Thỏa thuận quân sự liên Triều chính thức có hiệu lực
Ngày 27/10, một quan chức chính phủ Hàn Quốc cho biết thỏa thuận quân sự liên Triều, được ký kết hồi tháng trước trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo Hàn Quốc và Triều Tiên tại Bình Nhưỡng, đã có hiệu lực dù chưa được công bố trên công báo của chính phủ nước này.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (phải) và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tại hội nghị thượng đỉnh ở Bình Nhưỡng ngày 19/9/2018. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Thỏa thuận triển khai Tuyên bố Panmumjom về lĩnh vực quân sự vốn đã được Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in thông qua cùng với Tuyên bố Bình Nhưỡng hồi tháng 9 vừa qua sau Hội nghị thượng đỉnh liên Triều. Để chính thức có hiệu lực thì thỏa thuận này cần được đăng trên công báo chính thức của Chính phủ Hàn Quốc. Tuy nhiên, hãng tin Yonhap dẫn nguồn quan chức Hàn Quốc cho biết thỏa thuận này đã có hiệu lực dù chưa được đăng trên công báo chính phủ nhờ một điều khoản được nêu trong thỏa thuận.
Thỏa thuận quân sự được hai nhà lãnh đạo Hàn Quốc và Triều Tiên ký kết với nội dung kêu gọi chấm dứt các hành động thù địch giữa hai bên như dừng tất cả các cuộc tập trận quân sự gần biên giới đất liền và biên giới biển của hai quốc gia, nhằm giảm căng thẳng quân sự và ngăn chặn các cuộc xung đột không mong muốn. Thỏa thuận cũng bao gồm điều khoản nêu rõ một khi hai bên trao đổi những văn bản đã được ký kết, sau quy trình phê chuẩn tại mỗi quốc gia thì thỏa thuận sẽ có hiệu lực.
Chính phủ Hàn Quốc cho biết đã thông báo tới Triều Tiên về việc hoàn tất phê chuẩn thỏa thuận trong các cuộc hội đàm quân sự cấp tướng giữa hai miền Triều Tiên, bắt đầu ngày 26/10 tại làng đình chiến Panmunjeom ở biên giới liên Triều. Quan chức Hàn Quốc tuyên bố với hành động này, quy trình phê chuẩn đã được hoàn tất và thỏa thuận chính thức có hiệu lực thực thi. Quan chức này cho biết dù hai bên chưa trao đổi văn bản được ký kết nhưng đều đã hoàn tất các quy trình cần thiết để thỏa thuận được kích hoạt.
Dù thỏa thuận đã có hiệu lực nhưng Chính phủ Hàn Quốc sẽ vẫn thực hiện các bước quy chuẩn và sẽ đăng ký công bố trên công báo chính phủ vào ngày 29/10 tới để thỏa thuận được đăng chính thức sau đó ít ngày.
Lê Ánh (TTXVN)
Theo Tin tức
Video đang HOT
Ai giúp ông Kim Jong-un thực hiện giấc mơ Triều Tiên "hóa rồng"?
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un muốn đưa Triều Tiên trở thành một quốc gia Đông Á bình thường, có thể hòa nhập vào khu vực và thế giới. Nhưng để thực hiện giấc mơ này, ông cần sự giúp đỡ của nhiều người.
Tổng thống Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Kim Jong-un cùng hai phu nhân chụp ảnh trên núi Paekdu trong chuyến thăm Triều Tiên của nhà lãnh đạo Hàn Quốc (Ảnh: Reuters)
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã về nước trong tuần này sau chuyến thăm tới Bình Nhưỡng, mang theo thông điệp thể hiện sự thiện chí của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ông Kim Jong-un hứa rằng ông sẽ dỡ bỏ hoàn toàn một khu thử và một bãi phóng tên lửa, đồng thời đóng cửa một cơ sở hạt nhân quan trọng của Triều Tiên.
Tuy vậy, an ninh quốc phòng không phải là vấn đề duy nhất "phủ bóng" chuyến thăm của tổng thống Hàn Quốc tới Triều Tiên. Ngoài các quan chức Hàn Quốc, đoàn tháp tùng Tổng thống Moon Jae-in tới Bình Nhưỡng còn có các lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu, trong đó có các tập đoàn lớn của Hàn Quốc như Samsung, Hyundai.
