Thoái vốn: ngậm đắng, nhả không xong
Theo báo cáo cập nhật về tình hình sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) của Bộ Tài chính đến ngày 7-10-2015 (trên cơ sở tổng hợp báo cáo của các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp về vấn đề này), đa số các DNNN vẫn ‘đang thực hiện’ việc thoái vốn đầu tư trái ngành. Đáng chú ý, nhiều doanh nghiệp càng thoái vốn càng thua lỗ, mất vốn…
Theo báo cáo trên, năm 2014-2015, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước phải thoái vốn khỏi năm lĩnh vực nhạy cảm trên 25.200 tỉ đồng. Từ đầu năm đến ngày 7-10-2015, các đơn vị đã thoái được hơn 4.447 tỉ đồng giá trị sổ sách (đạt 34% kế hoạch), với giá trị thu được gần 4.100 tỉ đồng. Cộng dồn với số vốn đã thoái được trong năm 2014 thì số vốn đầu tư vào năm lĩnh vực nhạy cảm cần phải thoái tiếp từ nay đến cuối năm 2015 là hơn 17.170 tỉ đồng.
Tài chính – ngân hàng sẽ về đích trước nhưng mất vốn nhiều nhất
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) là đơn vị có số vốn phải thoái từ 7-10-2015 đến cuối năm 2015 nhiều nhất, tới 4.785 tỉ đồng.
Trong đó, số vốn phải thoái khỏi Tổng công ty Tài chính cổ phần Đầu khí Việt Nam/PVcomBank nhiều nhất, tới 4.680 tỉ đồng. PVN báo cáo đang tiếp tục thực hiện việc chuyển nhượng phần vốn của tập đoàn tại PVcomBank theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). PVN cũng còn khoản đầu tư 105 tỉ đồng ở Công ty cổ phần Đầu tư Tài chính Công đoàn Dầu khí Việt Nam. PVN cho biết đã trực tiếp làm việc với đơn vị và đôn đốc triển khai đồng loạt các giải pháp thực hiện (xúc tiến đầu tư, làm việc với các đối tác, khách hàng, các chủ nợ, bán đấu giá, bán thỏa thuận để thoái vốn) và yêu cầu Người đại diện phần vốn của PVN tại đơn vị này phải chịu trách nhiệm nếu không thực hiện đầy đủ các giải pháp để hoàn thành kế hoạch. Riêng khoản đầu tư 800 tỉ đồng của PVN vào Ngân hàng TMCP Đại Dương thì đã bị NHNN mua lại bắt buộc với giá 0 đồng/cổ phiếu.
Tình hình thoái vốn một số DNNN lũy kế đến hết tháng 9-2015: – TKV: 6/8 doanh nghiệp. – Vinatex: 23/39 doanh nghiệp. Trong đó số vốn còn phải thoái tại ba lĩnh vực nhạy cảm hơn 88,4 tỉ đồng. – Vinachem: 10/13 doanh nghiệp. Trong đó, số vốn đầu tư vào năm lĩnh vực nhạy cảm là 260,29 tỉ đồng. – VRG: 2/24 doanh nghiệp. – Vinataba: 2/6 doanh nghiệp. – Tổng công ty Giấy Việt Nam: 3/13 doanh nghiệp. – Tổng công ty Lương thực miền Nam: 12/24 doanh nghiệp.Box trái
Một trường hợp tương tự, là việc Tổng công ty Lương thực miền Nam đầu tư vào Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam 1,4 tỉ đồng, sau đó cũng bị NHNN mua lại với giá 0 đồng.
Số vốn thoái được trong lĩnh vực này có kết quả cũng chẳng vui vẻ gì. Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam đã thoái 21,5 tỉ đồng khỏi Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) nhưng chỉ thu về 13,6 tỉ đồng. Tại Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama), nếu căn cứ vào giá trị sổ sách lúc đầu tư vào lĩnh vực tài chính – ngân hàng thì số vốn đầu tư là 134,4 tỉ đồng nhưng nay đánh giá lại giá trị doanh nghiệp theo giá thị trường, đơn vị này chỉ còn phải thoái… 60,6 tỉ đồng.
