Thoái vốn tại SIP, Tập đoàn Cao Su Việt Nam dự thu trên 1.000 tỷ đồng
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (mã GVR-HOSE) vừa công bố quyết định giá khởi điểm và phương án thoái vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn VRG (mã SIP-UpCoM).
Theo đó, tổng số lượng chào bán là 10.740.944 cổ phiếu SIP – trong đó: chào bán đợt 1 là 9.339.952 cổ phiếu, số lượng cổ phiếu thưởng là 1.400.992 cổ phiếu sẽ tiếp tục chào bán khi hoàn thành việc thẩm định giá tiếp theo theo quy định. Phương thức thực hiện là khớp lệnh hoặc giao dịch thỏa thuận trên sàn chứng khoán.
Giá khởi điểm theo chứng thư thẩm định giá là 97.500 đồng/cổ phiếu, tương đương số tiền dự thu hơn 1.047 tỷ đồng. Trong trường hợp giá khởi điểm chào bán thấp hơn giá tham chiếu bình quân 30 ngày giao dịch liên tiếp trên thị trường chứng khoán thì giá khởi điểm chuyển nhượng sẽ là mức giá tham chiếu bình quân này.
Theo dữ liệu trên HOSE, cổ phiếu SIP vừa trải qua nhịp tăng mạnh từ đầu tháng 11 đạt tới mốc 152.200 đồng/cổ phiếu vào ngày 23/11. Tuy nhiên, hiện cổ phiếu này đang dừng ở mức 129.300 đồng/cổ phiếu và cao hơn giá khởi điểm 32%.
Được biết, ngày 15/12, SIP sẽ thanh toán cổ tức đợt 1/2020 bằng tiền với tỷ lệ 10%/cổ phiếu, với hơn 79,4 triệu cổ phiếu đang lưu hành, công ty sẽ chi khoảng 79,4 tỷ đồng cho đợt cổ tức này – trong đó GVR sẽ thu về hơn 10,7 tỷ đồng. Ngày chốt danh sách cổ đông là ngày 2/12 tới.
Video đang HOT
Về kết quả kinh doanh, SIP báo lãi ròng quý 3 hợp nhất tăng trưởng 25,6% so với cùng kỳ, đạt 252 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng, lợi nhuận sau thuế đạt 676 tỷ đồng, tăng 62,5% so với 9 tháng đầu năm ngoái. Theo SIP, lợi nhuận sau thuế quý 3 tăng 25,6% là do doanh thu từ hoạt động tài chính tăng chủ yếu là lãi tiền gửi và lãi cho vay tăng. Đồng thời, chi phí tài chính giảm tới 173,37% do hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh trong kỳ.
Tính đến 30/9, tổng tài sản tăng hơn 1.300 tỷ lên 14.794 tỷ đồng; gần 863 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, quỹ đầu tư phát triển gần 334 tỷ đồng.
Tại sao Pyn Elite Fund tiếp tục bán 6,45 triệu cổ phiếu Thế giới di động?
Theo tin từ Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD), trong ngày 25/11, Pyn Elite Fund đã thực hiện chuyển quyền sở hữu 6,45 triệu cổ phiếu Thế giới di động (MWG) sang JP Morgan Securities PLC.
Hiện nay cổ phiếu MWG đang có giá 112.000 đồng/cp, tăng 9% so với cuối tháng 9; tạm tính giá trị khối cổ phần trên có giá trị khoảng 722 tỷ đồng.
Cũng tại cuối tháng 9, MWG chiếm tỷ trọng khoảng 5,56% tương đương với giá trị 24,8 triệu EUR (khoảng 685 tỷ đồng), giá cổ phiếu MWG cuối tháng 9 là 102.860 đồng/cp. Như vậy khả năng quỹ đã bán toàn bộ cổ phần MWG còn sở hữu.
