Thoái vốn đầu tư ngoài ngành: “Rút lui” phải có trật tự
Ngày 18-2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì hội nghị triển khai nhiệm vụ tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước (DNNN). Thủ tướng chỉ đạo, phải triển khai hết sức quyết liệt tái cơ cấu DNNN trong những năm tới.
Kết quả cổ phần hóa hiện nay đạt thấp so với yêu cầu đề ra
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, ông Phạm Viết Muôn cho biết, do kết quả cổ phần hóa trong 3 năm
Video đang HOT
(2011-2013) đạt thấp, nên số doanh nghiệp (DN) cần cổ phần hóa còn lại trong 2 năm 2014-2015 là 432 DN, bình quân mỗi năm 216 DN. Đây là nhiệm vụ lớn, phức tạp, quan trọng nhất trong tái cơ cấu, cần đặc biệt quan tâm và có những giải pháp mới, đột phá, dồn sức thực hiện để có được kết quả rõ rệt.
Theo ông Phạm Viết Muôn, kết quả cổ phần hóa, sắp xếp DN đạt thấp so với yêu cầu phê duyệt. Thậm chí, một số địa phương, bộ, tập đoàn chưa cổ phần hóa được DN nào. Ngay tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Mạnh Hà cho biết: “Năm 2013, TP không cổ phần hóa được DN nào, trong khi theo kế hoạch là 9 DN”. Ông Lê Mạnh Hà đã thay mặt thành phố nhận khuyết điểm trước Thủ tướng.
Chia sẻ kinh nghiệm thực tế từ Bộ GTVT, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng cho biết, trong điều kiện thị trường khó khăn, để cổ phần hóa thành công, phải tìm được nhà đầu tư chiến lược, thỏa thuận bán cổ phần cho họ trước khi thực hiện bán cổ phần lần đầu ra công chúng. Đây là khâu mấu chốt. “Việc chọn được cổ đông chiến lược quyết định tới 99% cổ phần hóa thành công” – Bộ trưởng Đinh La Thăng nói.
Ngoài ra, theo Bộ GTVT, những DN mà Nhà nước không cần giữ cổ phần chi phối thì dứt khoát không giữ chi phối, bởi nếu làm như vậy sẽ không hấp dẫn nhà đầu tư. “Cổ phần hóa mà vẫn giữ chi phối thực ra chỉ là thực hiện sắp xếp, nói cách khác là cổ phần hóa, đổi mới nửa vời” – Bộ trưởng Đinh La Thăng nói.
Đặc biệt, theo Bộ trưởng Đinh La Thăng, những DN vẫn muốn Nhà nước chi phối là vì những ông Chủ tịch, Tổng Giám đốc sợ sẽ bị mất chức. Nếu Nhà nước không chi phối, khi Đại hội cổ đông, những vị trí đó sẽ do cổ đông quyết định, tức là phụ thuộc vào năng lực điều hành thực tế của nhà lãnh đạo. Ông Đinh La Thăng nói: “DN nào làm tốt thì sẵn sàng thực hiện cổ phần hóa, rất mong muốn Nhà nước không giữ chi phối và đồng ý giữ dưới 36%. Những DN nào có vẻ bấp bênh, không chắc chắn là cứ đề nghị trên 51%. Cho nên, các DNNN không cần giữ chi phối, nhất là những DN xây lắp, trong đó có các DN của Bộ GTVT càng không nhất thiết, thậm chí có thể là 0%. Tiền ấy thu về để tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, tạo tiếp ra thị trường cho các DN có việc làm thì càng tốt.”.
Liên quan tới thoái vốn đầu tư ngoài ngành, một số ý kiến đánh giá đây là nhiệm vụ phải làm, song không phải bằng bất cứ giá nào. Đồng tình, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cũng khẳng định, việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành của tập đoàn, tổng công ty Nhà nước không nhất thiết phải làm bằng bất cứ giá nào. Về mức đãi ngộ đối với lãnh đạo DNNN, có ý kiến đề xuất theo nguyên tắc thị trường. Với một mức lương cụ thể, không thể nói là cao hay thấp mà phải có căn cứ rõ ràng để xác định con số đó.
Kết luận hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, để đẩy nhanh cổ phần hóa trong 2 năm tới, các cơ quan liên quan phải triển khai hết sức quyết liệt. Thủ tướng nhấn mạnh, tái cơ cấu DN quyết định quan trọng đến tái cơ cấu nền kinh tế. Do đó, DN nào không thông, chần chừ thì các bộ, ngành, địa phương mời họ làm việc khác. Cùng với đó, phải rà soát, bổ sung phương án một cách quyết liệt hơn theo hướng giảm bớt DNNN nắm giữ 100% vốn hay chiếm vốn chi phối, bởi đa sở hữu sẽ tạo thêm động lực, quản trị, kiểm soát DN, ngăn ngừa tiêu cực, tăng cường công khai, minh bạch.
Về tiền lương, Bộ LĐ-TB&XH cần nghiên cứu kỹ, nếu trả quá mức không chấp nhận được. Các bộ, ngành cần phối hợp chặt chẽ để tháo gỡ kịp thời các vướng mắc phát sinh. Quan tâm tới nội dung thoái vốn đầu tư ngoài ngành của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, Thủ tướng chỉ đạo cần tiếp tục đẩy mạnh, tập trung vào lĩnh vực chính. “Việc đầu tư ngoài ngành trước đây không hợp lý thì phải điều chỉnh. Song rút lui phải có trật tự, chứ không bỏ chạy tán loạn”- Thủ tướng nhấn mạnh.
Theo ANTD
Phê duyệt Đề án tái cơ cấu SCIC
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) giai đoạn đến năm 2015.
Quy mô vốn điều lệ của SCIC đến năm 2015 là 50.000 tỷ đồng. SCIC sẽ duy trì doanh nghiệp 100% vốn nhà nước gồm: Công ty TNHH một thành viên Đầu tư SCIC; Công ty TNHH một thành viên Khai thác và Chế biến đá An Giang; Công ty TNHH một thành viên Đầu tư và Kinh doanh khoáng sản Vinaconex. 4 doanh nghiệp Tổng công ty nắm giữ, đầu tư dài hạn gồm: CTCP Tổng công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam; CTCP viễn thông FPT; CTCP Dược Hậu Giang; CTCP sữa Việt Nam. Ngoài ra, SCIC có cổ phần, vốn góp chi phối theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ tại 24 doanh nghiệp. Bên cạnh đó, SCIC sẽ thực hiện thoái vốn Nhà nước tại 376 doanh nghiệp.
Theo ANTD
Công bố "đường dây nóng" phản ánh chất lượng công trình giao thông Ngày 29.11, ông Nguyễn Hồng Trường - Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết, ngay sau khi một số phương tiện truyền thông đại chúng phản ánh nhiều công trình giao thông đang có vấn đề về chất lượng, người dân sẵn sàng cung cấp thông tin để Bộ trưởng GTVT xử lý sai phạm, Bộ đã thành lập "đường dây nóng" để kịp...