Dù lỗ nhưng nhiều đơn vị vẫn không thể bán vốn đã đầu tư và lộ trình đặt ra gần như không thực hiện được. Đơn cử, Lilama đầu tư vào Ngân hàng SHB gần 60,6 tỉ đồng. Dù đã có kế hoạch, nhưng do cổ phiếu SHB hiện đang giao dịch với giá thấp nhất trong vòng 12 tháng nên Lilama chưa thực hiện thoái vốn.
Tổng công ty Sông Đà còn 190 tỉ đồng ở Công ty Tài chính cổ phần Sông Đà. Tổng công ty này có phương án khác, đang trình NHNN phương án sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) và hoán đổi sang cổ phần MB. Dự kiến năm 2016, tổng công ty mới thực hiện thoái vốn.
Dù nguy cơ mất vốn nhiều nhất nhưng có thể thấy việc thoái vốn trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng có thể về đích sớm hơn việc thoái vốn ở các lĩnh vực nhạy cảm khác bởi gần đây, NHNN đã có động thái quyết liệt, đặc biệt sẵn sàng mua ngân hàng yếu kém với giá 0 đồng hoặc bắt buộc sáp nhập. Vấn đề là thời điểm về đích khó có thể trong năm 2015 như kế hoạch và chưa có tổng kết đánh giá con số bị thua lỗ.
Bất động sản nên thoái từ từ
Video đang HOT
Cần phải nói thẳng là có doanh nghiệp, bộ, ngành chưa sẵn sàng cho việc thoái vốn khỏi lĩnh vực bất động sản. Chẳng hạn, Lilama đến nay vẫn chưa có kế hoạch cụ thể thoái 58,5 tỉ đồng đầu tư tại Công ty cổ phần Lilama Land như kế hoạch đã được phê duyệt. Với Công ty cổ phần Đầu tư phát triển và Khu công nghiệp Sông Đà, Công ty TNHH một thành viên Phát triển nhà Khánh Hòa thuộc Tổng công ty Sông Đà, đến nay Bộ Xây dựng vẫn chưa phê duyệt phương án thoái vốn.
Trường hợp của tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) thì có muốn thoái cũng không được. TKV đầu tư vào Công ty cổ phần Đầu tư phát triển khu kinh tế Hải Hà 47,9 tỉ đồng, công ty này đã không hoạt động từ lâu, lại do Vinashin làm chủ đầu tư nên khả năng thu hồi vốn là rất khó.
Hay như Tổng công ty Trực thăng Việt Nam, còn phải thoái 177,55 tỉ đồng tại Công ty cổ phần Địa ốc MBLand, thì phải… chờ. Theo kế hoạch, đơn vị này chỉ thực hiện việc thoái vốn lúc MBLand lên sàn giao dịch chứng khoán vào cuối năm 2016.
Nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực này chủ yếu là vốn vay của các tổ chức tín dụng, vì vậy Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước phân loại các khoản đầu tư vào lĩnh vực này theo nguồn vốn để phối hợp với các tổ chức tín dụng thực hiện thoái vốn khi thị trường cho phép.
Khó thoát khỏi chứng khoán nhất
Đây cũng được xem là lĩnh vực khó hoàn thành việc thoái vốn nhất bởi thị trường chứng khoán hiện không phải ở thời điểm tốt. Một số đơn vị sẵn sàng lên sàn song giá lại xuống quá thấp so với giá trị sổ sách. Chẳng hạn, Tổng công ty Vật liệu Xây dựng Số 1 có số vốn phải thoái là 6,7 tỉ đồng tại Công ty cổ phần Chứng khoán Sen Vàng nhưng do giá cổ phiếu thấp hơn giá trị sổ sách nên chưa thực hiện được. Điều đáng nói là dù Nghị quyết 15 và Quyết định 51/2014/QĐ-TTg đã quy định rõ việc thoái vốn dưới mệnh giá trên sổ sách kế toán nhưng đơn vị này vẫn cho rằng chưa thực hiện được vì xin ý kiến Bộ Xây dựng nhưng chưa được trả lời.
