Thoái vốn tại Tài chính Điện lực lại lo ế
Dù đang làm thủ tục đăng ký thoái nốt số vốn tại Công ty Tài chính cổ phần Điện lực (EVNFinance) với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, song Tập đoàn Điện lực Việt Nam ( EVN) không tự tin với khả năng thành công của thương vụ này.
Tại phiên đấu giá thoái vốn diễn ra hồi cuối tháng 8 năm ngoái, EVN bán được 16,25 triệu cổ phần trong tổng số 18,75 triệu cổ phần của EVNFinance, tương đương tỷ lệ 86,6%, thu về 219 tỷ đồng.
Với mức giá đấu thành công bình quân là 13.480 đồng/cổ phần, bằng đúng với mức giá khởi điểm đấu thầu chào bán, tuy có cao hơn đáng kể so với giá tham chiếu trước đó ở mức 8.300 đồng/cổ phần, song đợt chào hàng đấu giá này của EVN vẫn bị đánh giá là “ế” so với kỳ vọng và tiềm năng.
Như vậy, sau đợt thoái vốn đầu tiên, hiện EVN vẫn còn nắm giữ 2,5 triệu cổ phần tại EVNFinance, tương đương 1% vốn điều lệ tại công ty này.
Theo Đề án Tái cơ cấu Tập đoàn đã được phê duyệt và kế hoạch thoái vốn, cổ phần hóa năm 2020, EVN đặt mục tiêu sẽ bán nốt số cổ phần còn lại tại EVNFinance. Hiện Tập đoàn đang triển khai thủ tục đăng ký thoái vốn tại EVNFinance với cơ quan quản lý thị trường chứng khoán.
Thông tin đáng chú ý nhất tại EVNFinance trong 6 tháng đầu năm 2020, công ty này đã đón nhận những dòng tiền đầu tiên từ gói tài trợ tín dụng trị giá 15 triệu USD từ Quỹ Hợp tác khí hậu Toàn cầu (GCPF), giúp củng cố thêm mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp trong định hướng đầu tư phát triển hướng vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực năng lượng tái tạo.
Đây là yếu tố khá tích cực bổ trợ cho kết quả kinh doanh 2 quý đầu năm không thực sự nổi bật của doanh nghiệp trong bối cảnh hoạt động đầu tư gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng chung bởi dịch Covid-19 (6 tháng đầu năm, Công ty đạt 85,4 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng không đáng kể so với cùng kỳ 2019).
Video đang HOT
Tuy nhiên, hiện nay, yếu tố được đánh giá là gây khó khăn cho thoái vốn của EVN tại EVNFinance nằm ở cơ chế tính toán định giá cũng như các quy định hiện hành chưa đồng bộ.
Ông Dương Quang Thành, Chủ tịch Hội đồng thành viên EVN mới đây cũng đã phải thừa nhận hiện nay EVN cũng đang khá lúng túng trong việc thoái vốn một số doanh nghiệp do chưa có hướng dẫn cho việc thoái vốn đối với các đơn vị cấp 3 là các công ty con của các doanh nghiệp thuộc tập đoàn, trong đó có EVNFinance.
Trong khi đó, cơ chế hiện tại khiến định giá phần vốn nhà nước thường cao hơn giá thị trường. “Người trong cuộc” đang lo số cổ phần này sẽ rơi vào tình trạng ế ẩm.
Thực tế, không riêng với EVNFinance, EVN đang ôm nỗi lo khó thoái vốn tại hầu hết các doanh nghiệp còn lại, bao gồm CTCP Tư vấn xây dựng điện 3, CTCP Tư vấn xây dựng điện 4 và Tổng công ty Thiết bị điện Đông Anh – CTCP. Một trong những nguyên nhân chính là mức giá khởi điểm theo định giá quá cao so với thị trường.
Ngay cả với EVNFinance, vốn được coi là có tiềm năng nhất trong số này, EVN cũng không dám tự tin có thể thoái vốn một cách xuôi chèo mát mái.
Lường tính trước khả năng này, “ông lớn” ngành điện thậm chí còn đang tính tới phương án dừng các kế hoạch bán vốn để tránh mất công sức tiền bạc mà không thu được kết quả.
Thay vào đó, EVN sẽ tính toán đề xuất lại phương án sắp xếp phù hợp trong Đề án Tái cơ cấu Tập đoàn giai đoạn tới.
Thoái hết vốn, Vinaconex chưa thể "dứt duyên" với An Khánh JVC
Việc Tổng công ty cổ phần Vinaconex thoái vốn khỏi An Khánh JVC không có nghĩa duyên nợ giữa họ đã dứt, bởi vẫn còn một khoản nợ lớn chưa thể thu hồi.
Liên doanh nhiều duyên nợ
Công ty liên doanh TNHH Phát triển đô thị mới An Khánh (An Khánh JVC) là liên doanh được thành lập từ năm 2006 bởi sự hợp tác giữa Vinaconex (mã VCG, sàn HNX) và Công ty Posco E&C (Hàn Quốc), mỗi bên góp 50% vốn. Mục đích chính của liên doanh là đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Bắc An Khánh. Năm 2017, Posco E&C đã chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp tại An Khánh JVC cho Công ty Bất động sản Phú Long.
