Thỏa thuận giữa Anh và EU góp phần bảo đảm ổn định cho người dân và doanh nghiệp
Trưởng đoàn đàm phán Liên minh châu Âu (EU), ông Michel Barnier nhận định rằng thỏa thuận thương mại đạt được với Anh góp phần đảm bảo sự ổn định cho người dân và doanh nghiệp của cả hai bên.
Trưởng đoàn đàm phán Liên minh châu Âu (EU) Michel Barnier. Ảnh: THX/TTXVN
Trả lời đài phát thanh Franceinfo, ông Barnier khẳng định EU và Anh đã cùng thực hiện lời hứa thúc đẩy Brexit có trật tự, và thỏa thuận đạt được 1 tuần trước hạn chót đã mang lại phần nào sự ổn định. Tuy nhiên, ông Barnier cho rằng vẫn còn một số yếu tố quyết định quan hệ tương lai của EU với Anh, bao gồm hợp tác chính sách đối ngoại.
Trong khi đó, theo các chuyên gia, thỏa thuận thương mại giữa Anh và EU xóa bỏ nỗi lo ngại kéo dài 4 năm rưỡi qua về Brexit không thỏa thuận, nhưng các thị trường tài chính Anh sẽ phải mất nhiều năm để hàn gắn “vết thương” do Brexit.
Trên thực tế, rủi ro Brexit không thỏa thuận đã đè nén triển vọng tăng trưởng và đầu tư của Anh kể từ tháng 6/2016 – thời điểm người dân Anh bỏ phiếu để quyết định rời EU với kim ngạch trao đổi thương mại song phương lên tới 1.000 tỷ USD mỗi năm.
Video đang HOT
Các nhà phân tích đang hối thúc giới đầu tư thu mua cổ phiếu bị định giá thấp của Anh, trong khi nhiều người cho biết họ đã mua vào đồng bảng Anh – hiện ở mức cao nhất trong 2 năm rưỡi qua. Hiện 1 bảng Anh đổi được 1,35 USD.
Giai đoạn chuyển tiếp Brexit sẽ kết thúc vào lúc 23h00 ngày 31/12 tới. Kể từ sau thời điểm này, mối quan hệ giữa hai bên sẽ thay đổi theo hướng hạn chế hơn nhiều so với hiện tại.
Thỏa thuận giữa Anh và EU sẽ giúp các doanh nghiệp hai bên có quyền tiếp cận các thị trường của nhau thuận lợi hơn rất nhiều so với các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới ( WTO), đảm bảo rằng hàng hóa mua bán giữa hai bên không phải đối mặt với hạn ngạch và thuế quan.
Theo đó, Anh là nền kinh tế duy nhất ngoài EU được tiếp cận thị trường chung châu Âu một cách rộng mở như vậy. Tuy nhiên, dù có được ưu đãi, Anh sẽ không được hưởng các quyền như khi là thành viên của thị trường chung và liên minh hải quan châu Âu.
Kể từ ngày 1/1/2021, hàng rào kiểm soát biên giới và hải quan cứng sẽ được dựng lên giữa Anh và EU. Hàng hóa qua lại giữa hai bên sẽ phải đối mặt với việc kiểm tra, kiểm soát và những thủ tục hải quan nhất định.
Anh - EU tiếp tục đàm phán: Chưa bên nào chịu nhượng bộ vào phút chót
Hôm qua (18/12), Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết, nước này và Liên minh châu Âu (EU) sẽ tiếp tục đàm phán về thỏa thuận thương mại hậu Brexit.
Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận rằng hai bên vẫn còn "một khoảng cách cần phải được khắc phục". Hiện tồn tại hai vấn đề lớn trong đàm phán là sân chơi công bằng và quyền đánh cá. Bất đồng về quyền đánh cá được coi là rào cản đáng kể nhất cho thỏa thuận cuối cùng.
Vài giờ trước khi đàm phán với người đồng cấp Anh, Trưởng đoàn đàm phán của EU, ông Michel Barnier cho biết, chỉ còn vài giờ nữa để 2 bên hướng vào con đường hẹp để có được thỏa thuận.
Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn kênh truyền hình SkyNews, Thủ tướng Anh Boris Johnson lại nói rằng, cánh cửa của phía Anh đã rộng mở, song EU nên nhìn nhận lại và thỏa hiệp: "Rõ ràng quan điểm của Vương quốc Anh luôn mong muốn tiếp tục đàm phán nếu có bất kỳ cơ hội đạt được thỏa thuận nào. Song, chúng tôi cần phải có quyền kiểm soát vùng biển của mình và quyền đánh bắt cá. Và chúng tôi sẽ không đồng ý với một hiệp ước không có hai điều cơ bản trên. Tuy nhiên, cánh cửa của chúng tôi vẫn mở. Chúng tôi sẽ tiếp tục đàm phán. Nhưng tôi phải nói rằng mọi thứ đang gặp khó khăn".
Dù tuyên bố là muốn có thỏa thuận, nhưng Thủ tướng Anh và chính phủ của ông cũng từng khẳng định sẽ vẫn "vui vẻ" rời đi và thực hiện trao đổi song phương theo các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), bởi với Anh, đây vẫn là một kết quả tốt.
Trên danh nghĩa Anh đã rời EU từ ngày 31/1 nhưng hai bên có khoảng thời gian chuyển tiếp kéo dài tới cuối năm 2020 để đàm phán thỏa thuận về quan hệ song phương thời kỳ hậu Brexit. Từ nửa đêm 31/12 tới, Anh sẽ chính thức chấm dứt mọi ràng buộc với EU dù có hay không có thỏa thuận để đảm bảo quan hệ song phương không bị cắt đứt đột ngột.
Đáng chú ý, việc hai bên cuối cùng "chia tay" mà không có thỏa thuận thương mại sẽ khiến mọi hoạt động giao thương phải thực hiện theo các quy định của WTO, với các rào cản thuế quan chặn đứng mọi dòng chảy thương mại vốn đã hội nhập suốt 47 năm qua. Cho đến thời điểm hiện tại, Anh và EU vẫn chưa thể giải quyết bất đồng đối với 2 nội dung cốt lõi, gồm quyền đánh bắt cá, cạnh tranh kinh tế bình đẳng.
Vài ngày trước, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen bày tỏ không mấy lạc quan về thỏa thuận đánh cá. London kiên quyết muốn nối lại toàn bộ quyền kiểm soát với vùng biển nước này sau khi rời khỏi thị trường chung EU. Chính phủ Anh thậm chí tuyên bố đã chuẩn bị sẵn sàng bốn tàu hải quân để bảo vệ vùng biển nước này, đối phó với các tàu cá EU trong trường hợp hai bên không thể đạt được một thỏa thuận thương mại tự do.
Theo kế hoạch, hai tàu Hải quân Anh được triển khai, cùng hai tàu sẵn sàng hỗ trợ sẽ có quyền ngăn chặn và kiểm tra tàu cá EU hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Anh trải dài 200 hải lý (320 km) tính từ bờ biển.
Trong khi đó, các thành viên EU, dù tôn trọng chủ quyền lãnh hải của Anh, song vẫn mong muốn duy trì hạn ngạch đánh bắt tại vùng biển của Anh và một thỏa thuận lâu dài để đem lại sự ổn định cho ngư dân. Trong dự thảo mới nhất ngày 10/12, EU muốn hai bên tiếp tục đánh bắt cá trong vùng biển của nhau trong 12 tháng, bắt đầu từ ngày 1/1/2021 và duy trì dịch vụ đường không, đường bộ, vận chuyển hàng hóa trong sáu tháng. Tuy nhiên, phía Anh đã không chấp nhận./.
Cần một thỏa thuận mới để hồi sinh thỏa thuận hạt nhân Iran Ngày 17/12, Tổng Giám đốc của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Rafael Grossi nhận định để hồi sinh thỏa thuận hạt nhân giữa Iran năm 2015 dưới thời Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden đòi hỏi phải đạt được thỏa thuận mới, trong đó đề ra cách thức tránh khả năng vi phạm thỏa thuận này. Bên trong...