Thoái vốn đòi hỏi cách làm mới
Kết quả phiên đấu giá cổ phần MBB (Ngân hàng TMCP Quân đội, MBBank) của Vietcombank được Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) công bố đã gây thất vọng, bởi chỉ có một nhà đầu tư mua thành công vỏn vẹn 10.000 cổ phần, trong tổng số 53,4 triệu cổ phần chào bán.
iều đáng nói là cả nhà đầu tư cá nhân và tổ chức đã chấp nhận bỏ cọc với giá trị không nhỏ trong phiên đấu giá này. Vào thời điểm chốt đặt cọc tham gia phiên đấu giá cổ phần MBB, có 10 nhà đầu tư đăng ký, bao gồm 5 nhà đầu tư cá nhân và 5 nhà đầu tư tổ chức, với tổng khối lượng đăng ký mua là 5,93 triệu cổ phiếu MBB, tương đương 11% số cổ phần chào bán.
Trên thị trường, MBB được giới phân tích đánh giá là cổ phiếu cơ bản, có nền tảng tốt, nhưng có lẽ sự bấp bênh của thị trường trong những phiên gần đây đã tác động mạnh đến quyết định của nhà đầu tư.
So với giá khởi điểm 19.641 đồng/cổ phiếu, thị giá MBB trên sàn hiện chỉ chênh lệch khoảng 2.000 đồng/cổ phiếu, trong khi đó nhà đầu tư phải chờ đợi, mất thời gian để cổ phiếu đấu giá về tài khoản, mới có thể giao dịch.
Có thể coi đây là một phép thử cho nhiều phiên thoái vốn nhà nước được dự kiến thực hiện theo phương thức đấu giá từ nay đến cuối năm. Nhìn lại 9 tháng đầu năm, kết quả các đợt thoái vốn rất èo uột.
ơn cử như tại Tổng công ty ầu tư kinh doanh vốn nhà nước ( SCIC) mới thoái được 8/81 doanh nghiệp trong danh sách thoái vốn năm 2018. Quỹ thời gian còn lại để triển khai thực hiện bán vốn như thừa nhận của Ban lãnh đạo SCIC là khá gấp (chỉ còn khoảng hơn 2 tháng).
Video đang HOT
Tại cuộc trao đổi mới đây của SCIC với các công ty thẩm định giá, công ty chứng khoán, nhiều nguyên nhân được mổ xẻ, trong đó chủ yếu do các yếu tố khách quan do triển khai áp dụng một số quy định mới về cơ chế bán vốn Nhà nước tại Nghị định 32/2018/N-CP; thị trường chứng khoán biến động mạnh ảnh hưởng đến việc bán vốn tại các doanh nghiệp niêm yết.
Tuy nhiên, nhìn lại những cuộc bán vốn đã thất bại để thấy, nếu không nhìn nhận nghiêm túc, nghiên cứu kỹ thị trường và có những cách làm mới, sẽ có những phiên đấu giá cổ phần thoái vốn tiếp tục không thành công.
Giám đốc một công ty chứng khoán nhận định, vận dụng tất cả các quy định liên quan đến định giá doanh nghiệp, giá các cổ phần thoái vốn hiện khá sát thị giá cổ phiếu trên sàn, dư địa để có một khoảng chênh lệch đủ để hấp dẫn các nhà đầu tư tài chính không còn nhiều.
Ngoại trừ những doanh nghiệp có những yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư cá mập như quyền thuê các lô đất có tiềm năng chuyển đổi thành bất động sản thương mại, có tài sản chưa được khai thác hiệu quả… Nếu không thăm dò sức cầu trên thị trường, đấu giá thoái vốn nhà nước rất dễ thất bại.
ể tiến hành một đợt thoái vốn nhà nước, công sức của bên bán, bao gồm cả chi phí của Nhà nước bỏ ra không nhỏ, để cổ phần mang đến không phải mang về. ã đến lúc Nhà nước cần đa dạng hóa cách bán vốn, nhanh chóng đưa vào áp dụng phương pháp dựng sổ như các nhà đầu tư chuyên nghiệp trên thế giới thường áp dụng lâu nay.
