“Thờ ơ” với cân nặng dễ gây nguy hiểm
Các nhà khoa học bệnh viện Mayo ở Rochester, Mỹ đã chỉ ra không chỉ những người béo phì mới có nguy cơ sức khỏe cao mà ngay cả những người cân nặng bình thường nhưng có vòng 2 thừa mỡ vẫn mắc các bệnh nguy hiểm như tim mạch, tiểu đường, đột quỵ… đe dọa sức khỏe.
Hiểm họa từ sự chủ quan về cân nặng
Béo phì đã trở thành mối lo ngại của toàn cầu trước sự gia tăng nhanh chóng của bệnh và những hậu quả đe dọa lâu dài đến sức khỏe, tuổi thọ, làm gia tăng nguy cơ đối với các bệnh mãn tính. Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một số vùng n cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe.
Dựa trên sự phân bố của mỡ dự trữ trong cơ thể, người ta phân loại béo phì thành 3 loại: thừa cân vùng thấp, thừa cân ngoại vi và thừa cân trung tâm. Đối với thừa cân ngoại vi, mỡ thừa được phân bố tập trung ở chân tay, ngực… Thừa cân ở vùng thấp thường gặp ở phụ nữ, mỡ thừa tập trung ở mông, đùi. Hai dạng thừa cân này không gặp nhiều nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe. Ví dụ minh chứng rõ nét nhất cho kết luận trên chính là hình ảnh của các võ sĩ Sumo Nhật Bản. Trung bình 1 võ sĩ Sumo có cân nặng từ 130-250kg và họ rất mạnh khỏe.
Còn đối với thừa cân trung tâm, mỡ thừa tập trung chủ yếu tại một khu vực như bụng, nơi chứa nhiều cơ quan nội tạng quan trọng nhất. Mỡ bụng là sự tổng hợp của mỡ bụng toàn phần, mỡ nội tạng và mỡ vùng da bụng. Những người không béo nhưng có mỡ bụng cũng có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch, đường huyết, đột quỵ…
Để lý giải tại sao béo bụng làm tăng nguy cơ tử vong, tiến sĩ Tiến sĩ Gregg Fonarow, Giáo sư Tim mạch Đại học California, Los Angeles cho biết: “Béo bụng là sự hiện diện của chất béo dư thừa ở bụng. Trong điều kiện này, lượng chất béo lắng đọng ở vùng bụng không chỉ tồn tại ở dưới da mà còn tập trung xung quanh các nội tạng, hay còn gọi là mỡ nội tạng. Khi mỡ tích tụ nhiều sẽ tăng sản xuất cholesterol LDL xâu vào máu, gây tích tụ trên thành mạch máu khiến động mạch cứng và hẹp hơn. Đồng thời khiến cơ thể tăng tiết insulin đột ngột gây ra kháng insulin từ đó dẫn tới các căn bệnh của hội chứng chuyển hóa, bao gồm: tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao”.
Tiến sĩ Francisco Lopez Jimenez, bác sĩ tại bệnh viện Mayo ở Rochester cho biết: “Những người có cân nặng bình thường có ít khả năng để họ cảm thấy mình phải thay đổi lối sống. Nhưng béo bụng hoàn toàn không tốt ngay cả với những người có cân nặng bình thường”.
Video đang HOT
Kiểm soát mỡ bụng để có sức khỏe vàng
Để giảm các yếu tố nguy cơ của hội chứng chuyển hóa, giúp ngăn chặn các rủi ro của các bệnh tim mạch và tiểu đường và để có 1 sức khỏe tốt cần loại bỏ lượng mỡ thừa trong cơ thể cần thông qua các quá trình đốt cháy calo tự nhiên.
Giảm mỡ thừa sử dụng lactoferrin là một sáng chế tuyệt vời của các nhà khoa học Nhật Bản và đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Lactoferrin có tác dụng làm tăng quá trình hô hấp tế bào, tăng chuyển hóa cơ bản, đốt cháy glucose và lipid trong cơ thể dẫn đến tiêu thụ ca-lo. Đồng thời, lactoferrin giúp giảm tổng hợp mỡ trong cơ thể và tăng huy động mỡ tích lũy tại mô mỡ, chuyển vào máu để đốt cháy và cung cấp năng lượng cho cơ thể, giúp giảm mỡ bụng, mỡ nội tạng.
Theo Datviet
5 cách duy trì cân nặng sau giảm cân
Vậy là sau một quá trình giảm cân vất vả, bạn đã có được một thân hình như ý. Nhưng làm sao để giữ được trọng lượng cơ thể? 5 mẹo nhỏ đơn giản dưới đây sẽ giúp ích bạn.
