Thỏa thuận thương mại sắp ký kết, giới đầu tư hào hứng
Việc Mỹ đưa Trung Quốc ra khỏi danh sách các nước “ thao túng tiền tệ” càng làm hạ nhiệt thêm cuộc chiến thương mại giữa 2 nước trước khi bước vào ký kết thỏa thuận giai đoạn 1.
Ảnh AFP
Sau phiên điều chỉnh cuối tuần qua do báo cáo việc làm gây thất vọng, phố Wall đã nhanh chóng hồi phục trở lại trong phiên đầu tuần mới nhờ kỳ vọng vào thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung sắp được ký kết, nhất là sau khi Mỹ bỏ Trung Quốc khỏi danh sách các nước “thao túng tiền tệ”.
Trong đó, nhóm cổ phiếu nhạy cảm với thương chiến là công nghệ khởi sắc, giúp S&P 500 và Nasdaq tăng vọt và thiết lập đỉnh lịch sử mới.
Kết thúc phiên 13/1, chỉ số Dow Jones tăng 83,28 điểm ( 0,29%), lên 28.907,05 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 22,78 điểm ( 0,70%), lên 3.288,13 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 95,07 điểm ( 1,04%), lên 9.273,93 điểm.
Trên thị trường chứng khoán châu Âu lại ngược lại, chỉ có chứng khoán Anh tăng điểm khi giới đầu tư phản ứng tích cực với triển vọng thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung, còn chứng khoán Đức và Pháp tiếp tục giảm điểm do ảnh hưởng của nhóm cổ phiếu ngân hàng, nhất là xe hơi sau báo cáo doanh số sụt giảm tại thị trường Trung Quốc.
Kết thúc phiên 13/1, chỉ số FTSE 100 tại Anh tăng 29,75 điểm ( 0,39%), lên 7.617,60 điểm. Chỉ số DAX giảm 31,79 điểm (-0,24%), xuống 13.451,52 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp giảm 0,96 điểm (-0,02%), xuống 6.036,14 điểm.
Video đang HOT
Trên thị trường chứng khoán châu Á, trong khi chứng khoán Nhật Bản nghỉ lễ, thì các thị trường còn lại tăng vọt với kỳ vọng về thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 giữa Mỹ và Trung Quốc được ký kết, đặc biệt là sau khi Mỹ đưa Trung Quốc ra khỏi danh sách các nước “thao túng tiền tệ”.
Kết thúc phiên 13/1, chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 23,28 điểm ( 0,75%), lên 3.115,57 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 316,74 điểm ( 1,11%), lên 28.954,94 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 22,87 điểm ( 1,04%), lên 2.229,36 điểm.
Sự khởi sắc của chứng khoán khiến vàng quay đầu giảm mạnh trong phiên giao dịch đầu tuần mới sau khi có 5 tuần tăng liên tiếp nhờ căng thẳng địa chính trị.
Kết thúc phiên 13/1, giá vàng giao ngay giảm 14,7 USD (-0,94%), xuống 1.547,4 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 2 giảm 9,5 USD (-0,61%), xuống 1.550,6 USD/ounce..
Giá dầu thô tiếp tục có phiên giảm sâu trong ngày đầu tuần mới khi bệ đỡ cho đà tăng những phiên đầu tuần trước là căng thẳng Trung Đông đã hạ nhiệt, trong khi thị trường lao động Mỹ gây thất vọng. Giới đầu tư trên thị trường dầu mỏ chưa phản ứng với triển vọng thương mại Mỹ – Trung.
Kết thúc phiên 13/1, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,96 USD (-1,65%), xuống 58,08 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,78 USD (-1,21%), xuống 64,20 USD/thùng.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Giới đầu tư thận trọng sau chuỗi phiên hào hứng
Sau 2 phiên tăng mạnh để thiết lập các mức đỉnh lịch sử mới nhờ kỳ vọng thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung, giới đầu tư đã thận trọng trở lại trong phiên thứ Ba (5/11).
