Thơ vui
Cô dê chú rẩu
ảnh minh họa
Hôm nay đám cưới của em.
Họ hàng hang hốc đến xem rộn ràng.
Đáng nhẽ pháo nổ đùng đoàng.
Nhưng vì cấm pháo, cả làng im re.
Tám giờ có 1 chiếc xe.
Cắm đầy hoa hoét le te đi vào.
Trẻ con bu tới ào ào.
Đứa thì sờ lốp, đứa vào bóp phanh.
Mẹ em la ó thất thanh.
Tiên sư bố lũ trẻ ranh quê mùa.
Bố em thấy thế nói đùa.
Bà lên thành phố mới vừa mấy năm.
Trang điểm thuê hết năm trăm.
Đang từ đầu ngõ xăm xăm đi vào.
Gặp ai cũng toét miệng chào.
Thì ra éo biết đứa nào cô dâu.
Chín giờ khách khứa đã bâu.
Ồn ào náo nhiệt như trâu xổng chuồng.
Cô dâu trang điểm trong buồng.
Một lũ gái gú dựa tường đứng xem.
Mười giờ đã thấy bem bem.
Xe nhà chú rể màu kem, đi vào.
Chú rể đáng mặt anh hào.
Cao đúng mét rưỡi, đang chào bà con.
Chủ hôn đứng dậy lon ton.
Quát tháo inh ỏi như còn thanh niên.
Hai họ chào hỏi liên miên.
Cô dê chú rẩu thì đần mặt ra.
Mong sao đám cưới qua loa.
Để đêm hí hí, thế là xong phim.
Bao năm mỏi gối đi tìm.
Giờ coi như đã chết chìm cùng nhau.
Chủ hôn nói một lúc lâu.
Bỗng nhiên Mic tịt ( đầu dây bị chờn).
Chả biết làm cách nào hơn.
Chủ hôn ngồi xuống kệ con bà mày.
Bây giờ đến đoạn trao tay.
Chú rể rút nhẫn mặt mày buồn thiu.
Khách khứa thì líu tìu tìu.
Đứa bảo 2 chỉ, đứa thì một cây.
Cô dâu hỏi nhỏ : vàng tây?
Chú rể quắc mắt : tây thế éo nào?
Nhẫn anh mua ở Hàng Đào.
Em an tâm nhớn, Thôi, vào thắp hương.
Cả 2 đứng trước hương đường.
Cô dâu tranh thủ soi gương, vuốt đầu.
Chú rể nét mặt âu sầu.
Cắm đầu xuống vái, rất lâu, rồi chuồn.
Cô dâu cũng có vẻ buồn.
Nắm tay bà mẹ, lệ tuôn ầm ầm.
Chú rể đóng cửa đánh rầm.
Cô dâu giật thót, đâm đầu vào xe.
Đến chiều đám cưới vắng hoe.
Cô dâu gọi điện: đã về đến nơi.
Bố em thở hắt một hơi.
Thế là cục nợ có nơi rước rùi…
Theo trí thức trẻ
Ngôi làng nơi cha mẹ cưới chồng cho con dâu
Thương con dâu trở thành góa phụ sau bão Chanchu, nhiều ông bố bà mẹ ở Quảng Nam đã mai mối, cưới chồng mới cho con.
Video đang HOT
12 năm trước, vợ chồng ông Nguyễn Văn Nãi (71 tuổi) và bà Lê Thị Bảy (67 tuổi, xã Bình Minh, Thăng Bình, Quảng Nam) có người con trai đầu mất tích trong bão Chanchu. Anh ra đi để lại người vợ 22 tuổi và đứa con bảy tháng tuổi.
Vợ chồng ông Nguyễn Văn Nãi và bà Lê Thị Bảy kể lại chuyện cưới chồng cho con dâu. Ảnh: Đắc Thành.
Chứng kiến chị Hoa đang còn trẻ nhưng thiếu bờ vai dựa dẫm, vợ chồng ông Nãi nhiều lần khuyên con dâu đi lấy chồng khác, nhưng chị khước từ. Rất nhiều lần ông Nãi mai mối, mong con dâu tìm được bến đậu mới, nhưng chị từ chối với lý do "đợi chồng về".
Sau 11 năm không còn hy vọng chờ chồng về, cùng với việc động viên của cha mẹ chồng, chị Hoa đồng ý đi bước nữa. Cuối năm 2017, chị gá nghĩa với người đàn ông 34 tuổi, đã có một đời vợ và hai con.
Ngày chị Hoa dẫn chồng tương lai về xin phép ba mẹ chồng để hai người sánh duyên, ông bà Nãi rất vui. "Bao năm chúng tôi xe duyên, khuyên bảo con dâu đi lấy chồng thì nay đã thành hiện thực. Con đã tìm được người thương yêu để vun đắp cuộc sống tương lai", ông Nãi nói.