Khác với cha và ông nội - các thế hệ lãnh đạo Triều Tiên đi trước, ông Kim Jong-un dường như đang lựa chọn một chiến lược và chiến thuật vốn quen thuộc với nhiều quốc gia Đông Á. Ông muốn trở thành nhà lãnh đạo đưa Triều Tiên đi theo con đường phát triển kinh tế.
Xuất phát điểm cho hệ tư tưởng của ông Kim Jong-un có thể bắt nguồn từ các nhà lãnh đạo nổi tiếng như cố Thủ tướng Nhật Bản thời hậu chiến Yoshida Shigeru, nhà lập quốc Singapore Lý Quang Diệu, cố Tổng thống Hàn Quốc Park Chung-hee hay cố lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình.
Theo John Delury, nhà sử học về Trung Quốc và là chuyên gia về bán đảo Triều Tiên, ông Kim Jong-un muốn trở thành một nhà cải cách kinh tế vĩ đại. Mỹ có thể giúp ông Kim Jong-un thực hiện giấc mơ này, vì đây là cách tốt nhất để duy trì những tiến bộ trong quá trình phi hạt nhân hóa, từ đó xóa bỏ hoàn toàn mối đe dọa hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
Chiến lược phát triển kinh tế
Ông Kim Jong-un dầm mưa đi thị sát một cơ sở tại Triều Tiên hồi tháng 7 (Ảnh: KCNA)
Ngay từ khi lên nắm quyền cách đây 7 năm, ông Kim Jong-un đã có những dấu hiệu cho thấy sự chuyển mình trong ưu tiên chính sách từ bảo đảm an ninh sang phát triển kinh tế. Trong bài phát biểu khi vừa lên nắm quyền hồi năm 2012, ông Kim Jong-un đã hứa với người dân Triều Tiên rằng họ sẽ không còn phải sống trong cảnh "thắt lưng buộc bụng" nữa.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã quyết định bỏ lối tư duy tập trung bao cấp, thay vào đó cho phép nông dân Triều Tiên thoải mái hơn trong việc bán các nông sản do họ làm ra, đồng thời tạo điều kiện để các ông chủ nhà máy tự do hơn trong việc quản lý tiền lương và sản lượng. Ông cũng dỡ bỏ sự trói buộc đối với các thị trường phi truyền thống cũng như mở cửa cho các doanh nghiệp tư nhân nhỏ lẻ.
Ông Kim Jong-un đưa ra tuyên bố về chiến lược phát triển mới trong phiên họp cấp cao của đảng Lao động Triều Tiên vào tháng 3/2013, trong đó kêu gọi "phát triển kép" (byungjin), nghĩa là vừa phát triển năng lực răn đe hạt nhân vừa phát triển kinh tế cùng một lúc. Điều này ngược lại hoàn toàn với chính sách "quân sự là số một" và chỉ ưu tiên quốc phòng của cố lãnh đạo Kim Jong-il.
Chiến lược byungjin của ông Kim Jong-un dường như đã thành công. Chương trình hạt nhân của Triều Tiên đã đạt được những bước tiến đáng kể khi Bình Nhưỡng tiến hành một loạt vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa, tên lửa đạn đạo tầm trung và bom nhiệt hạch trong năm 2017. Mặc dù phải hứng chịu các lệnh trừng phạt của cộng đồng quốc tế, song nền kinh tế Triều Tiên vẫn đạt được sự tăng trưởng khiêm tốn trong những năm đầu sau khi ông Kim Jong-un nhận nhiệm sở và lên tới đỉnh cao vào năm 2016. Đã có những bài viết mô tả thủ đô Bình Nhưỡng phát triển bùng nổ với các khu nhà cao tầng, nhà hàng, cửa hiệu và giao thông nhộn nhịp.
Tuy vậy, ông Kim Jong-un vẫn chưa hài lòng với tốc độ phát triển kinh tế như vậy. Trong bài phát biểu đón năm mới 2018, ông một lần nữa kêu gọi "bước đột phá" và "tái thiết" nền kinh tế Triều Tiên. Chỉ vài ngày trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hồi tháng 4, ông Kim Jong-un tuyên bố chiến lược byungjin chấm dứt. Thay vào đó, ông nhấn mạnh mọi nỗ lực bây giờ của Triều Tiên sẽ tập trung vào việc "xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa".
