Thợ săn lùng sục, loại chim quý ở vùng biển Kỳ Xuân rời bỏ chốn quen
Đã khá lâu rồi, người dân làng biển Kỳ Xuân (huyện Kỳ Anh – Hà Tĩnh) không còn thấy bóng dáng loài chim cu kỳ.
Những phát súng đùng đoàng, những bữa tiệc thịt cu kỳ đã khiến loài chim này rời bỏ dần chốn quen…
Rời bỏ vùng đất quen…
Cu kỳ – loài chim quý gắn bó với người dân vùng biển Kỳ Xuân (huyện Kỳ Anh) hàng mấy chục năm qua, với cảnh từng đàn đậu trên những mỏm đá xanh nhấp nhô sóng biển giờ đã thành dĩ vãng.
Vùng biển tuyệt đẹp ở Kỳ Xuân từng là bãi đáp của cu kỳ
Gặp lão nông Trần Văn Hạnh (SN 1962, thôn Lê Lợi, xã Kỳ Xuân), người sống ngay phía dưới chân núi Chóp Cờ sát vách biển, nghe ông kể câu chuyện về loài chim này mới cảm nhận hết được sự tiếc nuối: “Tôi sống ở đây, cũng từng là người đi săn bắt cu kỳ để mưu sinh, nhưng đã lâu lắm rồi tôi từ bỏ nghề đi săn. Cu kỳ giờ không thấy đâu, mà người đi săn ở các vùng lân cận vẫn ngày đêm sục sạo khắp nơi.
Hồi xưa cha ông bẫy bằng tre nứa thô sơ, cả buổi may ra được một đôi con. Sau này, cu kỳ được thu mua với giá cao, người ta sử dụng mọi phương tiện để tận diệt, chim vì thế mà cũng rời bỏ vùng đất này…”.
Ông Hạnh chỉ tay về phía đỉnh núi Chóp Cờ, nơi trước đây loài chim cu kỳ hay cư ngụ
Từ tháng 4 âm lịch, theo kinh nghiệm xưa là thời điểm bắt đầu loài chim cu kỳ di trú về Kỳ Xuân nhiều nhất. Loại chim quý hiếm này có thời điểm được thu mua lên đến gần cả triệu đồng mỗi con, chính vì vậy, cánh thợ săn vẫn không thể từ bỏ “miếng mồi” ngon.
Video đang HOT
Nguy hại hơn, việc săn bắn cu kỳ đang trở thành một thú chơi, thu hút một bộ phận dân chơi thị thành đổ về đây vào những ngày nghỉ.
Loài chim cu kỳ gắn liền với hình ảnh Kỳ Xuân nay không còn mấy ai thấy
Ông Trần Văn Lực (SN 1968, thôn Lê Lợi, xã Kỳ Xuân) nói: “Tôi ở ngay gần sát khu vực thường hay săn bắn cu kỳ của cánh thợ săn, họ dấu các khẩu súng hơi có ống ngắm ở trên rừng rồi cứ thế mà bắn trộm.
Cu kỳ đang càng ngày bị tận diệt, rất mong chính quyền địa phương vào cuộc để bảo vệ loài chim gắn liền với hình ảnh thân quen của Kỳ Xuân…”.
Chính quyền và người dân chung tay bảo vệ
Anh Nguyễn Xuân Tân (SN 1977, thôn Xuân Thắng, Kỳ Xuân), chủ nhà hàng Hải Âu – một trong những nhà hàng lớn nhất nhì ở Kỳ Xuân cho biết: “Là người con của Kỳ Xuân, việc loài chim cu kỳ dần biến mất cũng khiến chính bản thân tôi phải suy nghĩ, mặc dù nó đem lại giá trị kinh tế cao trong kinh doanh.
Các nhà hàng ở bãi biển Kỳ Xuân đã cam kết không thu mua cu kỳ dù đang sống hay đã chết, thay vào đó là khuyến khích tiêu dùng các món hải sản khác
Hiện tại, việc đầu tiên mà chúng tôi có thể làm là không thu mua các loài chim này, gạch tên danh sách trong thực đơn bán hàng. Hiện trên trang Facebook của nhà hàng thông báo rộng rãi việc không thu mua và tổ chức bán thịt loại chim này. Qua đây chúng tôi cũng mong muốn chính khách hàng chung tay bảo vệ loại chim quý bằng cách không gọi các món ăn liên quan đến cu kỳ.”
