Thoái vốn Nhà nước tại Bidiphar (DBD) không thành công
Công ty cổ phần Dược – Trang thiết bị Y tế Bình Định – Bidiphar (mã chứng khoán DBD – HOSE) vừa có thông báo về giao dịch thoái vốn bất thành tại DBD của Quỹ đầu tư phát triển Bình Định nắm giữ.
Quỹ đầu tư phát triển Bình Đinh cho biết, việc không thực hiện được giao dịch chuyển nhượng vốn qua sàn trong thời gian đăng ký từ ngày 11/5 đến 3/6 là do mức giá vẫn chưa đáp ứng mức giá kỳ vọng.
Vì vậy, người đại diện phần vốn nhà nước đã đề nghị tạm dừng chào bán cổ phiếu DBD và đã được UBND tỉnh Bình Định cho phép.
Trước đó, Quỹ đầu tư phát triển Bình Định đăng ký chào bán gần 7 triệu cổ phần, tương đương 13,34% vốn điều lệ của DBD với mức giá tối thiểu là 50.000 đồng/cổ phiếu. Thực hiện theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận trên sàn HOSE trong thời gian từ ngày 11/5 đến trước ngày 3/6.
Video đang HOT
Trong báo cáo kết quả kinh doanh quý I/2020 của DBD, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu 380,2 tỷ đồng, lợi nhuận là 41,1 tỷ đồng, lần lượt tăng 50,8% và 19,1% so với quý I/2019.
Phiên giao dịch hôm qua (5/6), cổ phiếu DBD giằng co nhẹ quanh tham chiếu và đóng cửa đứng giá tại 49.000 đồng/CP, khớp lệnh chỉ có hơn 70.000 đơn vị.
Bidiphar (DBD) báo lợi nhuận năm 2019 sụt giảm 13% cùng kỳ, chưa hoàn thành mục tiêu đề ra
Chi phí quản lý của Bidiphar trong riêng quý 4 tăng mạnh gấp 3 lần, lên đến 41 tỷ đồng đã ảnh hưởng tới lợi nhuận sau thuế, khi chỉ đạt hơn 36 tỷ đồng, xấp xỉ kết quả quý 4/2018.
Công ty cổ phần Dược - Trang thiết bị y tế Bình Định (Bidiphar, DBD) đã đã công bố BCTC hợp nhất quý 4/2019 với doanh thu thuần trong kỳ đạt gần 409 tỷ đồng tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái với cơ cấu doanh thu vẫn tập trung vào doanh thu từ bán dược phẩm nhưng Công ty đã tăng mạnh doanh thu từ bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ hơn là bán nguyên liệu, bao bì, công cụ dụng cụ như năm trước.
Chi phí giá vốn hàng bán giảm nhẹ nên lợi nhuận gộp tăng 20% lên 121 tỷ đồng. Doanh thu tài chính giảm 32% xuống còn 2,3 tỷ đồng song chi phí tài chính lại tăng mạnh 69% lên 4,4 tỷ đồng. Đáng chú ý chi phí quản lý tăng mạnh gấp 3 lần, lên đến 41 tỷ đồng đã ảnh hưởng tới lợi nhuận sau thuế, khi chỉ đạt hơn 36 tỷ đồng, xấp xỉ kết quả cùng kỳ năm ngoái.
Lũy kế cả năm 2019, doanh thu thuần của Bidiphar đạt gần 1.270 tỷ đồng, giảm 10% so với năm 2018 và mới hoàn thành 85% kế hoạch đề ra. Lợi nhuận trước thuế giảm 14%, đạt gần 173 tỷ đồng và mới hoàn thành được 87% mục tiêu kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế giảm 13%, đạt 141 tỷ đồng. Theo giải trình của Công ty, lợi nhuận giảm là do doanh thu giảm.
Tính đến ngày 31/12/2019, tổng tài sản của Bidiphar ghi nhận gần 1.655 tỷ đồng, tăng 15% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, tiền và các khoản tương đương tiền gấp rưỡi lên 138 tỷ đồng và tài sản dở dang dài hạn gấp hơn 6,5 lần đầu kỳ, lên 166 tỷ đồng bởi chủ yếu DBD tập trung đầu tư lớn vào các dự án Nhà máy công nghệ cao, dây chuyền sản xuất thuốc điều trị ung thư,...
Nợ phải trả tính đến cuối kỳ tăng 33% lên hơn 722 tỷ đồng, trong đó vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn gấp 2,5 lần so với đầu năm, ghi nhận 242 tỷ đồng.
Mới đây, DBD công bố ngừng hoạt động 3 chi nhánh tại Thị xã An Nhơn, Huyện Tây Sơn và Huyện Phù Cát mà không nêu có lý cụ thể.
Từ đầu năm tới nay, cổ phiếu DBD đi ngang trong biên độ hẹp quanh ngưỡng 54.000 đồng, vào những ngày đầu tháng 2 đã vọt lên 58.000 đồng/cổ phiếu, nhưng áp lực chốt lời trong những phiên gần đây đã đưa cổ phiếu hạ nhiệt và về mức 53.800 đồng/cổ phiếu ngày 13/2.
Vân Thu
Theo Nhịp Sống Việt
Khoảng trống thoái vốn nhà nước Theo quy định hiện hành, nếu thoái vốn Nhà nước có giá trị trên 10 tỷ đồng phải đấu giá qua sở giao dịch chứng khoán. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp không tuân thủ quy định này và họ biện dẫn nhiều quy định cho rằng mình đã làm đúng. Nhìn chung, các văn bản pháp luật liên quan đến thoái vốn...