Người quan sát
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
MBB và EIB dự kiến đem về cho Vietcombank khoản lợi nhuận "khủng"
Theo báo cáo của bộ phận phân tích CTCP Chứng khoán Sài gòn (SSI Research), hai phiên đấu giá cổ phần sở hữu tại MB và Eximbank vào ngày 15 và 22/10 của Vietcombank dự kiến sẽ mang về 1.700 tỷ đồng doanh thu cho nhà băng này.
Cụ thể, Vietcombank dự định bán 53,36 triệu cổ phiếu MBB của Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB), tương đương 35,5% lượng cổ phần nắm giữ của Vietcombank nhằm giảm tỷ lệ sở hữu từ 6,97% hiện tại xuống 4,50%.
Giá khởi điểm cho số cổ phiếu MBB này là 19.641 đồng/cp, ước tính Vietcombank sẽ thu về 1.048 tỷ đồng và 607,6 tỷ đồng lợi nhuận từ việc thoái vốn này.
Với Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), ngân hàng này đăng ký bán 45,37 triệu cổ phiếu để giảm tỷ lệ sở hữu từ mức 8,19% hiện tại xuống 4,50%. Với mức giá khởi điểm 14.497 đồng /cp, ước tính ngân hàng sẽ thu về 657,7 tỷ đồng và lợi nhuận 395,4 tỷ đồng từ đợt thoái vốn.
Theo quy định đấu giá, giá trúng thầu tương ứng không được thấp hơn giá đóng cửa của MBB và EIB trong ngày đấu giá của mình. Hiện hai cổ phiếu này được giao dịch tại mức giá lần lượt là 23.600 đồng/cp và 13.450 đồng/cp.
Theo đó, chỉ trong tháng 10 Vietcombank có thể có khoản lợi nhuận lên tới 1.000 tỷ đồng từ hoạt động thoái vốn.
Trong hai phiên đấu giá sắp diễn ra, đối tượng tham gia chủ đạo cũng là nhà đầu tư trong nước. Bởi MB đã khóa tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài ở mức 20% và hiện ngân hàng cũng đã kín room ngoại.
Trong khi đó, tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài tại EIB là 30%, tính đến thời điểm 31/8/2018, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài là 29,9506%, room còn lại chỉ 0,0494%. Do room ngoại đã cạn, nên các chuyên gia dự báo giá bán có thể chỉ cao hơn một chút so với giá khởi điểm cũng như giá cổ phiếu vào ngày thực hiện đấu giá.
Trên thị trường hiện các chuyên gia tài chính nghiêng về khả năng đấu giá thành công cổ phần tại MBB hơn EIB, xuất phát từ khẩu vị rủi ro đối với các ngân hàng này.
Trước khi thực hiện 2 đợt đấu giá nói trên, hồi tháng 4/2018, VCB cũng đã thực hiện thành công phiên đấu giá bán 6,67 triệu cổ phiếu OCB. Mức giá khởi điểm bán cổ phần đưa ra 13.000 đồng, nhưng nhà đầu tư trả giá cao nhất lên đến 28.500 đồng.
Đợt chào bán cổ phần này giúp VCB thu về 171,96 tỷ đồng, trong đó có 128 nhà đầu tư đã mua cổ phần gồm 127 nhà đầu tư cá nhân và 1 nhà đầu tư tổ chức, tất cả đều là nhà đầu tư trong nước.
Anh Minh
Theo thuonggiaonline.vn
Vietcombank đấu giá 45,6 triệu cổ phiếu EIB Vietcombank sẽ chào bán công khai 45,6 triệu cổ phiếu EIB với giá khởi điểm 14.497 đồng/cp, dự kiến thu về ít nhất 661 tỷ đồng. Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa có thông báo về việc sẽ tổ chức bán đấu giá cổ phiếu EIB của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) do Ngân hàng TMCP...