Thổ Nhĩ Kỳ tứ bề thọ địch
Tham vọng mở rộng ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ ra khu vực có thể đã vượt quá khả năng hành động của quốc gia này, khiến Ankara đang lâm vào thế đối đầu với nhiều nước và bị chỉ trích.
Iraq tố Thổ Nhĩ Kỳ chưa rút bất cứ lực lượng đồn trú trái phép nào ra khỏi lãnh thổ. Ảnh: Reuters
Ngày 24/12, Bộ Quốc phòng Iraq cho hay bất chấp tuyên bố đã “rút một phần” lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ đồn trú trái phép ở gần thành phố Mosul của Iraq, đến nay Ankara vẫn chưa có bất cứ hành động nào hiện thực hóa cam kết trên, theo TASS.
“Trên thực tế, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ không hề có động thái rút quân nào. Đó chỉ là những lời tuyên bố của Ankara, còn ở thực địa, lực lượng của họ chỉ được bố trí lại ở vị trí khác gần đó”, ông Nasir Nouri Mohammed, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Iraq cho hay. “Đây không thể gọi là &’rút quân một phần’, chứ chưa nói gì đến chuyện rút toàn bộ lực lượng”, ông nhấn mạnh.
Hôm qua, Bộ Thương mại Iraq cũng tuyên bố sẽ cắt giảm nguồn dầu ăn nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ do “căng thẳng chính trị giữa hai nước”. Đây là số dầu ăn mà Iraq nhập khẩu để phát miễn phí cho người dân trong chương trình trợ cấp lương thực.
Tờ al-Bayina al-Jadida của Iraq cho rằng đây là phản ứng của Baghdad trước việc Ankara kiên quyết không chịu rút quân, bất chấp sự thúc giục của Mỹ cũng như lời đe dọa của chính phủ Iraq đưa vụ việc ra trước Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Ngày 25/12, Liên đoàn Arab gồm 22 quốc gia thành viên cũng đã ra tuyên bố lên án Thổ Nhĩ Kỳ vi phạm luật pháp quốc tế khi đưa quân đến đồn trú ở Iraq, đe dọa đến chủ quyền của nước này.
Video đang HOT
“Hành động của Thổ Nhĩ Kỳ là sự xâm phạm chủ quyền Iraq, đe dọa an ninh quốc gia Arab, làm gia tăng bất ổn trong khu vực, và chúng tôi yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ rút quân ngay lập tức. Chúng tôi coi sự lo ngại của Iraq trong vấn đề này là hợp lý, và chúng tôi ủng hộ lập trường của Iraq đến cùng”, Tổng thư ký Liên đoàn Arab Nabil al-Arabi nhấn mạnh.
Ông Burak Bekdil, chuyên gia phân tích tại Diễn đàn Trung Đông, cho rằng việc Ankara kiên quyết không chịu rút quân khỏi Iraq là một trong những động thái thể hiện “tham vọng nguy hiểm” của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan nhằm đối đầu với khối các quốc gia ủng hộ người Hồi giáo dòng Shiite gồm Nga, Iran, Iraq, Syria và Lebanon.
Theo đó, chính sách ủng hộ người Sunni của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã bước vào giai đoạn ngày càng rõ rệt hơn, đẩy Thổ Nhĩ Kỳ vào một cuộc đối đầu mới với một loạt các đối thủ đáng gờm.
Gần đây, ông Erdogan liên tục đưa ra những lời cáo buộc rằng các quốc gia trong khu vực đang thực hiện chính sách chia rẽ bè phái giữa người Shiite và người Sunni. “Ngày nay chúng ta đang phải đối mặt với chủ nghĩa bè phái cực độ. Ai đang làm điều đó, họ là ai? Họ chính là Iran và Iraq”, ông Erdogan tuyên bố trong một bài phát biểu gần đây.
Tuy nhiên trước đó không lâu, ông Erdogan cũng phát biểu: “Các nhà thờ Hồi giáo là doanh trại của chúng ta, mái vòm là mũ giáp của chúng ta, các ngọn tháp là lưỡi lê, và đức tin chính là binh sĩ”.
Theo chuyên gia Bekdil, tham vọng của Ankara nhằm mở rộng tầm ảnh hưởng của người Hồi giáo dòng Sunni ra khắp một khu vực rộng lớn ở Trung Đông, đặc biệt là ở Syria và Iraq, là quá lớn so với khả năng, và hậu quả là nước này đang phải đối mặt với một loạt đối thủ mạnh.
Chỉ một thời gian ngắn sau khi gây xung đột với Nga bằng vụ bắn hạ cường kích Su-24, Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến tình hình khu vực trở nên phức tạp hơn với việc phớt lờ tối hậu thư mà Iraq đưa ra đòi nước này phải rút quân trong vòng 48 giờ.
