Thoái vốn Nhà nước chậm, khả năng không đạt kế hoạch đề ra
Theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 17/8/2017 thì năm 2017 phải có 135 doanh nghiệp, năm 2018 có 181 doanh nghiệp phải thực hiện thoái vốn. Tuy nhiên lũy kế đến nay mới chỉ có 31 đơn vị thực hiện thoái vốn theo kế hoạch (năm 2017 có 13 đơn vị; 9 tháng đầu năm 2018 có 18 đơn vị). Như vậy, việc triển khai thoái vốn nhà nước còn chậm, có khả năng không đạt kế hoạch đề ra.
Thông tin trên được ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp – Bộ Tài chính đưa ra tại Họp báo chuyên đề về “Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước” do Bộ Tài chính tổ chức ngày 19/11.
Cổ phần hóa 11 doanh nghiệp trong 11 tháng năm 2018
Ông Đặng Quyết Tiến cho biết, theo báo cáo gửi về Bộ Tài chính tính đến hết tháng 9/2018, mới có 35/583 DNNN được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cơ cấu lại.
Về cổ phần hóa, theo công văn số 991/TTg-ĐMDN ngày 10/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ thì giai đoạn 2017 – 2020 cổ phần hóa 127 doanh nghiệp. Trên thực tế, năm 2016 cả nước cổ phần hóa được 66 doanh nghiệp. Năm 2017 đã cổ phần hóa 69 doanh nghiệp và trong 11 tháng đầu năm 2018 đã cổ phần hóa 11 doanh nghiệp.
Riêng công tác thoái vốn, theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 17/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ thì giai đoạn 2017 – 2020 thực hiện thoái 406 danh mục, khoảng 60.000 tỷ đồng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp. Trong giai đoạn từ 2016 – tháng 11/2018, cả nước đã thoái được 17.826 tỷ đồng, thu về 155.735 tỷ đồng.
Tại buổi họp báo chuyên đề của Bộ Tài chính
Trong hoạt động bán cổ phần lần đầu và thoái vốn qua Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) từ năm 2016 đến tháng 8/2018, Sở giao dịch chứng hoán đã thực hiện bán đấu giá cổ phần và thoái vốn cho 225 doanh nghiệp với tổng số cổ phần chào bán là 5.781 triệu cổ phần, tổng số cổ phần bán được là 3.259 triệu cổ phần, tỷ lệ thành công là 56%, với tổng giá trị thực tế bán được là 178.200 tỷ đồng.
Đối với công tác chuyển giao quyền đại diện vốn nhà nước về Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), hiện nay, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cac tỉnh đã chuyển giao về SCIC 27/62 doanh nghiệp; Số doanh nghiệp chưa chuyển giao gồm 35 doanh nghiệp với tổng số vốn nhà nước là 10.107 tỷ đồng trên tổng số vốn điều lệ là 14.706 tỷ đồng tại 5 Bộ và 8 tỉnh, thành phố.
Video đang HOT
Tiến trình cổ phần hóa còn chậm
Đưa ra những tồn tại, hạn chế trong công tác cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước trong thời gian vừa qua, ông Đặng Quyết Tiến cho biết, việc xây dựng chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh còn thiếu tính dự báo, thiếu sự liên kết để đáp ứng yêu cầu phát triển chung. Cùng với đó, trách nhiệm của người quản lý doanh nghiệp nhà nước chưa rõ ràng. Công tác cán bộ, chính sách tiền lương, thưởng của doanh nghiệp Nhà nước còn chưa gắn với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp theo cơ chế thị trường, chưa có tác động khuyến khích người lao động tăng năng suất lao động.
“Việc thực hiện cơ chế xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi xảy ra sai phạm cũng như việc xử lý các hành vi vi phạm về giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp Nhà nước chưa đầy đủ, nghiêm túc”, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp thông tin.