Lập danh sách Top 10 thực phẩm mà bạn ăn thường xuyên
Lập danh sách Top 10 thực phẩm mà bạn ăn thường xuyên hằng ngày có thể khiến bạn mất thời gian nhưng đó lại là cách để bạn tiếp cận và tìm hiểu những thực phẩm bạn ăn thêm lành mạnh.
Bạn hãy tìm hiểu lượng calo có chứa trong những loại thực phẩm này để biết kết hợp cũng như loại trừ chúng một cách hợp lý nhất. Một cách so sánh của riêng bạn cho 10 loại thực phẩm này như 10 loại thực phẩm mỗi tuần hoặc 10 loại thực phẩm/ 2 tuần làm cho cân nặng của bạn tăng giảm ra sao nhé.
Phân chia khẩu phần ăn hợp lý
Một trong những cạm bẫy lớn nhất trong quá trình quản lý trọng lượng cơ thể sau khi giảm cân là bạn chưa biết phân chia các khẩu phần ăn hợp lý. Vì thế, sẽ có nhiều lúc bạn phải ăn những khẩu phần ăn với số lượng quá lớn so với yêu cầu.
Bạn nên phân chia khẩu phần ăn cho riêng mình theo từng loại thực phẩm khác nhau. Muốn làm được điều này, tốt hơn hết bạn hãy nhờ tới sự giúp đỡ của các bác sỹ dinh dưỡng nhé.
Tận dụng mọi lúc tập thể dục
Tập thể dục luôn là một thách thức với lối sống bận rộn của bạn. Và có vẻ như tập thể dục 30 phút mỗi ngày và 5 ngày/ tuần luôn là một điều khó khăn với nhiều người.
Vì thế bạn hãy tận dụng những cách tập thể dục đơn giản mà không hề thay đổi thói quen của bạn như đi bộ 10 phút vào buổi sáng; đi bộ để cùng bàn việc với đồng nghiệp thay vì gửi email; hoặc bắt đầu tham gia một nhóm đi ăn trưa ngoài văn phòng; đi bộ từ nhà tới nơi làm việc thay vì đi xe buýt hoặc tự lái xe....
Giảm uống nước soda
Để đạt được mục tiêu giảm câm, nhiều người khi cảm thấy đói hoặc khát, họ thường uống nước trước khi ăn trưa và uống nước trước bữa tối để ngăn chặn việc ăn quá nhiều. Tuy nhiên đó chỉ là loại nước lọc tinh khiết chứ không có nghĩa là bạn uống nước ngọt hay soda nhé.
Nước soda không thể giúp bạn giảm cân và duy trì trọng lượng cơ thể. Vì thế, nếu bạn đang có thói quen uống 3 cốc soda/ ngày thì hãy thay đổi 2 cốc soda và 01 cốc nước lọc/ ngày. Sau đó, tiếp tục giảm dung nước soda từng bước và thay thế bằng nước tinh khiết. Điều này sẽ giúp bạn giảm cân nhanh hơn và duy trì mức trọng lượng cơ thể lâu hơn.
Cảnh giác với "những kẻ giả mạo" trong chế độ ăn uống
Đôi khi nếu không lựa chọn, bạn sẽ chọn nhầm những thực phẩm có chứa nhiều calo mà chính bạn vẫn nghĩ rằng nó là thực phẩm lành mạnh nhất là khi đi ăn cơm ở nhà hàng. Có rất nhiều nhà hàng khi chế biến những loại thực phẩm đã làm cho thực phẩm trở nên độc hại hơn. Ví như ngâm gạo cho nở và trắng ra, bỏ nhiều bột ngọt thay vì phải ninh xương lấy nước, xào rau quá nhiều mỡ....
Nếu như bạn cảm thấy không an toàn khi ăn những thực phẩm ở bên ngoài, hãy chịu khó ăn bữa tối ở nhà hoặc bỏ những thực phẩm độc hại bạn đang ăn thay vì gọi bánh mỳ thay thế. Điều này sẽ giúp bạn làm giảm lượng thức ăn độc hại và cho phép bạn tập trung vào bữa ăn chính.
Theo VNE
Để cân nặng không "phi mã" khi bầu bí Tăng cân trong thời kỳ mang thai là một điều cần thiết. Tuy nhiên nếu tăng quá nhiều sẽ dẫn đến những nguy hiểm cho cả mẹ và bé như mắc các bệnh cao huyết áp, tiểu đường.... Vậy làm thế nào để không "quá" cân khi mang thai? Dưới đây là những cách giúp các bà mẹ hạn chế được việc tăng...