Tình hình căng thẳng tới mức lữ đoàn dân quân người Shiite Badr đã đe dọa sẽ tấn công lực lượng đồn trú của Thổ Nhĩ Kỳ ở gần Mosul nếu họ không chịu rút đi. “Chúng tôi có quyền đáp trả và chúng tôi không loại trừ bất cứ biện pháp nào cho đến khi Thổ Nhĩ Kỳ nhận được bài học. Họ ôm ấp giấc mộng khôi phục đế chế Ottoman vĩ đại ư? Đây là ảo tưởng lớn, và họ sẽ phải trả giá cho sự ngông cuồng này”, Karim al-Nuri, người phát ngôn lữ đoàn Badr tuyên bố.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Ảnh: AFP
Giáo sư Norman Stone, chuyên gia nổi tiếng về chính sách đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ, cũng cho rằng với nỗ lực lật đổ chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad để thay thế bằng một chính phủ mới của người Sunni, Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành kẻ thù của tất cả các quốc gia ở biên giới phía đông và phía nam, trong khi phải luôn thấp thỏm dè chừng đòn trả đũa của Nga.
Hành động của Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Su-24 đã khiến Nga tức giận và triển khai một loạt các vũ khí hiện đại tới biên giới Syria, trong đó có hệ thống tên lửa phòng không tối tân S-400, có thể sẵn sàng bắn hạ bất cứ chiếc chiến đấu cơ nào của Thổ Nhĩ Kỳ xâm phạm không phận Syria.
Sự hiện diện của các hệ thống phòng không tối tân Nga cũng khiến Mỹ và liên quân gặp nhiều khó khăn trong hoạt động không kích phiến quân IS ở Syria. Trong khi kiên nhẫn chờ đợi căng thẳng Nga – Thổ Nhĩ Kỳ hạ nhiệt, các quan chức Mỹ đã phải bí mật gác lại yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ đóng góp tích cực hơn trong cuộc chiến chống IS và tham gia các chiến dịch không kích phiến quân ở Syria. Sau khi mất khả năng đưa lực lượng vào Syria, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục bị Iraq coi là lực lượng không được chào đón ở nước này.
“Chủ nghĩa phiêu lưu của ông Erdogan đến thời điểm này đã thu được một số thành công, nhưng nói lại đi quá xa so với chính sách đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ, và thậm chí có nguy cơ hủy hoại đất nước này”, giáo sư Stone nhận định.
Trí Dũng
Theo VNE
Iraq tố Thổ Nhĩ Kỳ không rút quân như cam kết
Baghdad cho biết Ankara vẫn chưa rút quân khỏi một trại huấn luyện ở miền bắc Iraq như thông báo trước đó, gọi tuyên bố của Thổ Nhĩ Kỳ là "những lời sáo rỗng".
Binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ tuần tra ở khu vực gần biên giới với Syria. Ảnh: Reuters.
Thổ Nhĩ Kỳ hồi đầu tháng điều nhiều binh sĩ cùng xe tăng tới một doanh trại gần thành phố Mosul, miền bắc Iraq, với lý do huấn luyện lực lượng bản địa chống Nhà nước Hồi giáo (IS). Iraq gọi hành động này là xâm nhập trái phép. Một phần binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ hôm 14/12 đã rời khỏi căn cứ. Baghdad cho rằng như vậy là chưa đủ, yêu cầu Ankara phải "rút quân hoàn toàn".
"Thực tế là không có binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ nào rút đi, chỉ có những thông báo từ Ankara", Itar-Tass dẫn lời Nasir Nouri Mohammed, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Iraq, nói.
Theo Mohammed, các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ "chỉ di chuyển tới vị trí gần đó" và không thể gọi là "rút quân một phần". Mohammed hy vọng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thực hiện theo cam kết và "rút quân thực sự" khỏi Iraq.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan hôm 20/12 thông báo rút quân khỏi Iraq để giảm căng thẳng giữa hai nước. Tuy nhiên, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu cùng ngày lại nói binh sĩ nước này sẽ ở lại Iraq để hỗ trợ chống IS. Ông Davutoglu cho biết nhiệm vụ huấn luyện và trang bị tại Iraq sẽ kéo dài cho đến khi Mosul được giải phóng.
IS chiếm Mosul, thành phố lớn thứ hai Iraq, từ năm 2014. Mỹ cùng đồng minh đã triển khai nhiều đợt không kích nhằm vào nhóm phiến quân ở Iraq từ tháng 9 năm ngoái nhưng vẫn chưa thu được kết quả đáng kể.
Như Tâm
Theo VNE
Iraq yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ rút toàn bộ quân khỏi lãnh thổ Chính phủ Iraq tiếp tục yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ "rút quân hoàn toàn" khỏi lãnh thổ nước này, cho rằng số binh sĩ rời khỏi doanh trại hôm qua là chưa đủ. Binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ tuần tra một con đường đến thị trấn Beytussebab, tỉnh Sirnak, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 28/9. Ảnh: Reuters. Thổ Nhĩ Kỳ hồi đầu...