Thỏa thuận Microsoft đặt ra câu hỏi lớn về tương lai TikTok ở châu Âu
Tương lai của TikTok ở châu Âu đã trở thành chủ đề trong nhiều cuộc thảo luận sau khi Microsoft hôm 2.8 xác nhận đang đàm phán để mua lại hoạt động của ứng dụng này ở Mỹ, Canada, Úc và New Zealand.
Văn phòng TikTok ở London
ByteDance đang bị buộc phải nhanh chóng bán mảng kinh doanh của TikTok ở Mỹ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo sẽ cấm mọi hoạt động của ứng dụng này nếu nó không được bán trước hạn cuối vào ngày 15.9. Theo CNBC, Microsoft đã xác nhận đang trong quá trình đàm phán với ByteDance để mua lại TikTok không chỉ ở Mỹ mà còn ở Canada, Úc và New Zealand.
Vậy nếu thương vụ đình đám Microsoft – TikTok được thực hiện, liệu ByteDance có thể tiếp tục điều hành TikTok trên khắp châu Âu? Trả lời câu hỏi này, Michael Norris, nhà quản lý nghiên cứu và chiến lược tại công ty tư vấn Agency China, nghĩ rằng: “Việc kinh doanh của TikTok ở châu Âu dường như không có quan hệ với thương vụ mua lại tại Mỹ. ByteDance trong giai đoạn này dường như khá tự tin vào khả năng hoạt động của TikTok ở thị trường châu Âu”.
Nếu việc đàm phán mua lại thành công, Microsoft sẽ vận hành TikTok tại bốn quốc gia, trong khi đó ByteDance sẽ điều hành hoạt động của ứng dụng ở hơn 100 nước khác. “Một sản phẩm tương tụ được vận hành bởi các bên khác nhau, ở các khu vực pháp lý khác nhau là điều dường như chưa từng có. Việc phải cân nhắc các mô hình hoạt động, chuyển giao công nghệ, cơ sở hạ tầng và quyền truy cập có liên quan sẽ khiến cuộc đàm phán mua lại trở nên phức tạp”, ông Michael Norris nói thêm.
Video đang HOT
Mặc dù các chính phủ ở châu Âu từng lên tiếng về một số lo ngại liên quan đến ứng dụng chia sẻ video ngắn của Trung Quốc, nhưng cho đến nay họ vẫn chưa đề cập đến việc sẽ cấm TikTok. Trên thực tế, TikTok đã trở nên vô cùng phổ biến trong vài năm qua, với lượt tải về trên toàn cầu vượt mốc 2 tỉ, theo số liệu của công ty theo dõi ứng dụng Sensor Tower.
“Chúng tôi luôn đảm bảo người dùng được bảo vệ khỏi việc bị lạm dụng hoặc khai thác dữ liệu cá nhân từ phía các công ty. TikTok cũng là đối tượng phải tuân theo các quy tắc bảo mật dữ liệu trong Quy định bảo vệ dữ liệu chung (GDPR). Chúng tôi cũng đang phát triển một số luật nghiêm ngặt nhất thế giới để Vương quốc Anh trở thành nơi an toàn cho các hoạt động trực tuyến”, người phát ngôn của chính phủ Vương quốc Anh cho hay.
Trong nỗ lực tránh xa Bắc Kinh và trấn an các nước phương Tây, TikTok gần đây đã rút khỏi Hồng Kông sau khi Trung Quốc đưa ra luật an ninh quốc gia mới. Công ty cũng đã thuê giám đốc điều hành người Mỹ và thành lập văn phòng địa phương trên khắp thế giới.Tháng trước, TikTok cho biết muốn thuê 10.000 nhân viên ở Mỹ trong ba năm tới. Công ty mẹ ByteDance cũng đang lên kế hoạch thành lập một trụ sở quốc tế mới cho TikTok bên ngoài Trung Quốc. Los Angeles, nơi hiện đặt trụ sở lớn nhất của TikTok, là ứng viên được xem xét hàng đầu, nhưng áp lực mới từ chính quyền Washington và thương vụ mua lại tiềm năng của Microsoft đã làm phức tạp vấn đề.
Theo báo cáo từ tờ The Sun của Anh, TikTok có thể sẽ chọn London là trụ sở quốc tế khi người sáng lập ByteDance Zhang Yiming và người sáng tạo TikTok Alex Zhu chuyển đến thành phố này. Các lựa chọn thay thế khác ngoài Mỹ bao gồm Dublin (Ireland) và Singapore.
Nếu Microsoft mua lại TikTok, Mỹ sẽ trở thành ông chủ tuyệt đối của tất cả các mạng xã hội phổ biến nhất trên toàn cầu
Với thương vụ Microsoft và TikTok, tất cả các mạng xã hội phổ biến nhất trên toàn cầu đều sẽ nằm trong tay nước Mỹ.
