luật sư của Daniel M’ Nagthen đã đưa ra lời bào chữa cho rằng, Daniel M’ Nagthen “nên’ được thả tự do vì hắn thực sự là một kẻ điên và không hiểu mình đang làm gì. Và Daniel M’ Nagthen bất ngờ đươc tuyên trắng án.
Cuối năm đó, Thượng viện đã ban hành một quyết định với nội dung sau: Để được bảo vệ với lý do mắc chứng tâm thần, cần phải chứng minh cụ thể điều đó bằng các giấy tờ đáng tin cậy. Thời điểm một người được cho là tâm thần cần có xác nhận về những việc họ làm có thể hiện điều đó. trong thời gian gần thời điểm xay ra án mạng. Họ đã làm những gì và không thể ý thức được như thế nào…
Quyết định này đã trở thành một tiêu chuẩn trong suốt hơn một thế kỷ tại những phiên tòa có liên quan đến những bệnh nhân tâm thần, người ta biết tới nó với tên gọi “Luật M’Naghten”.
Trường hợp của M’Naghten, sau khi được tuyên trắng án, M’Naghten được gửi đến bệnh viện tâm thần Bedlam và bất đắc dĩ trở thành bệnh nhân tâm thần trong thời gian dài. M’Naghten qua đời năm 1863.
Theo Khampha
Tên cướp liều lĩnh nhất nước Mỹ thế kỷ 20 (Kỳ 3)
Cooper liều mình lao ra khỏi máy bay, biến mất trong không trung dưới cái lạnh -7 độ C cùng với 200 nghìn đô la.
Quyết định liều lĩnh
Cooper muốn đến thành phố Mexico, nhưng nhiên liệu còn lại trên máy bay không đủ cho quãng đường hơn 2200 dặm, hắn nói với Đại tá Scoot sẽ dừng lại lần nữa để tiếp nhiên liệu tại sân bay trung chuyển ở Reno, Nevada.
Trước khi rời khỏi Seattle, Cooper đã yêu cầu chiếc Boeing 727 được tiếp đầy nhiên liệu. Một chiếc xe tải chở dầu đã được điều tới. 4.000 lít nhiên liệu cho một phút hoạt động, việc tiếp nhiên liệu tiến hành rất chậm trễ khiến Cooper phải dùng tới những lời lẽ đe dọa. Gần 20 phút cho việc tiếp nhiên liệu.
Trong khi đợi tiếp nhiên liệu, Cooper và Đại tá Scott "bàn bạc" về lịch trình bay.
Một chặng bay thẳng từ sân bay Seattle đến Đông Nam Reno sẽ không thể được thực hiện trên độ cao 10 nghìn feet. Sẽ rất nguy hiểm cho Boeing 727 khi bay qua một số đỉnh núi cao của dãy Cascade, có những đỉnh cao đến 14 nghìn feet. Tin vào Đại úy Scott với nhiều năm kinh nghiệm, Cooper đã để cho Scott chịu trách nhiệm về đường bay. Việc này hoàn toàn nằm trong kế hoạch tẩu thoát của hắn.
Khi các thủ tục đã hoàn tất, Cooper lệnh cho máy bay cất cánh. Lúc đó là 7h46, 2 giờ 6 phút so với giờ chuyến bay 305 hạ cánh ở Seattle như dự định.
Sau khi cất cánh, Cooper ra lệnh cho tiếp viên Mucklow trở lại buồng lái cùng những nhân viên khác. Cửa buồng lái không có khe kính có thể quan sát khoang hành khách. Trên khoang hành khách cũng không trang bị các thiết bị quan sát từ buồng lái. Cooper đã tự cô lập mình trong khoang hành khách để đợi cơ hội tẩu thoát.
8h tối, trên bảng điện tử theo dõi các thông số tại buồng lái, một chiếc đèn đỏ báo sáng, báo hiệu cánh cửa thang phía sau của máy bay đã bị mở.
Qua hệ thống liên lạc, Đại úy Scott hỏi rất to về phía khoang khách, " Chúng tôi phải làm gì tiếp theo đây?".