Theo kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại công văn số 991/TTg-ĐMDN ngày 10/7/2017 thì năm 2018 phải hoàn thành cổ phần hóa ít nhất 85 doanh nghiệp (trong đó có 21 doanh nghiệp thuộc danh mục năm 2017). Tuy nhiên, đến ngày 10/9/2018 mới cổ phần hóa được 11 doanh nghiệp (trong đó chỉ có 02 doanh nghiệp thuộc danh sách theo công văn số 991/TTg-ĐMDN). Tiến độ triển khai cổ phần hóa trong 9 tháng đầu năm 2018 còn chậm, có khả năng không đạt được theo kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Trong khi đó, theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 17/8/2017 thì năm 2017 có 135 doanh nghiệp, năm 2018 có 181 doanh nghiệp phải thực hiện thoái vốn, tuy nhiên lũy kế đến nay mới chỉ có 31 đơn vị thực hiện thoái vốn theo kế hoạch (năm 2017 có 13 đơn vị; 09 tháng đầu năm 2018 có 18 đơn vị). Như vậy, việc triển khai thoái vốn nhà nước còn chậm, có khả năng không đạt kế hoạch đề ra.
Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp cũng thông tin, hiện các đơn vị chưa hoàn thành kế hoạch thoái vốn năm 2017 với số lượng doanh nghiệp và giá trị lớn. Trong đó có thể kể đến như, Bộ Công Thương phải thoái vốn tại Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam với tổng giá trị thoái khoảng 7.000 tỷ đồng. Bộ Y tế phải thoái vốn tại Tổng công ty Dược Việt Nam với giá trị phải thoái trong năm 2017 là khoảng 829 tỷ đồng. Bộ Xây dựng phải thoái vốn tại 08 doanh nghiệp với tổng giá trị phải thoái trong năm 2017 là khoảng 2.400 tỷ đồng.
Thành phố Hà Nội phải thoái vốn tại 17 doanh nghiệp với tổng giá trị phải thoái trong năm 2017 là 682 tỷ đồng, đã thoái 156 tỷ đồng, còn 526 tỷ đồng theo kế hoạch năm 2017.
Ngoài ra, chậm bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước về SCIC theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (còn 35 doanh nghiệp chưa bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước về SCIC).
Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp chậm đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán làm ảnh hưởng đến tính công khai, minh bạch của thị trường, chậm đổi mới công tác quản trị doanh nghiệp sau cổ phần theo thông lệ và chuẩn mực của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán, cũng như hạn chế công tác giám sát của toàn xã hội đối với hoạt động của các doanh nghiệp này.
Yến Nhi
Theo vnmedia.vn
Tổng công ty Trực thăng Việt Nam muốn thoái toàn bộ vốn tại MBLand Holdings
Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) có thông báo bán đấu giá cổ phần của Tổng công ty MBLand (MBLand Holdings) do Tổng công ty Trực thăng Việt Nam (VNH) sở hữu.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Theo đó, VNH sẽ thực hiện bán đấu giá 20.280.265 cổ phần, tương ứng với toàn bộ vốn góp tại MBLand Holdings, với mức giá khởi điểm là 12.366 cổ phần.
Cơ cấu sở hữu của MBLand Holdings (chốt ngày 19/9/2018) có 18 cổ đông, bao gồm: 12 tổ chức và 6 cá nhân. Trong đó, hai cổ đông nắm giữ đa số vốn là: Công ty TNHH Quản lý nợ và Khai thác tài sản - Ngân hàng TMCP Quân đội (MBAMC) với phần vốn góp là 426,8 tỷ đồng (chiếm 65,29% vốn điều lệ); và VNH góp vốn 202,8 tỷ đồng (chiếm 31,02% vốn điều lệ).
Vào đầu năm 2017, một số thông tin cho biết, Ngân hàng TMCP Quân đội (Mã CK: MBB) đã có kế hoạch thoái vốn khỏi MBLand Holdings nhằm thỏa mãn quy định "ngân hàng không được kinh doanh bất động sản, không được thành lập công ty con hoạt động trong lĩnh vực này" theo Luật các Tổ chức tín dụng 2010.
