Thỏa thuận an ninh Mỹ-Afghanistan có nguy cơ sụp đổ
Bất đồng về tương lai của lính Mỹ tại Afghanistan, đặc biệt là quyền miễn trừ, đang đe dọa đẩy thỏa thuận an ninh song phương giữa hai nước trước nguy cơ đỗ vỡ.
Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại cuộc họp báo ở thủ đô Kabul.
Dù cuộc họp đã được kéo dài tới 2 ngày (11-12/10) trong chuyến thăm không được báo trước, nhưng Tổng thống nước chủ nhà Afghanistan Hamid Karzai và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry vẫn không thể đạt được thỏa thuận về tương lai của lính Mỹ tại Afghanistan sau khi tất cả các lực lượng chiến đấu của NATO rút khỏi chiến trường này vào cuối năm 2014.
Một trong những nội dung gây bế tắc nhất là quyền miễn trừ dành cho các binh sĩ đồn trú Mỹ.
Video đang HOT
“Một vấn đề còn tồn tại là về quyền xét xử”, ông Kerry cố tránh dùng cụm từ “quyền miễn trừ” khi đề cập đến bất đồng giữa hai bên liên quan đến việc đưa những binh sĩ Mỹ bị cáo buộc phạm tội ra xét xử tại tòa án binh.
“Chúng tôi cần nói rằng nếu vấn đề này không được giải quyết thì sẽ không thể có một thỏa thuận an ninh song phương”, Ngoại trưởng Mỹ nói thêm khi cho biết vấn đề chính ngăn cản nỗ lực ký Thỏa thuận an ninh song phương (BSA) là vấn đề nước nào sẽ xét xử binh sĩ Mỹ phạm tội ở Afghanistan.
“Sau nhiều tháng đàm phán, Mỹ và Afghanistan đã đạt được một loạt thỏa thuận, ngoại trừ vấn đề miễn trừ cho binh sĩ Mỹ và nước ngoài”, Tổng thống Karzai xác nhận.
Nhà lãnh đạo Aghanistan cũng cho biết sẽ triệu tập hội đồng bô lão quốc gia để thảo luận về vấn đề miễn trừ truy tố cho binh sĩ nước ngoài vì điều này “vượt quá thẩm quyền của chính phủ”.
Trước đó, ông Kerry đã quyết định tới thăm Afghanistan sau khi đột ngột hủy bỏ chặng dừng chân tại Philippines với lý do tránh bão. Ban đầu, ông chỉ dự kiến thăm Afghanistan một ngày, nhưng sau đó đã phải kéo dài thời gian lưu lại Kabul nhằm cố gắng đạt được thỏa thuận an ninh về việc cho phép 5.000 – 10.000 lính Mỹ ở lại Afghanistan sau năm 2014 để vừa tiếp tục cuộc chiến chống al-Qaeda, vừa giúp Afghanistan huấn luyện quân đội.
Vũ Anh
Theo Dantri
Việt Nam-Hoa Kỳ ký hiệp định hạt nhân dân sự
Ngày 10/10, bên lề Hội nghị thượng đỉnh Đông Á ở Brunei, Việt Nam và Mỹ đã ký tắt hiệp định về sử dụng nguyên liệu hạt nhân vì mục đích hòa bình.
Bộ trưởng Ngoại giao hai nước Việt Nam, Hoa Kỳ ký tắt Hiệp định hợp tác về sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình. Ảnh VGP/Nhật Bắc.
Hiệp định hợp tác về sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, còn gọi là hiệp định "123", đươc Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Pham Binh Minh và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ky kết. Hiêp đinh sẽ cho phep cac công ty My vao thi trương Viêt Nam thông qua hoat đông chuyên giao công nghê va nhiên liêu hat nhân.
Quan chưc hai bên ca ngơi đây "là một tiến triển tích cực, là bước đi quan trọng trong việc tạo cơ sở pháp lý cho việc Việt Nam tiếp cận công nghệ cao của Hoa Kỳ về năng lượng hạt nhân và thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân dân sự trong tương lai".
Theo AFP, trong lễ ký kết, Ngoại trưởng Kerry nhấn mạnh rằng Việt Nam là thị trường lớn thứ hai ở Đông Á về năng lượng nguyên tử, chỉ sau Trung Quốc, được dự báo là sẽ lên đến 50 tỷ đôla từ đây đến năm 2030.
Theo một quan chức cao cấp của chính quyền Mỹ, Việt Nam hiện "có thành tích rất tốt về mặt không phổ biến hạt nhân và là một yếu tố đáng tin cậy của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế".
Hiệp định khung về hạt nhân dân sự Mỹ -Việt còn phải chờ được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua. Trong khi đó, Quốc hội Việt Nam cách đây vài năm cũng đã thông qua việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân, với mục tiêu đưa lò phản ứng hạt nhân đầu tiên vào hoạt động từ năm 2020
Theo Dantri
Ngoại trưởng Mỹ hủy thăm Philippines Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 10/10 đã thông báo hủy chuyến thăm dự kiến tới Philippines nhưng cam kết sẽ trở lại trong vòng một tháng. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. Ngoại trưởng Kerry đã có một chuyến đi đầy khó khăn tới Đông Nam Á lần này. Phát biểu tại cuộc họp báo chung với người đồng cấp Philippines Albert del...