Microsoft vừa chính thức xác nhận các báo cáo về việc họ đang đàm phán mua lại bộ phận kinh doanh tại Mỹ của nền tảng chia sẻ video ngắn TikTok. Việc thương thảo giữa 2 công ty diễn ra trong bối cảnh tổng thống Mỹ đang đe dọa sẽ cấm ứng dụng này tại thị trường Mỹ do những lo ngại liên quan đến tính bảo mật về dữ liệu người dùng. Chính vì sức ép này đã khiến Microsoft tự tin đặt ra hạn chót cho việc đàm phán sẽ hoàn tất trước ngày 15 tháng 9 tới đây.
Nếu thương vụ này thành công, hoạt động kinh doanh của TikTok gần như chắc chắn sẽ phải phân chia thành bộ phận riêng biệt, một bộ phận kinh doanh dành riêng cho thị trường Mỹ (và các thị trường liên quan đến thỏa thuận thoái vốn của ByteDance bao gồm Canada, Úc và New Zealand), và bộ phận kinh doanh dành cho phần còn lại của thị trường toàn cầu.
Điều này sẽ giúp nước Mỹ nắm trong tay hầu hết các mạng xã hội phổ biến nhất trên toàn cầu hiện nay. Dưới đây là bảng xếp hạng 15 mạng xã hội phổ biến nhất toàn cầu, xếp hạng theo số lượng người dùng.
Bảng xếp hạng 15 mạng xã hội có nhiều người dùng nhất hiện nay, theo Statista (tính đến tháng Sáu năm 2020)
Trong số 15 mạng xã hội với lượng người dùng đông đảo nhất hiện nay, trong khi Trung Quốc cũng góp mặt với 6 đại diện, bao gồm WeChat, QQ, TikTok, Sina Weibo, QZone và Kuaishou, tuy nhiên, đại đa số người dùng của các mạng xã hội này lại đến từ Trung Quốc, thay vì vươn xa được ra quy mô toàn cầu - TikTok có thể xem như là một ngoại lệ của điều này với sự phổ biến hiện nay của mình.
Còn các mạng xã hội nổi tiếng còn lại, với hàng tỷ người dùng thường xuyên trên toàn cầu như Facebook, YouTube, WhatsApp hay Twitter, hoặc thậm chí diễn đàn Reddit, đều có xuất phát điểm từ Mỹ và cũng là nơi đặt phần lớn hoạt động kinh doanh của mình, bao gồm các trụ sở chính cũng như là nơi đặt hệ thống máy chủ lưu trữ chính cho dữ liệu người dùng.
TikTok đang là ngoại lệ trong các mạng xã hội nói trên khi đây có lẽ là mạng xã hội duy nhất đang phổ biến trên toàn cầu nhưng lại không có xuất phát điểm từ nước Mỹ - với trụ sở chính cũng như dữ liệu người dùng không được lưu trữ tại đây. Thế nhưng điều này sẽ thay đổi trong thời gian tới nếu thương vụ giữa Microsoft mua lại TikTok Mỹ hoàn tất.
Một trong các cam kết của Microsoft khi tham gia vào thương vụ mua lại TikTok là sẽ lưu trữ và bảo đảm an toàn cho dữ liệu người dùng TikTok tại Mỹ cũng như cam kết sẽ xóa bỏ các dữ liệu người dùng Mỹ đang được lưu trữ tại các máy chủ ở nước ngoài. Điều này nghĩa là cho dù không có xuất xứ từ Mỹ, nhưng dữ liệu người dùng của TikTok tại thị trường Mỹ sẽ được giữ lại trong nước Mỹ - giống như các mạng xã hội phổ biến nhất thế giới hiện nay.
Nắm trong tay tất cả các mạng xã hội phổ biến nhất trên toàn cầu không phải là một cái danh hão huyền. Với thời đại số hiện nay, khi dữ liệu người dùng đã trở thành một loại tài nguyên số, còn giá trị hơn cả dầu mỏ, việc nắm giữ trong tay những mạng xã hội phổ biến nhất thế giới cũng như các tập đoàn công nghệ đang khai thác nguồn tài nguyên khổng lồ đó sẽ mang lại cho nước Mỹ một lợi thế khổng lồ trong việc thống trị thế giới internet.
Ngay cả đối với TikTok, cho dù Mỹ không phải thị trường đông người dùng nhất trên thế giới của nền tảng này, nhưng với hơn 80 triệu người dùng cùng hàng triệu người dùng khác tại các thị trường liên quan (bao gồm Canada, Úc và New Zealand), việc để những dữ liệu đó nằm ngoài nước Mỹ là điều không thể chấp nhận được. Đây có lẽ là lý do sâu xa cho thương vụ giữa Microsoft và TikTok đang sắp trở thành sự thật trong thời gian tới.
Ông Trump chốt thương vụ TikTok: Cho 45 ngày, không bán thì "nghỉ chơi"! ByteDance, chủ sở hữu của nền tảng chia sẻ video TikTok, cho biết họ đang phải đối mặt với những khó khăn và vấn đề phức tạp không thể tưởng tượng được. Theo thông tin độc quyền từ Reuters, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đồng ý cho ByteDance 45 ngày để đàm phán bán lại nền tảng TikTok cho tập đoàn Microsoft....