Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan đẩy mạnh hợp tác năng lượng
Phát biểu tại Diễn đàn Năng lượng Azerbaijan – Thổ Nhĩ lần thứ 2 diễn ra tại Istanbul, Bộ trưởng Năng lượng và Tài nguyên Khoáng sản Thổ Nhĩ Kỳ, ông Fatih Donmez, cho biết với các hiệp định song phương sắp được ký kết, hợp tác năng lượng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan sẽ được nâng lên tầm cao mới.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan phát biểu tại cuộc họp báo ở Ankara. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo ông Donmez, hai nước đang nỗ lực thúc đẩy quan hệ hợp tác vốn đã bền chặt trong lĩnh vực năng lượng. Hợp tác trong lĩnh vực năng lượng xanh và quan hệ đối tác giữa các công ty dầu khí nhà nước của hai bên cũng ngày càng được thúc đẩy.
Người đứng đầu Bộ Năng lượng Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan sẽ sớm ký kết một hiệp định liên chính phủ, và một công ty mới ra đời từ mối quan hệ đối tác giữa công ty dầu khí nhà nước BOTAS của Thổ Nhĩ Kỳ và công ty dầu khí quốc doanh SOCAR của Azerbaijan sẽ bắt đầu các hoạt động chung.
Ông Donmez nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ vững bền giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan khi hai nước cung cấp nguồn năng lượng quan trọng cho các khu vực xung quanh, bao gồm cả châu Âu, với các dự án như đường ống dẫn khí đốt Baku-Tbilisi-Ceyhan, đường ống Nam Caucasus và đường ống dẫn khí đốt xuyên Anatolian.
* Cùng ngày, theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan ngày 6/10 đã bắt tay bên lề hội nghị thượng đỉnh lần thứ nhất Cộng đồng chính trị châu Âu (EPC) ở Praha (CH Séc), vài giờ trước cuộc hội đàm song phương trực tiếp đầu tiên giữa hai bên nhằm thảo luận về quá trình nối lại bình thường hóa quan hệ.
Theo một đoạn video được công bố bởi kênh truyền hình TRT Haber, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan và Thủ tướng Armenia Pashinyan đã thể hiện thái độ rất thiện chí. Trong cuộc gặp chính thức đầu tiên giữa ông Erdogan và ông Pashinyan diễn ra vài giờ sau đó, hai bên thảo luận về quá trình nối lại bình thường hóa quan hệ song phương.
Video đang HOT
Trước đó cùng ngày, ông Erdogan, ông Pashinyan và Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev đã có một cuộc điện đàm bên lề Hội nghị thượng đỉnh EPC được tổ chức theo sáng kiến của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đề xuất hồi cuối tháng 6 vừa qua, trong khuôn khổ nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu (EU) của Pháp. Tuy nhiên, chủ đề của cuộc điện đàm ba bên này không được tiết lộ.
Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia không có quan hệ ngoại giao chính thức. Biên giới giữa hai nước đã bị đóng cửa theo một quyết định của Ankara kể từ năm 1993. Căng thẳng giữa hai bên nảy sinh liên quan tới một loạt các vấn đề bao gồm việc Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ Azerbaijan trong cuộc xung đột Nagorno-Karabakh với Armenia, và sự phản đối của Ankara đối với quá trình công nhận quốc tế liên quan tới vụ diệt chủng người Armenia vào năm 1915 được thực hiện dưới thời Đế quốc Ottoman.
Tác động từ cuộc xung đột mới giữa Azerbaijan - Armenia với EU
Xung đột giữa Azerbaijan và Armenia làm phức tạp kế hoạch năng lượng của EU, trong bối cảnh khối này tích cực tìm kiếm nguồn cung với và đang hướng tới Azerbaijan.
Mặc dù có lệnh ngừng bắn vào năm 1994, nhưng xung đột giữa Armenia và Azerbaijan vẫn tiếp diễn. Ảnh: aa.com.tr
Theo bình luận của Politico.eu, căng thẳng kéo dài hàng thập kỷ giữa Armenia và Azerbaijan đã bùng phát trở lại, nhưng khả năng hòa giải của EU bị cản trở bởi quan điểm cho rằng khối này sẽ không công bằng vì đang có liên kết năng lượng ngày càng tăng với Azerbaijan, quốc gia giàu khí đốt.
Cuộc xung đột mới ở biên giới hai nước trên cũng được cho là do Nga ngày càng không có khả năng giám sát khu vực từng thuộc ảnh hưởng trước đây của mình do cuộc xung đột ở Ukraine.
Những lo lắng đó đã thành hiện thực vào tuần trước, khi các lực lượng Azerbaijan bắn một loạt pháo vào sâu lãnh thổ Armenia, gây ra các cuộc tấn công trả đũa. Bộ Ngoại giao Armenia cho biết một số thành phố như Vardenis, Sotk và Goris đã trở thành mục tiêu tấn công. Đến ngày 18/9, cả hai bên xác nhận hàng trăm người thương vong trong các cuộc đụng độ vừa qua.