Cặp chim trống mái được ông Lực nâng niu, dù giá cao đến mấy cũng không bán
Là người nuôi 1 cặp trống mái cu kỳ còn sống, ông Trần Văn Lực, chủ nhà hàng Bảy Lài khẳng định: “Giờ có ai trả giá cao bao nhiêu tôi cũng không bán.
Bởi khi nhìn thấy chúng nhắc nhớ cho tôi nhiều kỷ niệm. Tôi nuôi chúng là để bảo tồn giống chim quý ở vùng biển Kỳ Xuân. Quán chúng tôi cũng cam kết với chính quyền địa phương sẽ không thu mua loài chim này để kinh doanh, buôn bán…”.
Chính quyền và người dân cùng vào cuộc chung tay bảo vệ cu kỳ, hy vọng thời gian tới Kỳ Xuân sẽ trở lại thành nơi trú ngụ của loài chim quý
Trước thực trạng loài chim cu kỳ ở Kỳ Xuân đang bị tận diệt, chính quyền xã, trực tiếp là Công an xã Kỳ Xuân đã tổ chức vận động tuyên truyền, ký cam kết việc không săn bắn, thu mua nhằm bảo tồn giống chim quý của địa phương.
Đại úy Nguyễn Cao Khoa – Trưởng Công an xã Kỳ Xuân chia sẻ: “Không chỉ chính quyền địa phương mà rất nhiều người dân bày tỏ mong muốn bảo tồn chim cu kỳ, bởi vì đây không chỉ là loài chim quý mà còn là hình ảnh gắn liền với đời sống văn hóa của người dân địa phương…”.
Chuyện một thầy giáo bỏ phố lên rừng
Chia sẻ của thầy giáo Nguyễn Thanh Tùng, 49 tuổi về quyết định rời bỏ Hà Nội để lên cao nguyên Mộc Châu sinh sống...
Khi quyết định chuyển cả nhà từ Hà Nội lên Mộc Châu sinh sống, tôi mất ngủ một tuần.
So với nhiều người, cuộc sống gia đình tôi ở Hà Nội đang rất ổn. Chúng tôi sinh sống ở một trong những khu chung cư đắt đỏ nhất thủ đô. Tôi và vợ điều hành trung tâm dạy Toán cho các em học sinh từ lớp 1 đến lớp 12, thu nhập ổn định, đủ để có cuộc sống tốt giữa Thủ đô.
Thầy giáo Nguyễn Thanh Tùng.
Gia đình tôi là dân Hà Nội gốc, nhưng có truyền thống đến một giai đoạn nào đó trong cuộc đời đều bỏ Hà Nội để đi sinh sống ở nơi khác. Ông tôi sống dưới chân núi Bài Thơ, bố tôi chọn vùng Côn Sơn-Kiếp Bạc, còn tôi lại thích vùng cao nguyên Mộc Châu bốn mùa hoa trái trĩu trịt này.
Thực ra quyết định chuyển lên Mộc Châu sống đến một cách tình cờ và tự nhiên. Những ngày cuối tuần, chán nản Thủ đô ồn ào và khói bụi, tôi và cả gia đình thường rong ruổi đến những mảnh đất xa xôi. Không như những vùng miền khác bị xâm chiếm bởi đô thị hóa nặng nề và tàn bạo, Mộc Châu vẫn giữ nguyên những nét mộc mạc, dân dã. Khí hậu mát mẻ, sản vật phong phú, người dân hiền lành, thân thiện. Tôi chợt nghĩ: tại sao mình không lên đây sinh sống?
Cao nguyên Mộc Châu.