Trước ngày cưới của con dâu, ông Nãi đến gặp cha mẹ ruột của Hoa xin phép tổ chức lễ cưới, nhưng họ nói đã gả con cho gia đình ông nên tự quyết mọi chuyện. Vợ chồng ông Nãi đứng ra làm chủ hôn và lo liệu mọi thử.
Lễ cưới diễn ra, cha mẹ ruột chị Hoa đến với với tư cách khách mời. "Đám cưới tổ chức ở nhà tôi, ngày đưa con dâu về nhà chồng, tôi đứng ra gửi gắm con dâu lại cho gia đình thông gia, để họ chăm sóc, yêu thương nó", ông Nãi nhớ lại.
Vợ chồng ông Nãi (bên trái) đứng ra tổ chức đám cưới cho con dâu. Ảnh: Đắc Thành.
Trong lễ cưới, chị Hoa bật khóc khiến nhiều người không cầm được nước mắt. Trước hàng trăm quan khách hai họ, chồng chị Hoa xin được gọi ông Nãi, bà Bảy là cha mẹ và trở thành con rể của gia đình.
Không giấu được niềm vui, bà Bảy kể mới đây con dâu có con với chồng mới. "Tâm nguyện lâu nay của vợ chồng tôi đã được thực hiện, con trai tôi ở dưới suối vàng cũng được yên lòng", bà Bảy nói và cho hay dù công việc bận rộn, vợ chồng chị Hoa thường xuyên ghé thăm vợ chồng ông bà.
Cảm ơn cha mẹ chồng cũ, chị Hoa chia sẻ từ khi chồng mất tích, chị nghĩ sẽ ở vậy để nuôi con và chăm sóc cha mẹ chồng. Chị luôn xem cha mẹ chồng như người dứt ruột đẻ mình ra. "Tôi sẽ ghi nhớ công ơn của cha mẹ chồng. Hơn 10 năm được chung sống với ông bà, tôi được yêu thương như con gái", chị nói.
Đồng cảnh ngộ với vợ chồng ông Nãi, ông Nguyễn Văn Nghĩa và bà Nguyễn Thị Tới (cùng 68 tuổi, xã Bình Minh) có con trai mất tích trong bão Chanchu. Con trai ông Nghĩa ra đi để lại vợ là chị Linh (21 tuổi) và con trai mới sinh.
Ông Nguyễn Văn Nghĩa và bà Nguyễn Thị Tới luôn động viên con dâu lấy chồng mới khi con trai mất tích. Ảnh: Đắc Thành.
Sau bốn năm, ông Nghĩa thương con dâu nên nhờ người mai mối tìm chồng. Không đứng ngoài cuộc, bà Tới luôn khuyên bảo con dâu đi bước nữa và hạnh phúc đã đến với chị Linh khi được một người đàn ông xã bên yêu thương.
Ngày cưới, vợ chồng ông Nghĩa đứng ra tổ chức. Họ làm chủ hôn cho đôi vợ chồng, còn người thân của chị Linh được mời đến chung vui.
Theo bà Tới, chị Linh có thêm hai đứa con với người chồng mới. Cuộc sống không mấy khá giả nhưng gia đình rất hạnh phúc. Mỗi lúc gia đình bà Tới có chuyện đại sự, gia đình chị Linh có mặt đầy đủ.
"Con trai tôi không may mất sớm nhưng mình không thể để cho con dâu trẻ ở vậy suốt đời được. Chúng tôi luôn động viên con dâu đi bước nữa và giờ thấy con hạnh phúc nên rất mãn nguyện", bà Tới bộc bạch.
Tháng 5/2006, bão Chanchu xuất hiện trên biển Đông khiến 86 người ở xã Bình Minh (Thăng Bình, Quảng Nam) thiệt mạng. 20 gia đình có 2-3 người bị nạn. Những người chết và mất tích đều là lao động chính trong các gia đình nghèo. Từ đó, xã Bình Minh được gắn với cái tên "xã Chanchu" hay "làng Chanchu".
*Tên con dâu được thay đổi.
Đắc Thành
Theo Vnexpress
Đám cưới cổ tích của cặp chị em sinh đôi và anh em song sinh Mỹ Hai chị em sinh đôi nhà Deane làm đám cưới với anh em song sinh nhà Salyers trong buổi lễ do hai quan chức giống hệt nhau làm chủ hôn. Từ trái sang: Jeremy, Briana, Brittany và Josh tại hôn lễ do hai quan chức song sinh chủ trì hôm 4/8. Ảnh: Facebook Đám cưới cổ tích diễn ra hôm 4/8 trong Ngày...