Thoả thuận bí mật giữa Thụy Sĩ và Trung Quốc
Nội dung thỏa thuận năm 2015 giữa Bern và Bắc Kinh cho phép công an Trung Quốc đến Thụy Sĩ thẩm vấn một số cá nhân gần đây đã được tiết lộ.
Thỏa thuận giữa Thụy Sĩ và Trung Quốc đã được giữ kín trong nhiều năm. Ảnh: Getty Images
Tờ Guardian (Anh) cho biết thỏa thuận 5 năm này được ký kết từ năm 2015 và hết hiệu lực vào ngày 7/12. Nội dung thỏa thuận tạo điều kiện để công an Trung Quốc đến Thụy Sĩ thẩm vấn những công dân quốc tịch Trung Quốc mà Thụy Sĩ muốn trục xuất.
Theo đó, các chuyên gia từ Bộ Công an Trung Quốc được mời đến Thụy Sĩ trong 2 tuần để công tác. Một khi lời mời được đưa ra, Trung Quốc có thể lựa chọn nhân sự không cần sự thông qua từ chủ nhà Thụy Sĩ.
Video đang HOT
Ngoài ra, Thụy Sĩ cam kết giữ bí mật về danh tính của những người này và họ có thể nhập cảnh bằng thị thực du lịch. Báo cáo của các chuyên gia từ Bộ Công an Trung Quốc dành cho giới chức Thụy Sĩ cũng được đảm bảo giữ bí mật.
Tháng 8 vừa qua, Bộ Di trú Thụy Sĩ đã xác nhận về sự tồn tại của thỏa thuận này. Người phát ngôn Bộ Di trú Daniel Bach chia sẻ với truyền thông rằng nước này còn ký khoảng 50 thỏa thuận tương tự với các quốc gia khác như Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Philippines…
Bộ Di trú Thụy Sĩ đã khẳng định thỏa thuận này là cần thiết trong việc xử lý nhập cư trái phép. Bộ này cũng kiểm soát thông tin trao cho phía Trung Quốc.
Ngày 9/12, tổ chức Safeguard Defenders đã tiếp cận bản dịch bằng tiếng Anh có chi tiết về thỏa thuận này.
Công an Trung Quốc cam kết hỗ trợ cảnh sát Hong Kong
Bộ Công an Trung Quốc cam kết hướng dẫn và hỗ trợ cảnh sát Hong Kong xử lý các trường hợp vi phạm luật an ninh quốc gia.
"Chúng tôi phải chỉ đạo cảnh sát Hong Kong ngăn chặn bạo lực và gây rối, nhằm ngăn ngừa, trừng trị hành vi phạm tội của một nhóm rất nhỏ gây nguy hại cho an ninh quốc gia", Bộ Công an Trung Quốc (MPS) hôm 5/7 dẫn lời lãnh đạo bộ này trên website.
Trong một cuộc họp gần đây nhằm nghiên cứu và triển khai luật an ninh Hong Kong, lãnh đạo Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc cũng tuyên bố kiên quyết áp dụng và thực thi luật an ninh ở đặc khu.
Cảnh sát chống bạo động được triển khai để giải tán biểu tình phản đối luật an ninh ở Hong Kong hôm 24/5. Ảnh: Reuters.
"Chúng ta phải trừng phạt theo luật các hành vi phạm tội như ly khai, lật đổ, tổ chức khủng bố và thông đồng với các lực lượng nước ngoài để gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia", tờ Legal Daily dẫn một tuyên bố gần đây của Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc. Tuyên bố cho hay cơ quan này sẽ kiên quyết cùng với chính phủ, Phòng Bảo vệ An ninh Quốc gia và cảnh sát Hong Kong đảm bảo an ninh cho đặc khu.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc hôm 30/6 thông qua luật an ninh Hong Kong, hình sự hóa các tội ly khai, lật đổ, khủng bố và cấu kết với các thế lực nước ngoài hoặc bên ngoài để đe dọa an ninh quốc gia.
Bộ Công an và Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc là những đơn vị đầu tiên của chính phủ Trung Quốc lên tiếng về luật an ninh Hong Kong kể từ khi luật được thông qua, song không nêu chi tiết về cách các cơ quan này dự định hợp tác với cảnh sát Hong Kong để thực thi luật.
"Cơ chế liên lạc hiện tại giữa Bộ Công an Trung Quốc và Hong Kong sẽ tiếp tục và trên hết, mối quan hệ giữa bộ này và cảnh sát Hong Kong sẽ được tăng cường", Tian Feilong, giáo sư luật tại Đại học Hàng không Vũ trụ Bắc Kinh, nhận định.
Luật an ninh Hong Kong làm dấy lên lo ngại về số phận chính sách "một quốc gia, hai chế độ", cam kết cho Hong Kong mức độ tự trị cao khi đặc khu được Anh trao trả cho Trung Quốc năm 1997. Tuy nhiên, Bắc Kinh khẳng định luật này trên thực tế củng cố nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ", phục vụ lợi ích và hỗ trợ Hong Kong phát triển.
Trung Quốc tịch thu lượng tiền giả lớn nhất lịch sử Công an Trung Quốc tịch thu 6 tấn tiền giả trị giá 422 triệu nhân dân tệ khi truy quét đường dây làm tiền giả liên tỉnh. 16 thành viên đường dây sản xuất tiền giả bị bắt trong chiến dịch truy quét đồng loạt từ tỉnh Quảng Đông ở phía nam đến tỉnh Hắc Long Giang ở đông bắc Trung Quốc, Bộ...