Mọi thứ sau đó đơn giản đến không ngờ. Tôi mua lại mảnh đất của người bạn với giá rất rẻ, một người bạn khác ngỏ ý tặng tôi một căn nhà sàn. Cuộc sống trên này cũng không tốn kém, chỉ vài triệu đồng là cả nhà đủ sinh hoạt trong một tháng. Và điều quan trọng nhất là tôi vẫn được tiếp tục những công việc mình đang dang dở, tâm huyết. Các giáo viên tại trung tâm sau thời gian dài làm việc đã chững chạc. Tôi có thể quản lý công việc từ xa, vẫn có thể dạy học. Nghĩ đến cảm giác bật máy tính lên, ngồi dạy bọn trẻ con giữa khung cảnh rừng núi thật là tuyệt.
Song điều khiến tôi băn khoăn nhất chính là việc học của các con. Con trai út sau 1 tháng sống ở Mộc Châu, nó bảo với bố: "Con không muốn sống ở Hà Nội nữa. Tại sao cả nhà ta không chuyển lên Mộc Châu đi?". Và thế là những nặng lòng níu kéo đã được giải tỏa. Cả gia đình tôi khăn gói quả mướp lên Mộc Châu, dù cũng chưa hình dung được hết những điều gì đang đợi mình phía trước.
Nhiều người lo ngại việc học hành của lũ trẻ sẽ bị ảnh hưởng khi chuyển đến những vùng sâu, vùng xa. Song tôi lại có quan niệm khác. Con gái thứ 2 của tôi đã nghỉ học từ năm lớp 10 để tự học ở nhà. Sau hơn một năm áp dụng phương pháp này, con đã có kỹ năng tự học rất tốt, thậm chí còn đi dạy thêm tiếng Anh và tiếng Đức cho các em nhỏ, đồng thời bổ túc kỹ năng tự học cho các bạn cùng lứa. Khi con út lên Mộc Châu, vợ chồng tôi cũng thống nhất sẽ cho con tự học ở nhà, không đến trường.
Thông thường, người lớn mong muốn những điều hoàn hảo, trang bị kiến thức toàn diện cho lũ trẻ. Song quan điểm giáo dục của tôi chỉ gói gọn trong 2 chữ: gợi mở. Giáo dục không phải là áp đặt kiến thức cho lũ trẻ, giáo dục chính là gợi mở cho trẻ những vấn đề để chúng tự nghiên cứu. Năng lực vượt trội của trẻ con chính là tự lấp đầy. Theo quan điểm của tôi, kiến thức ở nhà trường phổ thông hiện đang quá nặng, chúng ta đừng bắt bọn trẻ con học quá nhiều sách vở. Mà hãy dạy chúng tự học, tự đọc. Vận dụng được kiến thức mới là điều quan trọng nhất.
Chiêm nghiệm lại cả quãng đường đời bôn ba ngang dọc với đồng tiền, tôi nhận ra khi càng kiếm được nhiều tiền, tôi lại sống không hạnh phúc. Song sau mỗi giai đoạn thất bại, khi lui về liếm láp vết thương, sống yên an tự tại, tôi lại thấy chính thời khắc đó mình mới hạnh phúc. Ở tuổi 49, tôi bắt đầu mày mò học việc dựng nhà sàn, làm chuồng trại, trồng cây, nuôi gà... Sẽ vất vả hơn rất nhiều so với việc nằm trong phòng điều hòa mát lạnh, lái xe đi ăn nhà hang sang trọng. Song cuộc sống mới giữa chốn thiên nhiên đem lại cho tôi và gia đình nhiều điều hứng khởi.
Thời trẻ, như bao thanh niên, tôi khao khát làm những việc kỳ vĩ, thay đổi thế giới. Tôi muốn kiếm thật nhiều tiền, mở ra những ngôi trường hoành tráng, hiện đại.
Còn bây giờ, hạnh phúc của tôi chỉ đơn giản được là chính mình. Và làm những điều mình thích./.
Những người mê chim trời Bởi niềm đam mê, sự yêu thích các loài chim trời mà họ đã bỏ tiền, công lao động nhiều năm trời để gây dựng, phát triển nên những khu vườn nuôi chim, cò, vạc... Nhờ có những người như anh Thanh, ông Tư Tỷ mà đàn cò có môi trường lý tưởng để trú ngụ. Chiều chủ nhật, chúng tôi đến tham...