Ảnh AFP
Kỳ vọng về thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung sẽ được kỳ kết, cùng việc Fed giảm lãi suất đã giúp phố Wall có chuỗi phiên tăng ấn tượng để liên tiếp thiết lập đỉnh cao lịch sử mới. Tuy nhiên, trong phiên thứ Ba, kỳ vọng về thỏa thuận thương mại mờ dần khi Trung Quốc vẫn giữ lập trường về một số nguyên tắc và thúc đẩy Tổng thống Trump gỡ bỏ thêm thuế quan trước khi ký thỏa thuận giai đoạn 1.
Dù vậy, Dow Jones và Nasdaq vẫn giữ được sắc xanh nhạt nhờ dữ liệu kinh tế vừa công bố lạc quan. Theo đó, chỉ số ISM trong lĩnh vực sản xuất tháng 10 tăng mạnh lên 54,7 từ mức 52,6 của tháng 9 và vượt qua mức dự báo 53,4 theo dự báo của giới phân tích.
Ngoài ra, kết quả kinh doanh quý III tích cực cũng góp phần giúp phố Wall giữ được nhịp tăng.
Kết thúc phiên 5/11, chỉ số Dow Jones tăng 30,52 điểm ( 0,11%), lên 27.492,63 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 3,65 điểm (-0,12%), xuống 3.074,62 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 1,48 điểm ( 0,02%), lên 8.434,68 điểm.
Trong khi đó, chứng khoán châu Âu tiếp tục duy trì đà tăng với kỳ vọng về thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung. Chỉ số chung của khu vực lên mức cao gần kỷ lục.
Kết thúc phiên 5/11, chỉ số FTSE 100 tại Anh tăng 18,39 điểm ( 0,25%), lên 7.388,08 điểm. Chỉ số DAX tăng 12,22 điểm ( 0,09%), lên 13.148,50 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp tăng 22,59 điểm ( 0,39%), lên 5.846,89 điểm.
Trên thị trường chứng khoán châu Á, chứng khoán Nhật Bản tăng vọt đề bù lại phiên trước đó nghỉ giao dịch trước kỳ vọng thỏa thuận Mỹ - Trung sẽ được ký kết. Cùng với kỳ vọng thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung, chứng khoán Hàn Quốc cũng leo lên mức cao nhất 5 tháng. Chứng khoán Trung Quốc và Hồng Kông cũng tiếp tục tăng, trong đó chứng khoán Hồng Kông tăng phiên thứ 4 liên tiếp nhờ kỳ vọng vào các gói kích thích kinh tế của Bắc Kinh cũng như của chính quyền đặc khu.
Kết thúc phiên 5/11, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 401,22 điểm ( 1,76%), lên 23.251,99 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 16,07 điểm ( 0,54%), lên 2.991,56 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 130,10 điểm ( 0,49%), lên 27.683,40 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 12,40 ( 0,58%), lên 2.142,64 điểm.
Dữ liệu kinh tế Mỹ khả quan, cùng kỳ vọng thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung sắp được ký kết khiến giá vàng lao dốc trong phiên thứ Ba.
Kết thúc phiên 5/11, giá vàng giao giảm 26,4 USD (-1,75%), xuống 1.483,2 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 12 giảm 27,4 USD (-1,81%), xuống 1.483,7 USD/ounce.
Giá dầu tiếp tục tăng với kỳ vọng thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung khi Washington xem xét đẩy lùi một số thuế quan với Trung Quốc.
Kết thúc phiên 5/11, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,69 USD ( 1,2%), lên 57,23 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 0,83 USD ( 1,3%), lên 62,96 USD/thùng.
T.Lê
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Giới đầu tư hứng khởi chào năm mới Ngay phiên đầu tiên của năm mới 2020, giới đầu tư toàn cầu đã nhận quà lì xì giá trị, giúp chứng khởi sắc và thiết lập kỷ lục mới. Ảnh AFP Trong ngày đầu tiên của năm mới 2020 (ngày thứ Tư 1/1), Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cho biết, sẽ giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các...