Trong khi đó, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã thoái hết 18,6 tỉ đồng đầu tư vào Công ty Chứng khoán Thủ đô theo giá trị sổ sách nhưng chỉ thu về được 5 tỉ đồng.
Và còn phải thoái theo đề án…tái cơ cấu
Ngoài vốn đầu tư trái ngành, số vốn Nhà nước cần thoái theo đề án tái cơ cấu của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước còn rất lớn mà các doanh nghiệp chưa thực hiện được. Về mặt giải pháp, khi cơ chế chính sách đến nay cơ bản đã hoàn thiện, điều cần làm ngay là xem việc đánh giá mức độ hoàn thành đề án tái cơ cấu DNNN năm 2015 là một trong những tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch của hội đồng thành viên và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Theo Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn
Nợ công tăng cao là rủi ro lớn cho kinh tế và TTCK Việt Nam
Tập đoàn đầu tư CIMB (Malaysia) cho rằng rủi ro lớn duy nhất đối với nền kinh tế và thị trường chứng khoán của Việt Nam là tỷ lệ nợ của chính phủ đang tăng nhanh.
Hãng tin CNBC vừa có bài viết đánh giá về nỗ lực cổ phần hóa của Việt Nam, cho rằng quyết định thoái vốn khỏi một số doanh nghiệp lớn mới đây sẽ cộng hưởng với tác động tích cực từ việc nới room để tạo sự hấp dẫn cho thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tuần trước, Chính phủ yêu cầu Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn nhà nước (SCIC) thoái vốn tại 10 công ty, trong đó có Vinamilk - doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất hiện nay.
Qua khảo sát ý kiến, CNBC cho biết các nhà phân tích dự đoán việc thoái vốn này sẽ diễn ra vào năm 2016, với số tiền thu về khoảng hơn 3 tỷ USD.
Vinamilk từ lâu đã kín room (49%) giành cho nhà đầu tư nước ngoài, và chính phủ hiện đang sở hữu 45% cổ phần tại doanh nghiệp này.
Theo ông Kevin Snowball, CEO của PXP Vietnam Asset Management, "Vinamilk là cổ phiếu ai cũng muốn sở hữu ở Việt Nam".
Sau nhiều năm nỗ lực cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, việc thoái vốn tại các doanh nghiệp này được coi là nỗ lực mới nhất của Việt Nam nhằm thúc đẩy thị trường chứng khoán.
Theo CNBC, bước đi này được cho là sẽ hấp dẫn nhiều nhà đầu tư sau khi những nỗ lực thoái vốn khỏi các doanh nghiệp nhà nước trước đó không đạt kết quả mong muốn.
Một ví dụ cho nỗ lực cổ phần hóa kém hiệu quả là vụ IPO của hãng hàng không Vietnam Airlines. Vào tháng 11/2014, Vietnam Airlines chỉ huy động được khoảng 51,3 triệu USD trong một vụ IPO đã được lên kế hoạch từ năm 2008. Vụ IPO này đã không thu hút được nhiều quan tâm.
Không chỉ Vietnam Airlines chỉ chào bán khoảng 3,5% cổ phần của công ty, mà lượng cổ phần bán ra chủ yếu chỉ được 2 ngân hàng trong nước mua và không có nhà đầu tư tổ chức đầu tư nước ngoài nào tham gia. Cổ phiếu của Vietnam Airlines được dự kiến sẽ bắt đầu giao dịch trên sàn chứng khoán vào cuối năm nay.
Ông Snowball cho rằng việc cổ phần hóa các doanh nghiệp trước đây thiếu mức độ minh bạch cũng như sự định giá doanh nghiệp cần thiết mà các nhà đầu tư nước ngoài đang tìm kiếm, trong khi Chính phủ lại muốn kiếm được mức giá hời cho những doanh nghiệp không ai biết gì.