Kể từ đó, chính sách ưu tiên kinh tế đã trở thành chủ đề chính trong các khẩu hiệu tuyên truyền của Triều Tiên. Ông Kim Jong-un đã dành cả mùa hè năm nay để thị sát các nông trại, nhà máy, khu nghỉ dưỡng du lịch, thậm chí công khai phê bình cấp dưới khi thực hiện các dự án không đúng tiến độ. Trong lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm Quốc khánh 9/9, các khẩu hiệu đều gắn với chủ đề phát triển kinh tế và không có sự xuất hiện của tên lửa đạn đạo liên lục địa. Điều này hoàn toàn khác biệt so với thời điểm cách đây một năm.
Sự giúp đỡ dành cho Triều Tiên
Phó Chủ tịch Tập đoàn Samsung Yay. Y Lee và Chủ tịch Tập đoàn SK Chey Tae-won gặp Phó Thủ tướng Triều Tiên Ri Ryong Nam tại Bình Nhưỡng nhân chuyến thăm của Tổng thống Hàn Quốc tới Triều Tiên. (Ảnh: Reuters)
Ông Kim Jong-un muốn đưa Triều Tiên trở thành một nền kinh tế Đông Á bình thường, bắt kịp và hòa nhập với khu vực. Tổng thống Moon Jae-in hiểu rằng tham vọng kinh tế của ông Kim Jong-un là chìa khóa cho việc duy trì những tiến triển ngoại giao trong khu vực. Trong chuyến đi tới Bình Nhưỡng tuần này, Tổng thống Moon đã dẫn theo lãnh đạo của các tập đoàn về năng lượng, đường sắt, cùng giám đốc điều hành của các doanh nghiệp lớn.
Mặc dù không có thỏa thuận nào được ký kết và các lãnh đạo doanh nghiệp Hàn Quốc cũng không chia sẻ về chuyến đi tới Triều Tiên, song sự hiện diện của họ là bằng chứng cho thấy Hàn Quốc sẵn sàng thúc đẩy các dự án hợp tác kinh tế quan trọng với Triều Tiên.
Trong một cảnh tượng hiếm thấy, Tổng thống Moon Jae-in đã có bài phát biểu trước 150.000 người Triều Tiên tại sân vận động 1/5 hôm 19/9 và cam kết sẽ đẩy nhanh "tương lai thịnh vượng chung" của hai quốc gia. Ông Moon khen ngợi "sự phát triển đáng kể"của Bình Nhưỡng và cho biết ông hiểu "mô hình đất nước mà Chủ tịch Kim và người dân Triều Tiên muốn xây dựng" là như thế nào.
Trong tuyên bố chung sau cuộc họp thượng đỉnh, hai nhà lãnh đạo Hàn - Triều cam kết sẽ kết nối lại các tuyến đường bộ và đường sắt giữa hai nước, mở lại khu công nghiệp chung vốn đang bị đóng cửa ở Kaesong và một điểm du lịch ở núi Kumgang. Ngoài ra, hai nhà lãnh đạo cũng lên kế hoạch xây dựng một đặc khu kinh tế như cách nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình từng làm để thu hút đầu tư nước ngoài trong thập niên 1980.
Tuy nhiên, tham vọng phát triển kinh tế của nhà lãnh đạo Kim Jong-un vẫn trông cậy phần lớn vào Mỹ. Nếu Washington giảm bớt và dần dần xóa bỏ các lệnh trừng phạt Bình Nhưỡng, điều đó có thể giúp ông Kim Jong-un đạt được các mục tiêu kinh tế đề ra.
Trong trường hợp lý tưởng, các công ty Mỹ có thể đóng vai trò trực tiếp trong quá trình phát triển kinh tế của Triều Tiên như Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo từng đề xuát hồi đầu năm. Để làm được điều đó, Mỹ nên ủng hộ các nỗ lực của Hàn Quốc trong việc hợp tác kinh tế với Triều Tiên. Ngoài ra Washington cũng không nên chỉ trích quan hệ thương mại hiện thời giữa Triều Tiên và Trung Quốc - đối tác thương mại lớn nhất của Bình Nhưỡng.
Thành Đạt
Theo Dantri/ New York Times
Hàn Quốc muốn cùng Triều Tiên lập cộng đồng kinh tế kiểu EU Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cho biết, ông muốn xây dựng tuyến đường sắt và đường bộ nối với Triều Tiên để mở đường cho việc thiết lập một cộng đồng kinh tế chung với một số quốc gia khác theo mô hình của Liên minh châu Âu (EU). Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim...