Thỏa thuận hạt nhân Iran bắt đầu thực thi trong nghi ngờ
Hôm nay 18.10, thỏa thuận hạt nhân của Iran chính thức có hiệu lực, nhưng lời hứa của Iran về việc đáp ứng thỏa thuận hạt nhân có quá viễn vông hay không, khi chỉ vài ngày trước khi đàm phán có hiệu lực, họ còn thử tên lửa?
Chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama (phải) không tin Iran có thể sớm hoàn tất thỏa thuận hạt nhân – Ảnh: Reuters
Hôm nay 18.10 đánh dấu ngày đầu tiên các thỏa thuận trong đàm phán hạt nhân Iran có hiệu lực.
Việc hoàn thành “thỏa thuận lịch sử” này có thể xem là lối thoát cho Iran khỏi lệnh cấm vận của Mỹ và Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên, có vẻ chính nước này đang cho thấy họ chưa thể sẵn sàng, bằng một loạt động thái khó hiểu.
Thử tên lửa trước ngày thực hiện thỏa thuận
Mỹ xác nhận việc Iran đã bắn thử một tên lửa đạn đạo tầm trung có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, khẳng định đây là “sự vi phạm rõ ràng” lệnh cấm của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Reuters ngày 16.10 dẫn lời một quan chức cấp cao cho biết.
Iran phóng tên lửa đạn đạo tầm trung tại một địa điểm không xác định ngày 11.10 – Ảnh: Reuters
“Sau khi xem xét các thông tin có được, chúng tôi khẳng định Iran đã bắn thử một tên lửa đạn đạo tầm trung có khả năng mang đầu đạn hạt nhân vào ngày 11.10. Đây là sự vi phạm rõ ràng Nghị quyết năm 1929 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc”, Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, bà Samantha Power nói.
Video đang HOT
Trên thực tế, thử nghiệm tên lửa đạn đạo không vi phạm thỏa thuận hạt nhân Iran. Tuy nhiên theo Nghị quyết 1929, Liên Hiệp Quốc đã áp đặt lệnh cấm thử tên lửa đối với Iran từ năm 2010, và chỉ chấm dứt một khi thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và nhóm P5 1 (Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Nga và Trung Quốc) đi vào hiệu lực, theo Reuters.
Ngoài ra, kể cả khi thỏa thuận có hiệu lực dẫn tới việc cho phép các nước chuyển giao công nghệ tên lửa và vũ khí hạng nặng cho Iran, nước này vẫn được “kêu gọi” kiềm chế, không thực hiện bất kỳ cuộc thử nghiệm tên lửa nào có khả năng mang đầu đạn hạt nhân trong vòng 8 năm, theo một nghị quyết của Liên Hiệp Quốc hồi tháng 7 qua.
Lời hứa phi thực tế?
Việc thử tên lửa ngay trước thời điểm bắt đầu thực hiện thỏa thuận hạt nhân chỉ là một trong số những động thái khó hiểu của Iran. Nó cho thấy nước này chưa thể khiến các đối tác, và cả chính họ yên tâm về viễn cảnh tươi đẹp của thỏa thuận.
Tổng thống Iran, Hassan Rouhani đang có những động thái khó hiểu trước tình hình trong nước và thỏa thuận hạt nhân – Ảnh: Reuters
Trang tin chính trị Politico trong bài viết ngày 17.10 cho rằng các quan chức Mỹ lo ngại Iran đang tạo ra những kỳ vọng không thực tế về tốc độ hoàn tất thỏa thuận hạt nhân.
Trong cuộc phỏng vấn trên truyền hình Iran tháng trước, Tổng thống Hassan Rouhani khẳng định các lệnh trừng phạt áp lên Iran sẽ chấm dứt “từ 1 tới 2 tháng” kể từ lúc Tehran bắt đầu thực hiện các thỏa thuận hạt nhân.
Politico cho rằng ông Rouhani quá lạc quan. Những chuyên gia hạt nhân, gồm những người thuộc Bộ Năng lượng Mỹ tham gia đàm phán hạt nhân vừa qua đều ước tính ít nhất mất 6 tháng để Iran hoàn tất các điều khoản trong thỏa thuận.
Iran cần phải tháo gỡ hàng ngàn máy ly tâm, cải tạo một lò phản ứng ở Arak để đảm bảo không sản xuất plutonium, và giảm lượng nguyên liệu hạt nhân dự trữ bằng cách pha loãng hoặc chuyển nó ra nước ngoài. Tất cả những công việc này có thể hoàn tất trong vài tuần?
Sở dĩ ông Rouhani “nói cứng” như vậy vì ông đang gặp áp lực lớn từ nền kinh tế suy yếu của Iran, nhất là trong bối cảnh nước này đã ấn định ngày bầu cử quốc hội vào 26.2.2016.
Thời gian không còn lâu nữa và Rouhani muốn mạnh miệng để lấy uy tín, bởi hồi tháng 9 qua, 4 Bộ trưởng của Iran đã gửi bức thư bất thường cho ông, cảnh báo về việc kinh tế Iran đang bên bờ vực của một cuộc khủng hoảng, theo Politico.
Trước tình cảnh đó, thật khó hiểu khi ngày 15.10, vài ngày sau việc thử tên lửa đạn đạo, một bản tin trên đài quốc gia Iran, Press TV đưa những hình ảnh về đường hầm khổng lồ có thể lưu giữ tên lửa hạng nặng.
Trang công nghệ Jalopnik cho rằng từ các đường hầm này, Iran có thể bắn tên lửa phòng thủ và tấn công mà không bị phát hiện. Đó là một kiểu “khoe mẽ” đặc thù của Iran và có thể là cách Tehran cảnh báo Mỹ, Israel cũng như các nước vùng Vịnh rằng mình hoàn toàn có thể tấn công nếu muốn.
Điều này rõ ràng quá lộ liễu và không phù hợp với bối cảnh ông Rouhani phải nhanh chóng chứng tỏ sự “vô hại” của Iran về vấn đề tên lửa, hạt nhân nhằm nhanh chóng thoát khỏi lệnh cấm vận, mở lối thoát cho kinh tế.
Không hiểu thực hư đằng sau sự mâu thuẫn giữa ước muốn và hành động của chính quyền Rouhani là gì, cũng tương tự như khi họ kết tội gián điệp một nhà báo Mỹ gần đây, ngay trước lúc chứng minh cam kết thực hiện thỏa thuận vậy.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Thỏa thuận hạt nhân Iran: Nhanh chân lấy phần
Thỏa thuận lịch sử giữa Iran với 5 thành viên thường trực Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc và Đức về giải quyết vấn đề hạt nhân hiện còn trong quá trình phê chuẩn để có hiệu lực.
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ, Ernest Moniz (phía trước) và Ngoại trưởng John Kerry trong phiênđiều trần về thỏa thuận hạt nhân Iran tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ - Ảnh: AFP
Vậy mà cuộc chạy đua giành phần trên thị trường Iran đã rất sôi động. Cả chính giới lẫn giới kinh tế EU đi đầu trong việc này, nhắm vào những cơ hội kinh doanh béo bở một khi mọi biện pháp cấm vận, trừng phạt Iran không còn nữa.
Nếu Iran thực hiện nghiêm chỉnh, đầy đủ những gì đã cam kết trong thỏa thuận nói trên thì Liên Hiệp Quốc, Mỹ và EU sẽ hủy bỏ những biện pháp bao vây, cấm vận lâu nay. Khi ấy, nước này lại có thể mở cửa và tiếp cận thị trường bên ngoài. Sau nhiều năm khó khăn, Iran có nhu cầu rất lớn về đầu tư phát triển, hiện đại hóa, đổi mới công nghệ...
Các doanh nghiệp EU hiện nhằm trước hết vào nguồn dầu lửa, xuất khẩu công nghệ và trang thiết bị cho khai thác lẫn lọc dầu ở Iran, vào xuất khẩu máy móc, thiết bị và phụ tùng thay thế cho ngành công nghiệp hàng không và đóng tàu.
Họ phải nhanh chân hơn Mỹ để tránh được tình cảnh "trâu chậm uống nước đục". Thật ra họ có nhiều lợi thế hơn giới kinh tế Mỹ nhưng ý thức được rằng tất cả sẽ nhanh chóng mất tác dụng một khi quan hệ Mỹ - Iran được bình thường hóa hoàn toàn. Phía Mỹ cần nhiều thời gian hơn để vượt qua chống phá trong nội bộ và những định kiến cố hữu lâu nay về Iran.
Trong khi đó, giới kinh tế EU có thể dựa trên truyền thống quan hệ hợp tác khi xưa với Iran. Họ nhanh chân lấy phần bởi có thể và phải tận dụng những lợi thế hiện có ấy.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Viễn cảnh giá dầu sau thỏa thuận hạt nhân Iran? Iran đang háo hức lấy lại danh hiệu đất nước xuất khẩu dầu hàng đầu sau khi đạt được thỏa thuận hạt nhân. Giá dầu thế giới sẽ đi xuống hay vẫn không trước thông tin này? Có nhiều yếu tố cho thấy giá dầu sẽ không giảm sau thỏa thuận hạt nhân Iran - Ảnh: Reuters Theo CNN hôm 14.7, giá dầu...