Thợ xây thủng phổi sau nhiều năm hút 1 bao thuố.c l.á mỗi ngày
Các bác sĩ phát hiện phổi của bệnh nhân có nhiều bóng giãn, phế nang có nhiều bóng khí do phổi bị thủng, tràn khí vào màng phổi khiến phổi bị xẹp, không giãn nở được gây khó thở.
Ngày 2/12, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh nhân N.B.T (sinh năm 1969, ở Đông Anh, Hà Nội) được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, đau nhói vùng ngực phải, khi hít vào càng đau quặn hơn không chịu được.
Theo gia đình kể lại, trước hôm nhập viện, anh T vẫn đi làm công trình như mọi ngày. Chiều tối về nhà anh cảm thấy mệt mỏi hơn do công việc trong ngày hôm đó gắng sức nhiều. Đến nửa đêm, anh T thấy khó thở không ngủ được, đau nhói vùng ngực phải. Khi hít vào càng đau quặn hơn, đau đẩy phần ngực không chịu được. Ngay lập tức anh được người nhà đưa đi cấp cứu.
Nhập viện, anh được các bác sĩ chẩn đoán tràn khí màng phổi và được đặt ống dẫn lưu cấp cứu kịp thời, hỗ trợ thở. Sau cấp cứu, anh T được thăm khám toàn diện và phát hiện phổi có nhiều bóng giãn, phế nang có nhiều bóng khí do phổi bị thủng, tràn khí vào màng phổi khiến phổi bị xẹp, không giãn nở được gây khó thở.
Tiếp đó, anh T được chuyển lên Khoa Hồi sức tích cực, được đặt ống dẫn lưu liên tục, đặt máy hỗ trợ thở.
Được biết, anh T là thợ xây dựng, có tiề.n sử hút thuố.c nhiều năm (trung bình 1 bao/ngày). Thời gian gần đây, anh giảm liều lượng hút thuố.c bởi do thấy sức khỏe không được như trước và cũng do ảnh hưởng bởi kinh tế.
Phổi của bệnh nhân có nhiều bóng giãn, phế nang có nhiều bóng khí cần phẫu thuật nội soi ngay.
BSCKII Khiếu Mạnh Cường, bác sĩ chuyên ngành Ngoại – Lồng ngực, Khoa Ngoại Gan mật và Ung bướu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết: “Phổi của bệnh nhân có nhiều bóng giãn, phế nang có nhiều bóng khí. Trên bề mặt nhu mô phổi có nhiều điểm yếu cần phải tiến hành phẫu thuật nội soi lồng ngực nhằm tránh bị tái phát tràn khí màng phổi lại”.
Video đang HOT
Bác sĩ Cường phân tích: “Tràn má.u – tràn khí màng phổi, tràn khí màng phổi có van là tình trạng khá nguy hiểm, nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời thì tình trạng này sẽ ngày càng nghiêm trọng. Bệnh nhân sẽ bị suy hô hấp hoặc mất má.u có thể gâ.y số.c trong trường hợp tràn má.u, tràn khí, nguy cơ t.ử von.g cao. Trong các cách xử lý tràn khí màng phổi thì phẫu thuật nội soi lồng ngực là cách tốt nhất để giải quyết hiệu quả và dứt điểm tình trạng này”.
Theo các bác sĩ, phẫu thuật nội soi điều trị tràn khí màng phổi là phương pháp điều trị ít xâm lấn, giảm đau sau mổ, rút ngắn thời gian hậu phẫu. Thao tác mổ nội soi ưu việt hơn mổ mở đặc biệt trong phẫu thuật lồng ngực. Mổ nội soi, bác sĩ có thể đưa ống nội soi vào tất cả các vùng, kể cả những vùng ở sâu trong lồng ngực mà mổ mở không dễ dàng quan sát được. Phẫu thuật nội soi không chỉ giúp giảm tỷ lệ tái phát bệnh mà còn mang lại tính hiệu quả về thẩm mỹ.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân sau phẫu thuật.
Sau phẫu thuật 5 ngày, bệnh nhân T đã hồi phục sức khỏe và bắt đầu tiến hành tập phục hồi chức năng hô hấp với các bài tập thở, ho, khạc, thổi bóng nhằm giúp phổi nở tốt, chống xẹp phổi và giúp đẩy dịch tiết ra hết bên ngoài.
“Với những bệnh nhân khó thở, ngất, người sơ cứu cần xem xét kỹ tình trạng của người bệnh, tránh ép tim cấp cứu khiến không khí càng tràn qua lỗ thủng vào màng phổi gây chèn ép phổi chặt lại khiến bệnh nhân có nguy cơ t.ử von.g rất cao”, bác sĩ Khiếu Mạnh Cường lưu ý.