Hiện chưa rõ kế hoạch thoái vốn của MBB tại MBLand Holdings trong thời gian tới.
Đáng chú ý, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại MBLand Holdings đến ngày 19/9/2018 là 0% (trong khi giới hạn tỷ lệ sở hữu là 49%), do đó, khối ngoại có thể tiến hành mua toàn bộ lô cổ phiếu mà VNH thực hiện bán đấu giá sắp tới.
Thời gian tổ chức buổi đấu giá dự kiến sẽ diễn ra vào lúc 9h15 ngày 26/10/2018 tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX).
MBLand Holdings được thành lập ngày 25/1/2008, tiền thân là Công ty Cổ phần Địa ốc MB (MBLand) với 6 pháp nhân là cổ đông sáng lập là: MBAMC, Công ty cổ phần chứng khoán MB (MBS), Quỹ Đầu tư chứng khoán Con hổ Việt Nam, Công ty liên doanh sửa chữa trực thăng Biên Hòa, Tổng Công ty Bay dịch vụ Việt Nam và Công ty bay dịch vụ Miền Nam.
MBLand Holdings hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực bất động sản, hiện đang sở hữu 3 công ty con là: CTCP Long Thuận Lộc (tỷ lệ sở hữu 67,99%), CTCP MBLand Invest (tỷ lệ sở hữu 100%) và CTCP MBLand Đà Nẵng (69,57%).
Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2018, MBLand Holdings ghi nhận doanh thu thuần là 571,4 tỷ đồng, gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2017. Trong kỳ, MBLand Holdings không ghi nhận chi phí lãi vay nhưng các khoản chi phí liên quan tới giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp và các chi phí khác tăng mạnh, dẫn đến mức lợi nhuận kế toán trước thuế chỉ đạt 1,9 tỷ đồng (cùng kỳ ghi nhận 66,1 tỷ đồng).
Tính đến ngày 30/6/2018, tổng tài sản của MBLand Holdings đạt 2.328 tỷ đồng, giảm nhẹ 320 tỷ đồng so với đầu năm, chủ yếu là hàng tồn kho với giá trị ghi nhận là 1.160 tỷ đồng. Trong đó, phần lớn là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (ghi nhận 1.150 tỷ đồng) liên quan đến một loạt các dự án bất động sản như: Golden Field Mỹ Đình, Dự án 63 Lê Văn Lương (MB Grand Tower), Vanesea Field, Infinity Field,...
Các dự án MBLand Holdings đang thực hiện triển khai tới 30/6/2018 (Nguồn: MBLand Holdings)
Về cơ cấu nguồn vốn, nợ phải trả của MBLand Holdings là 1.557 tỷ đồng, giảm 326 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, chiếm tỷ trọng lớn là các khoản người mua trả tiền trước ngắn hạn với 872 tỷ đồng, tăng 120 tỷ đồng. Tổng các khoản vay nợ (ngắn hạn và dài hạn) ghi nhận cuối kỳ là 204 tỷ đồng, chủ yếu là các khoản vay với bên liên quan.
Nguồn vốn chủ sở hữu của MBLand Holdings là 770,5 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là: Vốn cổ phần là 653,7 tỷ đồng, Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 55,4 tỷ đồng, trích Quỹ đầu tư phát triển là 23,3 tỷ đồng, Lợi ích của cổ đông không kiểm soát là 38 tỷ đồng./.
Phạm Duy
Theo viettimes.vn
Bất động sản cuối năm đua nhau kích cầu, ra hàng mới Hàng loạt dự án mới ra hàng, nhiều dự án đang mở bán đua nhau tung ra những gói chính sách bán hàng với nhiều ưu đãi nhằm "cán đích thắng lợi" trong giai đoạn nước rút của kế hoạch kinh doanh cuối năm. Trong giai đoạn kinh doanh cuối năm, có thể dễ dàng nhận thấy cuộc đua ưu đãi chính sách...