Thổ Nhĩ Kỳ vừa nhận “tin sốc” từ Mỹ về F-35, Ba Lan đã lăm le thế chân
Quân đội Mỹ đã cho ngừng bay với các phi công Thổ Nhĩ Kỳ trong khóa huấn luyện sử dụng máy bay chiến đấu F-35 ở Mỹ, đồng thời họ cũng bị cắt quyền tiếp cận thông tin mật về máy bay. Điều này làm dấy lên nguy cơ Thổ Nhĩ Kỳ bị loại khỏi chương trình F-35.
Tiêm kích F-35 tại căn cứ không quân Luke. Ảnh: FP.
Tuần trước, Bộ Quốc phòng Mỹ chính thức trao cho Thổ Nhĩ Kỳ tối hậu thư với thời hạn chót là ngày 31.7 để từ bỏ thỏa thuận tên lửa S-400 với Nga. Đến thời điểm đó, nếu không thực hiện, các quân nhân lực lượng không quân của quốc gia đồng minh NATO sẽ bị loại bỏ hoàn toàn khỏi chương trình F-35.
Tuy nhiên, quyền tiếp cận các máy bay F-35 đã bị cắt với 6 phi công Thổ Nhĩ Kỳ tại căn cứ không quân Luke ở Arizona – gồm 2 hướng dẫn và 4 sinh viên. Foreign Policy dẫn thông tin từ 2 quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ cho hay, tuần trước, Chuẩn tướng Todd Canterbury – chỉ huy của không quân đã ra quyết định ngay lập tức ngừng bay với các phi công, hạn chế quyền tiếp cận của họ vào “nguồn” chứa các thông tin mật và các tài liệu mật.
Một quan chức cho hay, mối lo ngại chính của tướng Canterbury là việc tiếp tục cho phép các phi công Thổ Nhĩ Kỳ tiếp cận các dữ liệu nhạy cảm nhất về F-25 – ví dụ các tài liệu chỉ dẫn, sau thời hạn ngày 31.5 được áp đặt có thể khiến họ có cơ hội đưa những thông tin mật này khỏi nguồn.
Video đang HOT
Người phát ngôn Lầu Năm Góc Mike Andrew xác nhận, các phi công Thổ Nhĩ Kỳ tại căn cứ Không quân Luke không còn bay dù chưa tới thời hạn 31.7. Theo ông, việc ngừng bay được hình thành như một hoạt động tạm dừng bởi nếu Thổ Nhĩ Kỳ quyết định từ bỏ S-400 vào phút chót, các phi công sẽ được nối lại huấn luyện.
Andrew Witernitz – quyền trợ lý bộ trưởng quốc phòng về vấn đề Châu Âu và NATO – cho hay, quyết định cho Thổ Nhĩ Kỳ “tạm nghỉ” khỏi chương trình F-35 xuất phát một phần từ việc phát hiện ra Thổ Nhĩ Kỳ đã cử quân nhân tới Nga để bắt đầu huấn luyện sử dụng S-400.
Lầu Năm Góc đang thảo luận với Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ về việc bồi hoàn cho Ankara về chi phí máy bay mà họ đã mua, theo Ellen Lord – Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ.
Trong một diễn biến khác, chính quyền Ba Lan muốn sở hữu máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ nhanh hơn nếu Mỹ chối cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ vì thỏa thuận S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ với Nga. Việc mua F-35 là một phần trong kế hoạch hiện đại hóa kỹ thuật của Lực lượng Vũ trang Ba Lan, một nguồn tin tiết lộ với RIA News. Nguồn tin này cho hay, Ba Lan đang theo dõi chặt diễn biến trong quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Mỹ về việc bán F-35 có thể bị ngưng nếu Ankara tiếp tục mua S-400 của Mátxcơva.
“Ba Lan đang xếp hàng để sở hữu những chiếc máy bay này, ngay cả khi Mỹ muốn bán chúng cho Ba Lan. Trong điều kiện bình thường, Warsaw không có cơ hội để nhận được chúng trước Thổ Nhĩ Kỳ. Và giờ Thổ Nhĩ Kỳ đơn giản là có thể bị loại khỏi danh sách đợi mua” – nguồn tin nói.
Hồi đầu tháng 3, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan đã ký một kế hoạch hiện đại hóa kỹ thuật cho các lực lượng vũ trang của nước này đến năm 2026. Theo chương trình đó, Ba Lan có kế hoạch sở hữu 32 máy bay F-35 vào năm 2026. Các máy bay này được mua lần lượt để thay thế các máy bay Su-22 và MiG-29 do Liên Xô sản xuất.
HẢI ANH
Theo LĐO
Kiên quyết mua S-400, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải chịu hậu quả gì từ Mỹ?
Phía Mỹ liệt kê danh sách những hậu quả Thổ Nhĩ Kỳ phải đối mặt nếu chính quyền Ankara không từ bỏ ý định mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga.
Ngày 11/4, phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Robert Palladino một lần nữa cảnh báo về những rủi ro mà Thổ Nhĩ Kỳ khi duy trì thương vụ S-400.
Ông Palladino chỉ ra: "Việc Thổ Nhĩ Kỳ quyết định tiếp nhận hệ thống S-400 của Nga sẽ ảnh hưởng tới chương trình chuyển giao và các hoạt động liên quan tới khả năng hoạt động của chiến đấu cơ F-35".
Vị phát ngôn viên nhắc lại lời phó tổng thống Mike Pence, khẳng định Mỹ sẽ không đứng yên trong khi các đồng minh trong khối NATO mua vũ khí từ các đối thủ của quốc gia này. Điều này nhấn mạnh rằng Washington đã cảnh báo hậu quả mà Ankara phải hứng chịu một cách rõ ràng và mạnh mẽ.
Hệ thống phòng thủ tên lửa S-400.
"Chúng tôi đã cảnh báo rõ ràng tới Thổ Nhĩ Kỳ về việc thương vụ mua hệ thống S-400 có thể sẽ dẫn tới hậu quả đánh giá lại chương trình F-35. Thứ ba, chúng tôi cũng thường xuyên nói rằng việc mua S-400 sẽ làm tăng nguy cơ khiến Mỹ đưa ra hành động với Thổ Nhĩ Kỳ chiểu theo "Đạo luật chống lại các đối thủ của Mỹ thông qua lệnh trừng phạt" (CAATSA). Cuối cùng, chúng tôi đang xem xét khả năng nếu Thổ Nhĩ Kỳ tiếp nhận S-400, họ sẽ không có hệ thống phòng không Patriot. Đây là những rủi ro đối với Thổ Nhĩ Kỳ mà chúng tôi đã thảo luận trong thời gian dài và sẽ tiếp tục thảo luận", ông Palladino kết luận.
Tuyên bố của ông Palladino được đưa ra chỉ sau vài ngày Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan khẳng định thương vụ mua S-400 của Nga đã hoàn tất.
Tiếp nhận thông tin, Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đáp trả, thể hiện thái độ không đồng tình khi nghi ngờ tư cách thành viên của Thổ Nhĩ Kỳ trong NATO về thỏa thuận S-400. Ông Cavusoglu Ankara sẽ không nhượng bộ trước áp lực từ Washington.
Bá Di (Tổng hợp)
Theo Nguoiduatin
Nga : Không có sự chậm trễ trong việc cung cấp S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ TASS ngày 14-5 dẫn lời trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov khẳng định, không có sự chậm trễ trong việc thực hiện thỏa thuận cung cấp các hệ thống tên lửa S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ. Hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga "Nhìn chung, chúng tôi biết người Mỹ đang tìm mọi cách trì hoãn hợp đồng cung cấp...