Nhóm người cần cảnh giác với ung thư đường tiêu hóa
Ung thư đường tiêu hóa bao gồm ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, ung thư thực quản... Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm tỷ lệ chữa khỏi có thể lên đến 95%
Ung thư đường tiêu hóa là những tổn thương ác tính ở đường tiêu hóa bao gồm: thực quản, khoang miệng, dạ dày, đại trực tràng, ruột non, ống hậ.u mô.n. Bất kể vị trí nào thuộc đường tiêu hóa cũng có thể xuất hiện tổn thương ung thư.
Ai cần tầm soát ung thư đường tiêu hóa?
Để phát hiện sớm ung thư đường tiêu hóa chính xác nhất đó là nội soi tiêu hóa. Do ở giai đoạn đầu khi những tổn thương mới xuất hiện trên bề mặt niêm mạc thường chưa hình thành khối u và chưa gây ra những biến đổi ở má.u, chức năng khiến người bệnh ít có biểu hiện rõ ràng.
Nội soi đường tiêu hóa là phương pháp duy nhất để các bác sĩ có thể quan sát niêm mạc đường tiêu hóa và tìm ra các biến đổi nếu có. Ngoài ra, các phương pháp như xét nghiệm má.u hay những phương pháp khác cũng không thể phát hiện sớm được ung thư đường tiêu hóa chính xác được như nội soi.
Nội soi đường tiêu hóa là cách duy nhất giúp phát hiện sớm những tổn thương ung thư ở đường tiêu hóa.
Không phải đối tượng nào cũng có nguy cơ mắc và cần tầm soát ung thư đường tiêu hóa. Tuy nhiên, có một số đối tượng sau sẽ có nguy cơ mắc ung thư đường tiêu hóa cao hơn và nên tầm soát thường xuyên hơn.
- Người có tiề.n sử gia đình mắc ung thư đường tiêu hóa hoặc các bệnh lý di truyền liên quan đến ung thư nói chung.
- Người từ 40 tuổ.i trở lên: nguy cơ mắc các bệnh lý ung thư đều tăng theo độ tuổ.i. Dựa trên nghiên cứu của 2 quốc gia Nhật Bản và Hàn Quốc, khuyến cáo những người từ 40 tuổ.i trở lên kể cả không có triệu chứng gì bất thường vẫn nên tầm soát ung thư với tần suất 2 năm/lần.
- Người mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa kéo dài như: trào ngược dạ dày kéo dài, co thắt tâm vị, viêm dạ dày mạn tính/có vi khuẩn HP, bệnh Cronhn, viêm loét đại trực tràng, đa polyp dạ dày...
- Người có lối sống không khoa học: ăn nhiều đồ chua cay, dầu mỡ, đồ ăn nhanh, thói quen ít vận động và sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuố.c l.á...
Người bệnh có thể kết hợp tầm soát ung thư khi thăm khám sức khỏe hoặc trong trường hợp gặp vấn đề về đường tiêu hóa và được bác sĩ chỉ định nội soi tiêu hóa, lúc này có thể kết hợp thêm tầm soát.
Ung thư đường tiêu hóa khá phổ biến, với tỷ lệ mắc và t.ử von.g cao trên toàn cầu.
Ung thư đường tiêu hóa có chữa được không?
Trong các loại ung thư đường tiêu hóa, thường gặp nhất là ung thư đại tràng, ung thư trực tràng và ung thư dạ dày. Tùy vào tình trạng người bệnh cũng như loại ung thư mắc phải, các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị.
Chủ yếu có 3 phương pháp chính khi điều trị ung thư đường tiêu hóa là phẫu thuật, hóa trị, xạ trị. Trong đó, phẫu thuật là phương pháp được xem là phương pháp chủ đạo để cắt bỏ các khối u cũng như nạo vét tổ chức hạch xung quanh, giảm nhẹ triệu chứng cho người bệnh...
Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, tỷ lệ chữa khỏi có thể lên đến 95%. Tuy nhiên, thường ở giai đoạn sớm bệnh ít có biểu hiện và chỉ có thể phát hiện thông qua tầm soát.
Ở giai đoạn muộn, ung thư đường tiêu hóa sẽ có các biểu hiện như:
- Nuốt nghẹn, nuốt vướng
- Chán ăn
- Gầy, sút cân không rõ lý do
- Rối loạn tiêu hóa
Ho khan cả tháng, cụ ông đi khám bỗng phát hiện mắc bệnh hiếm Ông C.T.H. (76 tuổ.i, Bắc Ninh) xuất hiện ho khan, kéo dài suốt 1 tháng với mức độ tăng dần. Tới bệnh viện khám, bác sĩ bất ngờ phát hiện ông H mắc bệnh hiếm gặp. Ho khan kéo dài suốt cả tháng nhưng dùng thuố.c vẫn không đỡ, ông C.T.H được người thân đưa tới bệnh viện khám. Sau thăm khám lâm...