Trước đó, PYN Elite Fund cũng gây chú ý khi mạnh tay thoái vốn tại MWG trong tháng 10 khiến cổ phiếu này rơi ra khỏi top 10 khoản đầu tư lớn nhất trong danh mục của quỹ dù tỷ trọng MWG thời điểm đầu tháng vẫn lên đến 5,56%.
Sau thương vụ thoái vốn MWG, quỹ ngoại này đã tích lũy được lượng tiền mặt lớn, tương đương 12% tổng tài sản. Vào cuối tháng 10, PYN Elite Fund quản lý 457 triệu EUR tài sản (xấp xỉ 12,5 nghìn tỷ đồng), tăng khoảng 11 triệu EUR so với đầu tháng này. Lượng tiền thể hiện tại báo cáo của PYN Elite bao gồm cả các hợp đồng phòng hộ rủi ro biến động tiền tệ.
Trên thị trường, cổ phiếu MWG có nhịp tăng khá mạnh từ cuối tháng 7 trở lại đây. Hiện cổ phiếu này đang giao dịch quanh mức 112.000 đồng/cổ phiếu, tăng 55% sau 4 tháng nhưng vẫn thấp hơn gần 4% so với thời điểm đầu năm.
Về hoạt động kinh doanh, trong tháng 10, MWG ghi nhận doanh thu thuần tăng 10% lên 8.750 tỷ và lợi nhuận sau thuế tăng hơn 7% so với cùng kỳ đạt 305 tỷ đồng. Lợi nhuận lũy kế 10 tháng tăng gần 1% đạt 3.283 tỷ đồng và hoàn thành đến 95% kế hoạch năm.
Mức định giá hấp dẫn trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Theo Pyn Elite Fund, các công ty Việt Nam có tăng trưởng lợi nhuận tốt và năm 2020 là chín muồi để có một thị trường tích cực.
Đầu năm nay, thị trường chứng kiến dòng vốn ngoại rút ra rất lớn do tác động của đại dịch COVID-19. Nhưng hiện tại, theo Pyn thì mọi thứ bây giờ đã khác. Một số cơ sở để quĩ ngoại này đưa ra nhận định trên.
Đơn cử, VN-Index tăng khoảng 2,9% so với thời điểm đầu năm mặc dù kinh kế Việt Nam tăng trưởng 2,5%, bất chấp đại dịch COVID-19. Lợi nhuận của các công ty niêm yết dự kiến sẽ tăng 34% vào năm 2021.
Đánh giá về dòng vốn thị trường, Pyn cho rằng khối ngoại đã bán rất nhiều cổ phiếu Việt Nam quí đầu năm, Tổng giá trị rút ròng của khối này khoảng 543 triệu USD. Tuy nhiên, dòng vốn ngoại có thể trở lại trong 12 tháng tới.
Về định giá của TTCK Việt Nam, Pyn dự phóng P/E năm 2021 của VN-Index là 12 lần. Đây là mức thấp trong lịch sử. Đáng chú ý, mức định giá này hấp dẫn hơn so với nhiều thị trường mới nổi khác trong khu vực châu Á.
Về tình hình diễn biến dịch COVID-19, quỹ đầu tư ngoại này cho rằng vắc xin COVID-19 đã có hiệu quả tốt. Làn sóng COVID-19 thứ hai tại châu Á đã được kiểm soát tốt. Thậm chí tình hình kinh tế châu Á hiện tại có vẻ sáng sủa hơn so với Mỹ và châu Âu.
VN-Index giằng co rồi vượt ngưỡng cản 1.000 điểm Nhờ một vài cổ phiếu nhóm ngân hàng và bất động sản công nghiệp kéo VN-Index vượt ngưỡng 1.000 điểm về cuối phiên ngày 26/11. Kết phiên 26/11, chỉ số VN-Index tăng 6,03 điểm ( 0,6%) lên 1.005,97 điểm; HNX-Index tăng 0,21% lên 148,40 điểm; UPCoM-Index giảm 0,15% xuống 66,5 điểm. Thanh khoản thị trường tiếp tục duy trì mức cao với giá...