Gegham Stepanyan, thanh tra nhân quyền của Cộng hòa Artsakh - khu vực Nagorno-Karabakh tự xưng - cho biết: "Phản ứng của EU, cũng như các bên liên quan toàn cầu khác, đối với cuộc khủng hoảng này là rất quan trọng. Sự phụ thuộc ngày càng tăng của phương Tây trong nỗ lực cắt giảm nguồn thu từ nhiên liệu hóa thạch mà Nga đã sử dụng để duy trì cuộc xung đột với Ukraine đang tạo ra một 'tiêu chuẩn kép'. Thật không may, khi nói đến sự gây hấn từ Azerbaijan, chúng tôi thấy các tổ chức quốc tế từ chối đưa ra các tuyên bố rõ ràng và áp dụng các biện pháp trừng phạt".
Moskva là đồng minh truyền thống của Armenia và quân đội Nga được cho là sẽ đảm bảo một lệnh ngừng bắn giữa Armenia và Azerbaijan sau một cuộc chiến chớp nhoáng vào năm 2020 vốn dẫn đến việc Azerbaijan chiếm lại phần lớn lãnh thổ tranh chấp Nagorno-Karabakh.
Armenia đã đề nghị Moskva can thiệp, dựa trên một hiệp ước phòng thủ chung. Trợ lý tổng thống Nga Yury Ushakov cho biết Moskva "cực kỳ lo ngại" về cuộc giao tranh nhưng không triển khai quân đội của mình.
Về phần mình, Leyla Abdullayeva, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Azerbaijan, cho biết: "Armenia đã vi phạm các cam kết của lệnh ngừng bắn - đồn trú lực lượng trên lãnh thổ của chúng tôi, đặt mìn và ngăn cản những vấn đề để mở tất cả các liên kết kinh tế và giao thông. Chúng tôi quan tâm đến hòa bình và bình thường hóa, nhưng phía Armenia đã không đáp lại".
Trước tình hình căng thẳng trên, Brussels đã kêu gọi cả hai bên kiềm chế. Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của EU Josep Borrell cho biết: "Chúng tôi kêu gọi chấm dứt ngay các hành động thù địch và quay trở lại bàn đàm phán".
Nhưng thật dễ hiểu tại sao Armenia lo ngại rằng mối quan hệ ngày càng thân thiết của EU với Azerbaijan có thể là một vấn đề đằng sau sự hòa giải của EU.
Vào tháng 5, Brussels đã công bố chiến lược REPowerEU, cam kết các nước thành viên sẽ dần độc lập hoàn toàn khỏi nguồn khí đốt của Nga trong vòng 8 năm tới và mở ra cuộc chạy đua để đảm bảo các lựa chọn thay thế.
Vào ngày 18/7, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã tới Baku để ký một thỏa thuận theo đó Azerbaijan sẽ cung cấp cho EU 20 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên hàng năm vào năm 2027.
Ngoài việc đẩy mạnh xuất khẩu khí đốt, Baku cũng đã ký kết một số dự án năng lượng mặt trời và năng lượng hydro để giúp họ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của EU về năng lượng sạch.
Orkhan Zeynalov, người đứng đầu bộ phận hợp tác quốc tế tại Bộ Năng lượng Azerbaijan cho biết: "Năng lượng tái tạo rất quan trọng đối với nền kinh tế của chúng ta để đảm bảo dòng đầu tư 'xanh' cho các thế hệ tương lai".
Vào tháng 8, phía Azerbaijan đã ký một hợp đồng trị giá hàng triệu USD với công ty Masdar của Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất để xây dựng một nhà máy năng lượng mặt trời 230 megawatt gần Baku. EU có kế hoạch nhập khẩu khoảng 10 triệu tấn hydro vào năm 2030 và theo ông Zeynalov, chuỗi các thỏa thuận phát triển mới chỉ là bước khởi đầu.
Ông Zeynalov nói: "Đó là một con đường đầy thử thách, nhưng nền tảng của Azerbaijan với tư cách là một nhà sản xuất năng lượng truyền thống là vô cùng hữu ích".
Ngược lại, Armenia có ít đòn bảy hơn nhiều đối với EU. Nước này nhập khẩu toàn bộ khí đốt và bị Thổ Nhĩ Kỳ phong tỏa, gây khó khăn cho việc tiếp cận thị trường thế giới.
EU tìm kiếm nguồn cung khí đốt từ Azerbaijan Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đến Azerbaijan vào đầu tuần này để nỗ lực thúc đẩy hợp tác khí đốt, trong bối cảnh EU đang tìm cách giảm sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga. Azerbaijan là một trong những quốc gia có trữ lượng khí đốt lớn ở Trung Á. Ảnh: Hurriyetdailynews.com "Trong bối cảnh Nga...