"Đó là lý do Chính phủ đang chuyển sang bán cổ phần tại các công ty đã niêm yết để lấy vốn tài trợ cho khoản thâm hụt ngân sách của mình," CNBC dẫn lời ông Snowball nói.
Các nhà phân tích cho rằng nỗ lực thoái vốn của SCIC, cộng với kế hoạch nới room cho nhà đầu tư nước ngoài tại các công ty đại chúng, có thể sẽ tạo sự hấp dẫn cho thị trường Việt Nam.
Trong một đánh giá đưa ra tuần trước, các nhà phân tích tại Credit Suisse viết: "Điều này rõ ràng sẽ ảnh hưởng tích cực đến việc tiếp cận thị trường. Việc SCIC thoái vốn khỏi các công ty niêm yết sẽ làm tăng lượng cổ phiếu có thể giao dịch và thúc đẩy hoạt động của thị trường. Điều này, nếu kết hợp với việc tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, có thể làm tăng đáng kể sự tham gia của nước ngoài."
Lý do lớn mà Chính phủ muốn thành công trong việc thoái vốn lần này, theo CNBC, đó là nhu cầu vốn.
Hãng tin này trích dẫn nhận định của chuyên gia phân tích Michael Kokalari của CIMB, đánh giá rằng Việt Nam đang gặp vấn đề về nợ công.
"Rủi ro lớn duy nhất đối với nền kinh tế/thị trường cổ phiếu của Việt Nam là tỷ lệ nợ của chính phủ/GDP tăng do thâm hụt ngân sách liên tục ở mức 5-6% GDP trong những năm gần đây," ông Kokalari đánh giá.
Vấn đề nợ công của Việt Nam có thể trở nên khó khăn hơn trong thời gian tới khi đồng VND đã mất giá khoảng 5% so với đồng USD trong năm nay, khiến việc trả nợ bằng đồng bạc xanh trở nên tốn kém hơn.
Trong báo cáo về tình hình kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2015 trình trước Quốc hội trong tuần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã nêu ra một trong những hạn chế, yếu kém của Việt Nam hiện nay là kinh tế vĩ mô ổn định chưa vững chắc do "cân đối ngân sách nhà nước còn khó khăn, cơ cấu chưa hợp lý, bội chi còn cao; nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn."
Báo cáo cho thấy tỷ lệ nợ công/GDP vào năm cuối kỳ kế hoạch 5 năm (2015) đã lên tới khoảng 61,3%, vẫn nằm trong kế hoạch là dưới 65%; Dư nợ của Chính phủ trong GDP đến năm cuối năm này đạt khoảng 49%, suýt soát mức kế hoạch là dưới 50%; Dư nợ nước ngoài của quốc gia trong GDP năm này vào khoảng 41,5% (kế hoạch dưới 50%).
Thủ tướng đã nhấn mạnh rằng Chính phủ sẽ tiếp tục tăng cường quản lý và cơ cấu lại thu, chi ngân sách nhà nước, phấn đấu giảm dần bội chi, tăng cường quản lý và sử dụng hiệu quả nợ công để bảo đảm an toàn tài chính quốc gia.
Trong đánh giá của mình, bộ phận phân tích của CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI Research) cũng cho rằng thâm hụt ngân sách có thể sẽ là vấn đề thách thức lớn nhất đối với Chính phủ trong những năm tới, bên cạnh việc ổn định đồng VND.
Theo_NDH
Quý IV, mùa đấu giá và lên sàn niêm yết "Đã lâu lắm rồi, HOSE mới có không khí nhộn nhịp, tất bật như thời gian vừa qua khi mà nhiều hôm, có tới 2-3 doanh nghiệp cùng chào sàn. Quý IV này sẽ còn sôi động hơn khi vào mùa đấu giá cổ phần và lên sàn niêm yết của doanh nghiệp Nhà nước". Đó là chia sẻ của bà Trần Anh...