Theo thiết kế, Khu đô thị mới Bắc An Khánh có tổng diện tích 264,13 ha, tổng mức đầu tư theo khái toán là 3.391,4 tỷ đồng. Đến nay, Dự án mới hoàn thành giai đoạn I trên diện tích 46,93 ha, bao gồm 317 căn biệt thự, 236 căn liền kề và 496 căn hộ chung cư.
Sau thời điểm Phú Long mua lại 50% vốn của An Khánh JVC từ Posco E&C vào năm 2017, dư luận có những đồn đoán về khả năng Phú Long có thể mua nốt 50% vốn từ Vinaconex. Tuy nhiên, thái độ của Vinaconex trong 3 năm qua vẫn là ngập ngừng, nửa bán nửa giữ đối với An Khánh JVC.
Sự lừng chừng của Vinaconex đối với An Khánh JVC có nhiều lý do. Năm 2018 là thời điểm Công ty chuyển giao chủ sở hữu khi Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) thoái toàn bộ vốn tại Vinaconex. Bước sang năm 2019, những "trục trặc" giữa các cổ đông mới khiến Công ty chưa có được những động thái dứt khoát trong các quyết định lớn về tái cơ cấu doanh nghiệp, trong đó có việc bán hay giữ đối với An Khánh JVC.
HĐQT của Vinaconex trong năm 2019 thậm chí còn bị "vô hiệu hóa" một thời gian khi Tòa án quận Đống Đa (Hà Nội) ban hành Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đình chỉ hoạt động của HĐQT, Ban Kiểm soát Tổng công ty vào cuối quý I/2019. Sau đó 1 tháng, Tòa án quận Đống Đa mới hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời nêu trên, khôi phục hoạt động của HĐQT, Ban Kiểm soát.
Duyên chưa dứt vì khoản nợ khủng
Theo bản cập nhật đăng ký kinh doanh mới của An Khánh JVC, thì danh sách thành viên đã không còn Vinaconex, thay vào đó là Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Pacific Star. Theo đó, Phú Long và Pacific Star mỗi bên sở hữu gần 340,3 tỷ đồng vốn tại An Khánh JVC, tương ứng tỷ lệ mỗi bên tại liên doanh là 50%.
\Khách hàng có công nợ lớn nhất của Vinaconex chính là An Khánh JVC, khi giá trị nợ của riêng công ty liên doanh này đối với Vinaconex là 739,2 tỷ đồng.
Tuy nhiên, duyên nợ giữa Vinaconex và An Khánh FVC chưa thể khép lại và một trong những lý do đáng kể nhất chính là khoản nợ khủng của An Khánh JVC đối với Vinaconex.
Tại ngày 30/6/2020, Vinaconex có tổng các khoản phải thu ngắn hạn là 7.313,8 tỷ đồng, không thay đổi đáng kể so với thời điểm đầu năm. Tuy nhiên, phải thu ngắn hạn khó đòi đã tăng mạnh tới hơn 57,2% trong giai đoạn này, đạt giá trị 551 tỷ đồng vào giữa năm 2020.
Trong các khoản phải thu ngắn hạn, số dư phải thu ngắn hạn của khách là 3.316,4 tỷ đồng. Theo đó, khách hàng có công nợ lớn nhất chính là An Khánh JVC, khi giá trị nợ của riêng công ty liên doanh này đối với Vinaconex là 739,2 tỷ đồng.
Tình trạng nợ nần của An Khánh JVC đã tồn tại trong nhiều năm qua. Cách đây hơn 2 năm, tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2018 của Vinaconex, Ban Kiểm soát đã nêu ý kiến về số dư nợ phải thu vẫn còn lớn so với doanh thu của Công ty mẹ, trong đó đáng chú ý là số dư nợ 979,36 tỷ đồng từ An Khánh JVC.
Từ đó đến nay, dư nợ của An Khánh JVC đối với Vinaconex tuy có giảm, nhưng vẫn còn quá lớn, ở mức hơn 700 tỷ đồng. Khi Vinaconex không còn là thành viên tại An Khánh JVC, thì việc kiểm soát tài chính tại công ty này cũng sẽ khó khăn hơn. Điều này cho thấy, "duyên nợ" với An Khánh JVC có thể còn đeo bám Vinaconex dài dài.
Quý II, Novaland (NVL) lãi lớn 874 tỷ đồng nhờ thoái vốn Cảng Phú Định Quý II/2020, CTCP tập đoàn Đầu tư Địa ốc No va (NVL) ghi nhận hơn 1.800 tỷ đồng doanh thu tài chính, chủ yếu đến từ việc bán phần vốn góp tại Cảng Phú Định. Cụ thể, trong quý II, Công ty đạt 710 tỷ đồng doanh thu, giảm 77% so với cùng kỳ nhưng lợi nhuận vẫn đạt 874 tỷ đồng, tăng...