Một tiếng " Không" cộc lốc vang lên. Đó là từ cuối cùng mọi người được nghe từ Dan Cooper trên máy bay.
8h24, tốc độ máy bay và áp suất trong máy bay thay đổi, Đại úy Scott nghi ngờ cầu thang phía sau đã bị hạ xuống.
Lúc đó máy bay đang bay trên khu vực sông Lewis, cách Portland 25 dặm về phía Bắc.
Cảnh sát tiến hành tìm kiếm nơi Dan Cooper hạ cánh
Toàn bộ nhân viên trên máy bay cho rằng Scott đã nhảy ra khỏi máy bay. Theo họ, thoát khỏi máy bay lúc đó tốt hơn cho Cooper. Nêu hắn cùng hạ cánh tại Reno, sẽ không còn cơ hội trở lại không trung.
Chiếc máy bay hạ cánh ở Reno lúc 10h15. 5 phút trước khi hạ cánh, Scott đã cố liên hệ với Dan Cooper bằng hệ thông liên lạc trên máy bay. Không có tiếng trả lời, Mucklow đã phải quay lại buồng lái để chuyển lời. Không ai có mặt tại đó. Cooper đã biến mất với tất cả những gì liên quan đến hắn, mũ, áo khoác, chiếc túi xách được cho là chứa bom, tiền mặt và một bộ dù.
Một mình trong khoang hành khách, Cooper đã thong thả đi đến cầu thang phía sau máy bay. Một túi tiền lớn được hắn buộc cẩn thận trên người bằng những sợi dây cắt từ một chiếc dù khác.
Cooper đứng ở bậc cuối thang thoát hiểm, đối diện với những cơn gió buốt và mưa, nhiệt độ trên không lúc đó là âm 7 độ.
Cooper lao vào không trung, bất chấp thòi tiết, bất chấp việc không thể xác định được nơi mình sẽ hạ cánh. Đó là quyết định liều lĩnh nhất trong kế hoạch của hắn.
Và từ lúc đó, không ai nhìn thấy Dan Cooper. Không ai có thể chứng minh cho sự tồn tại của hắn.
Quá trình điều tra
Ngay khị hạ cánh an toàn, cảnh sát đã tiến hành điều tra trên máy bay. Tại chỗ ngồi của Dan Cooper, cảnh sát tìm thấy 8 mẫu thuốc lá nhãn Raleigh được xác định do Dan Cooper hút và chiếc cà vạt đen hắn thất khi lên máy bay.
Các chuyên gian FBI đã tiến hành lấy dấu vân tay trên mẫu thuốc và chiếc cà vạt để hi vọng tìm ra được manh mối nào đó.
Thời tiết rất xấu tại khu vực đã khiến cho việc điều tra gặp nhiều khó khăn. Khi xác định Cooper thoát khỏi máy bay ngay trong đêm, nhưng đến tận trưa ngày hôm sau cuộc tìm kiếm trên mặt đất mới có thể bắt đầu. Hôm đó đúng ngày lễ Tạ ơn.
FBI đã tiến hành một cuộc tìm kiếm trên diện rộng cả đường bộ và đường không. Một vài tuần trôi qua, vẫn chưa có kết quả.
Hồ sơ tội phạm và lệnh truy nã được lập với cái tên "Dan Cooper", cái tên này có thể chỉ là tên giả mà tên không tặc liều mạng dùng trọng vụ này.
Theo Khampha
Tên cướp liều lĩnh nhất nước Mỹ thế kỷ 20 (Kỳ 2) 10.000 tờ 20 đô của Ngân hàng Dự trữ Liên bang nhanh chóng được gom lại theo yêu cầu của tên cướp. Gấp rút chuẩn bị Sau khi nhân được yêu cầu của Dan Cooper, cơ trưởng Scott đã nhanh chóng liên hệ với trung tâm kiểm soát không lưu để truyền đạt thông tin, họ có 30 phút để chuẩn bị tiền...